Bài học kinh nghiệm rút ra cho giảm nghèo bền vững tại xã Mỹ Hưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn xã mỹ hưng huyện phục hòa tỉnh cao bằng​ (Trang 26)

- Thứ nhất, quan tâm đầu tư cho giáo dục- đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề cho người lao động. Điều này có tác dụng nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn lực, tăng năng suất lao động.

- Thứ hai, phát huy hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm, tăng cường nâng cao hiểu biết của người dân trong sản xuất nông nghiệp.

- Thứ ba, cần có chính sách cụ thể để phát triển các loại hình dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa và các lĩnh vực khác.

- Thứ tư, cần mở rộng hình thức hỗ trợ trực tiếp cho người dân nhằm đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ đến được tận tay những người nghèo, tránh thất thoát lãng phí.

- Thứ năm, trong công tác giảm nghèo Nhà nước đóng vai trò quan trọng nhưng phải coi đây là nhiệm vụ của xã hội, mà trước hết là của chính những người dân nghèo phải tự giác vươn lên.

- Thứ sáu, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục mọi người dân hiểu rõ vấn đề, hiểu rõ trách nhiệm của mình tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ cộng đồng, của Nhà nước.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Các hộ gia đình nghèo và cận nghèo trong xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

3.1.2.1. Phạm vi không gian nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu là xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng.

3.1.2.2. Thời gian nghiên cứu

- Đề tài sử dụng nguồn thông tin số liệu thứ cấp trong thời gian 3 năm 2015-2017. - Đề tài thực hiện từ ngày 13/08/2018 đến ngày 23/12/2018.

3.2. Câu hỏi nghiên cứu

(1) Thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo của các hộ nông dân xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng trong những năm qua như thế nào?

(2) Đâu là nguyên nhân dẫn đến nghèo của hộ nông dân xã Mỹ Hưng trong thời gian qua?

(3) Các chính sách và chương trình giảm nghèo của xã Mỹ Hưng đang áp dụng ở Việt Nam? Kết quả và hạn chế của các chính sách, chương trình giảm nghèo?

(4) Cần có những giải pháp chủ yếu nào nhằm giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân xã Mỹ Hưng trong những năm tới?

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Qua tìm hiểu, phân tích và tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách địa phương chúng tôi thấy để có được giải pháp làm cho việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn xã Mỹ Hưng thì cần đánh giá khách quan cá điều kiện về đất đai, thủy lợi cũng như các chương trình giảm nghèo áp dụng tại địa phương các xóm.

Căn cứ theo tiêu chuẩn trên, đề tài đã tiến hành chọn 3/16 xóm để điều tra đó là: Nà Riềng, Tục Mỹ và Nà Lếch.

Tôi đã chọn để điều tra trong 1 xóm là: 12 hộ nghèo và 8 hộ cận nghèo. Tổng số 20 hộ/xóm x 3 xóm = 60 hộ.

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các tài liệu thứ cấp được thu từ các cơ quan, ban ngành của địa phương, các báo cáo tổng kết cuối năm của các chương trình, tài liệu thống kê của xã và một số tài liệu liên quan khác.

3.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra nông hộ bằng phiều điều tra và tiến hành phỏng vấn trực tiếp.

3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

3.3.3.1. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu điều tra được cập nhận vào bảng chính của phần mềm Excel để tính toán các chỉ tiêu, chỉ số phù hợp với nội dung nguyên cứu của đề tài.

3.3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu a. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu thống kê như tần suất, số bình quân, số mode, số trung vị, độ lệch chuẩn, số lớn nhất, số nhỏ nhất để phân tích có tính mô tả, phản ánh thực trạng của việc giảm nghèo và các yếu tố liên quan đến việc giảm nghèo bền vững.

b. Phương pháp so sánh

Sử dụng các chỉ tiêu thống kê như số tương đối, chỉ số, dãy số thời gian để so sánh, đánh giá sự biến động của việc giảm nghèo và các yếu tố liên quan đến việc giảm nghèo bền vững.

c. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân PRA

Sử dụng phương pháp này thu thập và phân tích ý kiến của người trong và ngoài cộng đồng, bằng các hoạt động quan sát, trao đổi, phỏng vấn trực tiếp nội dung liên quan đến việc giảm nghèo, các chương trình giảm nghèo, vấn đề giảm nghèo bền vững và các vấn đề khác liên quan.

