Kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn xã mỹ hưng huyện phục hòa tỉnh cao bằng​ (Trang 59 - 60)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.1.Kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương

VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP

5.1. Kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương địa phương

5.1.1. Kết quả đạt được

Việc thực hiện chính sách, dự án xóa đói giảm nghèo đã tác động đến đời sống của hộ nghèo, cụ thể:

- Công tác văn hóa, giáo dục tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực.

+ Chất lượng chuyên môn được cải tiến, phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình cải cách của mỗi giáo viên. Ban giám hiệu các trường đẩy mạnh hơn việc liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh học sinh giảm tối thiểu tỉ lệ trẻ em bỏ học, vi phạm pháp luật.

+ Công tác y tế đã được tăng cường. Đặc biệt việc chăm sóc người nghèo, người khuyết tật đã được chú ý hơn, những đối tượng người nghèo đều được khám, chữa bệnh miễn phí. Nhờ đó mà đời sống nhân dân được cải thiện, sức khỏe được đảm bảo.

+ Rất nhiều hộ nghèo đã có nhà vệ sinh, nước sạch và tất cả các hộ đều có điện sinh hoạt, hỗ trợ chính sách và đồng bào tại chỗ. Quan trọng hơn chương trình xóa đói giảm nghèo đã tác động mạnh mẽ đến tâm trạng, tư tưởng của các dân tộc. Không ngừng làm tăng thêm sự tin tưởng của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, khẳng định tính ưu vị chính trị, đẩy lùi âm ưu xuyên tạc của kẻ thù và các thành phần phản động, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trên địa bàn. Chương trình 135 của TTg Chính phủ đã giúp người có đường đi thuận tiện, trường học một số trường được đầu tư, xây nhà sinh hoạt cộng đồng đến nhân dân có nơi hội họp; con em đi học được miễn giảm nhiều khoản đóng góp, đầu tư hỗ trợ cho nhân dân con giống và phân bón giúp phát triển kinh tế.

- Việc hỗ trợ bằng tiền mặt và phát gạo cứu đói giúp cho những hộ nghèo có điều kiện để đón tết tốt hơn, qua đó giúp khẳng định niềm tin của người nghèo trong xã hội. Cho thấy chính quyền có sự quan tâm tới người dân tạo lòng tin cho người dân

5.1.2. Những hạn chế tồn tại trong công tác giảm nghèo

Bên cạnh những cố gắng tích cực mà Đảng bộ và nhân dân xã Mỹ Hưng đã đạt được thì trong quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo vẫn còn tồn tại và hạn chế như sau:

- Về tư tưởng lãnh đạo, chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo tại xã, thôn, bản, còn lúc còn xem nhẹ, chưa chú trọng đúng mức, thiếu sự phối hợp đồng bộ nên kết quả đạt được còn nhiều hạn chế. Việc xác định hộ nghèo còn thiếu khách quan, tình trạng thiên vị, nể nang nhau để trở thành hộ nghèo trong khi hộ đó chưa thực sự nghèo hoặc đã đủ điều kiện để thoát nghèo nhưng muốn thành hộ nghèo để được hưởng các chính sách Nhà nước.

- Sự gắn kết giữa người nghèo và chương trình xóa đói giảm nghèo vẫn còn lỏng lẻo. Nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo đưa ra nhưng chưa hướng dẫn và giám sát không đến nơi đến chốn nên dẫn đến hiệu quả không như mong muốn, nhà nước thì tốn tiền còn người dân thì vẫn cứ nghèo.

- Trình độ của cán bộ thôn xóm còn hạn chế, về trình độ và năng lực kém năng động chủ động sáng tạo.

- Bên cạnh đó không thể không nói đến một bộ phận người dân, hộ nghèo còn ỷ lại vào sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà chưa ý thúc được tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo và vươn lên chính mình thoát nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn xã mỹ hưng huyện phục hòa tỉnh cao bằng​ (Trang 59 - 60)