Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn xã mỹ hưng huyện phục hòa tỉnh cao bằng​ (Trang 62 - 66)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.2.2.Giải pháp cụ thể

5.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Mỹ Hưng

5.2.2.Giải pháp cụ thể

*)Thúc đẩy tinh thần và ý trí vươn lên thoát nghèo của người dân

Hãy bắt đầu từ những cuộc họp dân, hãy dựa vào đó hãy đưa các cán bộ địa phương chuyên trách tới từng cơ sở kết hợp với chính quyền cấp cơ sở để tuyên truyền và vận động cho họ làm theo các chương trình, những mô hình và cách làm tốt.

Báo, đài, tư liệu sách, tạp chí, phương tiện truyền thông đó là những cái rất gần gũi với bà con là cái sẽ có hiệu quả tích cực trong việc nâng cao nhận thức của họ.

Thành lập các trung tâm học tập cộng đồng. Bao gồm những người cùng nhóm sở thích, cùng nhu cầu. Mỗi thôn, mỗi nhóm như vậy sẽ lập một lớp học như vậy. Họ sẽ trao đổi kinh nghiệm thực tế lẫn nhau, học cách thức làm ăn, sản xuất của nhau. Bên cạnh đó các cán bộ chuyên môn, cán bộ cơ sở hãy dựa vào những lớp học này và truyền đạt những những chủ trương chính sách, những kinh nghiệm và cách làm kinh tế hay tới người dân.

Muốn thức tỉnh được người nghèo thì phải cho họ thấy được những cái hay cái tốt và khơi dậy trong họ tinh thần nỗ lực phấn đấu vươn lên. Muốn làm được điều

này thì phải có một người có uy tín để nói với họ gần gũi với họ. Các Trưởng thôn, Chủ tịch xã, Bí thư là những người có uy tín và tác dụng lớn nhất với họ. Do vậy mà các cán bộ địa phương, những người đứng đầu nên trực tiếp xuống gần gũi với nhân dân và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, vận động và giúp đỡ họ. Một lời nói, một cử chỉ thân thiện gần gũi thể hiện sự quan tâm của họ với người dân sẽ có dụng rất lớn trong việc khích lệ tinh thần vươn lên của người nghèo

*) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi cho phù hợp.

Đưa các giống cây trồng và vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất khí hậu của vùng về áp dụng thay đổi cho các cây trồng truyền thống của bà con là cái cần đẩy mạnh.

Phát triển mô hình nông lâm kết hợp cũng là một cách làm hay phù hợp với những đặc điểm về địa hình, địa lý chủ yếu là đồi núi. Và điều kiện về kinh tế, trình độ nhận thức và lối sản xuất truyền thống của người dân đặc biệt là người nghèo thì việc phát triển kinh tế xã hội của vùng theo mô hình Nông lâm kết hợp là mô hình thích hợp để giúp người dân nghèo thoát nghèo bền vững.

Theo mô hình này:

- Người dân sẽ bố trí trồng ở phần đỉnh đồi từ 30 - 60% diện tích là các loại cây lâm nghiệp

Việc lựa chọn các loại cây lâm nghiệp ngoài những cây truyền thống như bạch đàn, keo, bạch đàn chồi thì hiện nay có một số cây lâm nghiệp khác có giá trị kinh tế khác được trồng và mang lại hiệu quả cao đang được trồng thành công ở nhiều địa phương mà người dân nơi đây có thể áp dụng như lim, lát, trám, ...

- Tiếp theo bố trí băng xanh rộng 1m theo đường đồng mức như: Cốt khí, keo dậu, đậu thiều hoặc trồng cỏ, dứa vừa có hiệu quả kinh tế vừa chống xói mòn.

- Phần sườn đồi bố trí trồng cây công nghiệp như: Chè, lạc, đậu.

- Phần chân đồi bố trí cây ăn quả vải, nhãn, cam, chanh, mơ, mận, xoài, táo. Kết hợp với xây dựng chuồng trại chăn nuôi.

- Dưới cùng là ao cá, ruộng lúa nước, rau màu các loại.

cao thu nhập cho bà con, mới là cách thoát nghèo chứ không phải làm mãi với một cây truyền thống sản xuất manh mún lạc hậu.

Lao động tập trung không quá đông vào nông nghiệp nữa mà hãy chuyển dịch sang các ngành lĩnh vực khác.

Sự áp dụng khoa học kỹ thuật phương thức sản xuất mới, cây trồng, vật nuôi mới vào sản suất sẽ tăng năng suất, giảm chi phí nhân công tăng hiệu quả canh tác. Khi ấy sẽ không cần nhiều nhân công nữa mà cơ cấu lao động hoàn toàn có thể chuyển dịch theo hướng khác..

*)Tạo nguồn vốn phục vụ cho sản xuất

Đẩy mạnh phổ biến thông tin cho bà con về các chương trình vay vốn ưu đãi là hết sức quan trọng. Công tác này phụ thuộc rất lớn vào những cán bộ tuyên truyền tuyến cơ sở do vậy mà cần hết sức chú ý khi làm công tác tuyên truyền, đưa thông tin đến với bà con.

Trong công tác tạo nguồn vốn vay cho bà con hãy hướng dẫn họ cách sử dụng nguồn vốn người dân không biết làm gì với nguồn vốn vay hoặc là họ chưa có được một kế hoạch hay định hình cho việc sử dụng đồng vốn vay. Do vậy nên lồng ghép các chương trình vay vốn vào các dự án phát triển kinh tế.