3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ

+ Bình quân diện tích đất đai/hộ.

+ Bình quân diện tích đất đai/nhân khẩu. + Tỷ lệ lao động /nhân khẩu.

- Chỉ tiêu phản ánh kinh tế hộ

+ Tổng thu nhập = thu từ sản xuất nông nghiệp + thu từ khoản khác. + Chi phí sản xuất = chi phí cho trồng trọt + chi phí cho chăn nuôi. + Thu nhập thuần = Tổng thu nhập – chi phí sản xuất.

+ Bình quân thu nhập đầu người (đồng/người/tháng) = Tổng thu nhập/số khẩu*12.

+ Chi tiêu bình quân đầu người (đồng/khẩu/tháng) = Tổng chi cho phục vụ đời sống, sinh hoạt…/khẩu*12.

- Chỉ tiêu đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo

+ Tỷ lệ hộ nghèo = Tổng số hộ nghèo/Tổng số hộ.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm của xã Mỹ Hưng

4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Mỹ Hưng

4.1.1.1. Vị trí địa lí

Xã Mỹ Hưng nằm ở phía Nam huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện khoảng 03km, cách trung tâm thành phố 60km với tổng diện tích là 40,71 km2 có vị trí như sau:

Phía Đông giáp thị trấn Tà Lùng,Thị trấn Thủy Khẩu huyện Long Châu - Trung Quốc; xã Đức Long huyện Thạch An;

Phía Tây giáp xã Tiên Thành – huyện Phục Hòa;

Phía Nam giáp xã Đức Long và Thụy Hùng của huyện Thạch An; Phía Bắc giáp thị trấn Hòa Thuận - huyện Phục Hòa;

4.1.1.2. Địa hình ,địa mạo

Địa hình xã Mỹ Hưng kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam với độ cao trung bình so với mực nước biển 350m. Phạm vi phân bố của xã khá rộng kéo dài từ xóm Nặm Tốc phía Bắc của xã đến điểm xa nhất giáp ranh giới với thị trấn Thủy Khẩu huyện Long Châu Trung Quốc ở phía Tây Nam khoảng 16km. Mỹ Hưng lấy con sông Bằng Giang làm ranh giới với thị trấn Tà Lùng ở phía Bắc.

Theo đặc điểm tự nhiên có thể chia địa hình địa mạo xã Mỹ Hưng thành ba kiểu địa hình chính:

Kiểu địa hình có độ dốc dưới 30 diện tích khoảng 82ha phân bố trong các thung lũng và một số khu vực được sử dụng vào mục đích nông nghiệp như trồng lúa màu…và cây công nghiệp hàng năm.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu – thủy văn

Xã Mỹ Hưng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; có gió đông nam thổi mạnh từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm với tốc độ trung bình 20m/s..

Nhiệt độ Mỹ Hưng có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 – 240C, nhiệt độ cao nhất tháng 6 là 400c, nhiệt độ thấp nhất tháng 12 là 80C.

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa khá lớn bình quân 1.500mm/năm và tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm tới 70 – 80% lượng mưa cả năm. Mưa tập trung theo mùa và phân bố không đều giữa các tháng trong năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 80 – 85%.

Nhìn chung khí hậu và thời tiết của xã Mỹ Hưng tương đối thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Một số loại cây trồng có tiềm năng phát triển như lúa nước, cây màu các loại.

4.1.1.4. Điều kiện đất đai và tình hình sử dụng đất

Đất đai xã Mỹ Hưng chủ yếu là đất thịt (chiếm 80%) tập trung chủ yếu tại khu vực sông Bằng Giang. Đây là loại đất thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng có năng suất và giá trị kinh tế như lúa nước, ngô, đỗ tương...

