Nhóm các giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn xã mỹ hưng huyện phục hòa tỉnh cao bằng​ (Trang 60 - 62)

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.2.1.Nhóm các giải pháp chung

5.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững tại xã Mỹ Hưng

5.2.1.Nhóm các giải pháp chung

Từ thực tiễn điều tra nghiên cứu thực trạng nghèo tại xã Mỹ Hưng đề tài xin đưa ra một số giải pháp gắn phát triển kinh tế với xóa đói giảm nghèo có hiệu quả như sau:

* Về công tác quy hoạch định hướng phát triển

Bổ sung hoàn thiện quy hoạch tổng thể về kinh tế xã hội của tỉnh, huyện và của xã cho phù hợp với xu thế phát triển của thị trường. Trên cơ sở đó tìm ra những

phương án phù hợp với điều kiện cụ thể của từng xóm để bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi, ngành nghề phù hợp.

* Tạo điều kiện thích hợp cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, tự vươn lên xóa đói giảm nghèo

Coi phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp và nông thôn như một giải pháp để tăng cường tính cộng đồng, trên cơ sở các quan hệ tương trợ giúp đỡ nhau tìm hướng làm ăn nâng cao đời sống. Thông qua các tổ chức hợp tác (vay vốn) tự nguyện để các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

Tăng cường đa dạng hóa các nguồn vốn phải đi đôi với việc hoàn hiện thể chế tín dụng cho các hộ thuộc diện nghèo vay. Trước mắt nên khắc phục tình trạng quá phân tán các nguồn vốn làm cho vốn bị xé lẻ, không tập trung, nhỏ giọt nên người nghèo khó sử dụng để tăng gia sản xuất có hiệu quả. Cách tốt nhất là tập trung các nguồn vốn về một đầu mối, vừa dễ quản lý, vừa tạo được vốn vay đáng kể cho các hộ nghèo, sử dụng đúng vào mục tiêu sản xuất tăng thêm thu nhập.

* Chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế

Thực tiễn cho thấy nếu như chỉ tập trung vào trồng cây lương thực thì dù có được mùa cũng chỉ đủ ăn. Con đường đa dạng hóa sản xuất với nhiều sản phẩm khác nhau là con đường cơ bản để thoát nghèo. Nhưng muốn chuyển dịch cơ cấu sản xuất có hiệu quả cần tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn cây trồng, vật nuôi phải phù hợp với điều kiện từng vùng, vừa phù hợp với nhu cầu của thị trường là tất yếu. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành sản phẩm nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa. Trong quá trình đó, sự hỗ trợ và định hướng của môi trường kinh tế vĩ mô phải được cụ thể hóa bằng việc Nhà nước hỗ trợ tạo thị trường tiêu thụ, quy hoạch vùng sản xuất phải đi đôi với quy hoạch phát triển mạng lưới thu mua, mạng lưới chế biến, ưu tiên đầu tư vốn cho công nghiệp chế biến nông sản.

* Các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và tổn thương cho các hộ nghèo

Nâng cao trình độ hiểu biết về sản xuất kinh doanh và cơ chế thị trường cho các hộ nghèo bằng các biện pháp khuyến nông, khuyến lâm. Người nghèo được tiếp

cận với các phương pháp làm ăn tiến bộ, đây là một lối ra có ý nghĩa quyết định đến việc tự thoát nghèo.

Tăng cường các biện pháp hỗ trợ về y tế và chăm sóc sức khỏe, dân số và kế hoạch hóa gia đình. Có các chính sách ưu tiên đối với các hộ nghèo trong giáo dục, dạy nghề. Tổ chức dạy nghề cho các hộ nghèo.

* Giảm thiểu và đẩy lùi các tệ nạn xã hội

Quán triệt các cấp các ban ngành nâng cao nhận thức cho người dân trong việc đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Nâng cao ý thức cho người dân trong đấu tranh và loại bỏ các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút ...

* Sự chỉ đạo của cấp chính quyền đối với công tác giảm nghèo

Địa phương phải tìm ra những mô hình kinh tế hộ sản xuất giỏi, thoát nghèo tạo ra những tấm gương về áp dụng các biện pháp tăng gia sản xuất mang lại thu nhập cao, từ đó mới có thể thuyết phục các hộ khác trong vùng, đặc biệt là các hộ nghèo đói. Không ngừng nâng cao năng lực và kiến thức chuyên môn kết hợp với theo dõi và lắng nghe nguyện vọng của người dân để có những điều chỉnh cho hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững cho hộ nông dân trên địa bàn xã mỹ hưng huyện phục hòa tỉnh cao bằng​ (Trang 60 - 62)