Ví dụ: Khi đưa dự án trồng chè cành, chăn nuôi lợn nái sinh sản, nuôi bò cái sinh sản hướng thịt... thì hãy đưa các chương trình vay vốn vào đó bởi nhiều hộ gia đình nghèo. Họ không được hưởng các chương trình dự án nhưng sau khi có lợn sau khi có bò, có chè cành họ lại không có vốn đầu tư không có vốn mua thức ăn và đầu tư tiếp theo.

*) Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và và cách thức sản xuất.

Hàng năm nên tổ chức các buổi tập huấn về kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi cho bà con, giới thiệu về các giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao. Giúp bà con biết cách nuôi, trồng, chăm sóc phòng trừ dịch bệnh đối với các loại cây, con. Sử dụng các loại máy móc, phương tiện sản xuất như máy gieo ngô, máy gieo mạ, máy cày, hệ thống tưới... Áp dụng thực tế vào sản xuất.

Muốn làm tốt công tác chuyển giao khoa học công nghệ và tập huấn truyền đạt tốt những kiến thức mới cho bà con thì phải có một cách làm đúng. Công tác tổ

chức phải tốt, nhờ được những chuyên gia và những người có kinh nghiêm về để truyền đạt cho bà con..

*) Tìm đầu ra cho sản phẩm, tạo thị trường ổn định cho các sản phẩm nông lâm nghiệp và chăn nuôi của địa phương

Thứ nhất: Muốn giải được vấn đề này trước tiên phải định hướng cho bà con ngay từ khi bắt đầu lựa chọn cây trồng vật nuôi. Chọn những cây trồng vật nuôi mà mang lại giá trị mà thị trường cần chứ không phải là sản xuất theo kiểu thấy người ta làm mình cũng làm.

Thứhai: Nên lựa chọn thời điểm bán sản phẩm cho phù hợp tránh trường hợp bị tư thương ép giá ví dụ bán các sản phẩm như gà, hoa quả, gạo nếp... nên chú ý vào những ngày lễ tết để tiêu thu sản phẩm hoặc chú ý tới các yếu tố thời tiết các sản phẩm.

*) Tạo công ăn việc làm và nâng cao trình độ tay nghề cho nguồn lao động địa phương

Việc giải quyết công ăn việc làm hạn chế thất nghiệp sẽ là yếu tố rất quan trọng giúp nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho các hộ gia đình nghèo.

*) Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn

Để có được các tuyến đường giao thông tốt thì người dân ở các tuyến cơ sở phải chủ động tổ chức các buổi lao động làm đường. Trước mắt chưa có kinh phí thì việc tổ chức huy động các nguyên vật liệu như cát sỏi ven sông ven suối tại địa phương để gia cố những đoạn đường xấu để đảm bảo đi lại cho thuận lợi hơn.

Sau đó muốn phát triển bền vững lâu dài thì người dân phải chủ động huy động các nguồn lực về kinh tế, và nguyên vật liệu kết hợp các chương trình của nhà nước để làm các tuyến đường bằng bê tông.

*) Nâng cao năng lực quản lý và kỹ năng chuyên môn cho cán bộ các ban ngành, đoàn thể và các cán bộ cấp cơ sở

Tự mỗi cán bộ địa phương phải nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong công việc để từ đó mà có thái độ làm việc cho đúng. Nhiệt tình vì công việc vì cộng đồng, vì nhân dân thì các chương trình triển khai, các dự án mới có được hiệu

dân mới mang lại kết quả cao. Do vậy việc bổ nhiệm, lựa chọn cán bộ phải được cân nhắc hết sức kỹ lưỡng đảm bảo tính dân chủ công bằng để tìm ra được người thật sự có năng lực và nhiệt tình với công việc.

*) Loại bỏ các tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống sinh hoạt và sản xuất

Muốn giải quyết được các vấn đề về tệ nạn xã hội không phải ngày một ngày hai nó đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều bên tham gia của chính những người mắc vào tệ nạn xã hội ấy, gia đình họ kết hợp với chính quyền địa phương có những biện pháp tuyên truyền giáo dục thường xuyên thì mới có hiệu quả dài lâu.

Song song với công tác tuyên truyền vận động thi việc có những biện pháp quyết liệt, thẳng tay đối với những đối tượng mắc vào tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút... là điều cần phải làm.

Gia đình, xã hôi, bạn bè, chính quyền các cấp tất cả đều nỗ lực thẳng thắn đấu tranh, bài trừ các tệ nạn xã hội ấy thì mới có được hiệu quả tốt.

Giải quyết vấn đề việc làm và tạo thu nhập ổn định phải tiến hành nhanh chóng bởi nó sẽ giúp một bộ phận lớn lao động địa phương có được công ăn việc làm, từ đó giúp họ tránh xã được các tệ nạn xã hội trong thời gian nông nhàn. Thực tế hiện nay là đa số những người nghèo trong thời gian rảnh rỗi thường đi làm vàng ở các tỉnh xã nhà và đó là môi trường rất dễ làm họ sa ngã vào những tệ nạn như nghiện hút, cờ bạc, rượu chè...

Như vậy để hiểu quả giảm nghèo được tốt thì các biện pháp giảm nghèo phải được tiến hành đông bộ và phối hợp, triển khai cùng một lúc. Xem giải pháp này như là tiền đề và cơ sở để ta thực hiện giải pháp khác. Xem tất cả các giải pháp như là một hệ thống và chúng giàng buộc lẫn nhau. Có như vậy thì công tác giảm nghèo mới có được hiệu quả tốt, đạt được tính bền vững trong phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn xã mỹ hưng huyện phục hòa tỉnh cao bằng​ (Trang 62 - 66)