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Mỹ Hưng giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) Tồng diện tích tự nhiên 3920,5 100 3918,04 100 3901,04 100 1. Nhóm đất nông nghiệp 3712,7 94,7 3712,5 94,75 3708,71 95,06

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 619,3 16,7 618,2 16,65 615,75 16,6 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 614,7 99,2 618,2 16,65 611,04 99,24 - Đất trồng lúa 252,8 41,13 252,1 41,08 251,62 41,18 - Đất trồng cây hàng năm

khác 361,9 58,87 361,5 58,92 359,42 58,82 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 4,6 0,8 4,6 0,8 4,72 0,76 1.2 Đất lâm nghiệp 3092 83,22 3091,8 83,28 3091,85 83,37 1.2.1 Đất rừng sản xuất 831,6 26,9 815,2 26,36 815,26 26,37 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 2261,22 73,1 2276,6 73,64 2276,59 73,63 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 0,98 0,03 1,05 0,03 1,11 0,03

2. Nhóm đất phi nông nghiệp 140 3,57 143,5 3,67 146,74 3,76

1. Đất ở 42,8 30,57 44,2 30,8 45,15 30,77 1.2 Đất chuyên dùng 29,97 21,40 32,27 22,48 35,59 24,25 1.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,2 0,85 1,2 0,83 1,28 0,87 1.4 Đất sông, suối, kênh, rạch 66 47,14 65,8 45,85 64,69 44,08 1.5 Đất cơ sở tín ngưỡng 0,03 0,04 0,03 0,04 0,02 0,03

(Nguồn: Địa chính xã Mỹ Hưng)

Theo số liệu thống kê tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã giảm qua các năm. - Năm 2017 đất nống nghiệp (so với năm 2015) giảm 3,55(ha) do phát triển các tầng giao thông trên địa bàn xã và chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích đất ở, đất công cộng…

- Đất chưa sử dụng năm 2017 (so với năm 2015) giảm mạnh 22,21 (ha) do chuyển qua đất nuôi trồng thủy sản, đất sản xuất kinh doanh… năm 2017 nhà nước thực hiện xây dựng tuyến đường 208 đi qua xã nên diện tích đất giảm.

- Đất phi nông nghiệp năm 2017 tăng 6,74 (ha) so với năm 2015 do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hình thành các khu vui chơi, giải trí,…

4.1.1.5. Điều kiện tài nguyên khoáng sản a. Tài nguyên rừng

Xã Mỹ Hưng có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 3091.85ha trong đó đất rừng phòng hộ là 2276.59ha (chiếm 73.63%) và đất rừng sản xuất là 815.26ha (chiếm 26.37%).

Một số loại lâm sản gỗ có giá trị kinh tế, bảo tồn trên địa bàn như nghiến, dẻ... Bên cạnh đó còn có các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế như cây mây, cây dược liệu (Kim tuyến, Cút mây...), động vật hoang dã (gà rừng, rắn, chim chóc...).

b. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt trên địa bàn xã gồm có hệ thống sông như sông Bằng Giang. Bên cạnh đó còn có hệ thống suối, hệ thống kênh mương, ao nằm rải rác trong xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và cung cấp nước sản xuất của nhân dân.

Nguồn nước ngầm trên địa bàn xã chưa được điều tra thăm dò đánh giá cụ thể.

c. Khoáng sản

Trên địa bàn xã Mỹ Hưng có lượng đá vôi phong phú có tiềm năng khai thác để làm vật liệu xây dựng.

d. Nhân văn

Trên địa bàn xã có 04 dân tộc cùng sinh sống (Tày, Nùng, Mông, Kinh) có phong tục tập quán riêng, đã tạo ra các hoạt động văn hóa phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị văn hóa đó cần được duy trì, tôn vinh và phát triển.

- Nước sinh hoạt của nhân dân trong xã Mỹ Hưng được cung cấp thông qua hệ thống bể chứa nước và ống dẫn từ đầu nguồn về các điểm dân cư tại các xóm Nà Thắm, Nà Bó, Nặm Tốc. Còn lại một số xóm khác là do nhân dân tự đầu tư bể, ống dẫn nước từ đầu nguồn các khe về đến gia đình để sinh hoạt vì vậy nước không hợp vệ sinh.

- Các hoạt động có nguy cơ làm suy giảm môi trường (nước thải, rác thải, chặt phá rừng) đang diễn ra theo chiều hướng không tốt: Chất thải, rác thải, nước thải trong sản xuất và trong sinh hoạt được người dân xả thẳng ra môi trường, nên có khả năng gây nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường.

- Trên địa bàn xã chưa có nghĩa trang nhân dân theo quy hoạch. Chủ yếu các hộ vẫn đang tiến hành chôn cất ngay trong vườn hoặc rẫy gần nhà để thuận tiện cho việc trông coi và hương khói.

4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của xã Mỹ Hưng

4.1.2.1. Tình hình kinh tế của xã

Bảng 4.2. Tình hình kinh tế của xã Mỹ Hưng giai đoạn 2015 - 2017

(ĐVT: nghìn đồng) Năm Ngành KT 2015 2016 2017 So sánh (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQC Tổng GTSX 20667,201 100 20829,837 100 21401,284 100 100,7 102,3 100,8 Ngành nông nghiệp 10249,850 49,59 9992,320 47,8 10041,970 47 97,5 100,4 101,4 Ngành CN-XD 4582,000 22,17 4712,152 22,6 4835,200 23 102,8 102,6 99,9 Ngành TM-DV 5835,351 28,24 6125,365 29,6 6524,114 30 104,9 106,5 100,7

Qua bảng 4.2 ta thấy:

Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua 3 năm gần đây. Tỷ trọng nghành nông nghệp chiếm cao nhất qua các năm tuy nhiên nó có xu hướng giảm qua các năm trong khi tỷ trọng ngành CN-XD và ngành TM-DV có xu hướng ngày càng tăng.

Năm 2017 tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm 0,8% so với năm 2016 và giảm 2,59% so với năm 2015 do giá bán nhiều loại sản phẩm nông nghiệp ở mức thấp trong khi giá vất tư nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao gây khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh trên gia súc gia cầm vẫn xảy ra. Không chỉ ở chăn nuôi mà trồng trọt cũng bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh và thời tiết...

Ngành CN-XD năm 2017 tăng 0,4% so với năm 2016 và tăng 0,83% so với năm 2015.

Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển thì tốc độ tăng của ngành TM- DV sẽ cao đóng góp của một số ngành vào mức tăng trưởng là bán buôn và bán lẻ. Năm 2017 GTSX ngành TM-DV tăng 0,4% so với năm 2016 và tăng 1,76%. GTSX của ngành luôn được người dân chú trọng đầu tư vì đây là ngành mà thu lại được nhiều lợi nhuận khi xã hội ngày càng phát triển sự đáp ứng đầy đủ dịch vụ là là yếu quan trọng. Các dịch vụ ngày càng phát triển thì đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

4.1.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp

Thực hiện quyết định số 2399/QĐ – UBND ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân huyện Phục Hòa về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và nghị quyết hội đồng nhân dân xã Mỹ Hưng kỳ họp thứ 3 nhiệm kì 2016-2021 về việc phê chuẩn kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2017. Ủy ban nhân dân xã Mỹ Hưng xây dựng kế hoạch và tập trung chỉ đạo các ban ngành trong xã, giao chỉ tiêu cho các xóm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội năm 2017. Trong năm 2017 thực hiện đạt kết quả sau:

a, Trồng trọt

Chỉ đạo nhân dân chuẩn bị các giống cây trồng, phân bón sản xuất nông nghiệp, thực hiện các biện pháp chống rét cho cây trồng. Qua bảng dưới đây có thể

- Cây lương thực trên địa bàn xã chủ yếu là lúa và ngô với tổng diện tích gieo trồng là 362.73 ha. Sản lượng cây lương thực năm 2017 đạt 1728,17 tấn.

- Cây công nghiệp ngắn ngày: Chủ yếu là lạc, đỗ tương và mía với tổng diện tích gieo trồng là 179.84 ha. Sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày năm 2017 là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn xã mỹ hưng huyện phục hòa tỉnh cao bằng​ (Trang 26)