Các nghiên cứu trong nước về việc dùng DEA để đánh giá hiệu quả kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện si ma cai, tỉnh lào cai​ (Trang 26)

kinh tế chăn nuôi lợn

James Thorton (2017) nghiên cứu về hiệu quả kinh tế lợn đên bản địa Philippines thấy rằng các hộ có điều kiện kinh tế cao hơn (khá, giàu) nuôi lợn đen bản địa có hiệu quả kinh tế cao hơn nhóm còn lại do có khả năng đầu tư.

2.2.2. Các nghiên cứu trong nước về việc dùng DEA để đánh giá hiệu quả kinh tế kinh tế

Nguyễn Văn A (2017) nghiên cứu về hiệu quả kinh tế lợn đên bản địa tại Sơn La thấy rằng nhóm hộ co điều kiện kinh tế cao hơn (khá, giàu) nuôi lợn đen bản địa có hiệu quả kinh tế cao hơn nhóm hộ còn lại do có khả năng đầu tư.

Năm 2002, Nguyễn Văn Đức đã có điều tra về giống lợn Táp Ná nuôi tại Cao Bằng. Kết quả của nghiên cứu đã đăng trên tạp trí Khoa học công nghệ số 4: 7-11.

Đến năm 2004 ông và cộng sự đã có nghiên cứu về một số đặc điểm cơ bản của lợn Táp Ná, nghiên cứu của ông đã được đăng trên tạp trí KHKT Chăn nuôi, Viện Chăn Nuôi. Số 2: 1-16.

Nguyễn Văn Đức, Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Trung, Vũ Chi Cương và J. C. Maillard (2008), Nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình, sinh sản, sinh trưởng, chất lượng thịt của giống lợn đen Lũng Pù Hà Giang. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn Nuôi, số đặc biệt, Trang: 90-99.

Phùng Thị Thu Hà (2011), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của lợn Bản tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La phục vụ công tác bảo tồn giống”. Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Trịnh Quang Phong, Nguyễn Văn Trung, Phan văn Kiểm, Trịnh Văn Thân, Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến, Vũ Ngọc Hợi, Nguyễn

Kỹ Mùi, Vũ Văn Đức, Hoàng Thị Liên và Mai Hồng Thái (2009), “Kết quả điều tra và tuyển chọn đàn lợn đen LP làm giống trong đàn hạt nhân”. Báo cáo khoa học trình bày trong tổng kết đề tài ADB.

Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Thị Viễn (2007) đã có nghiên cứu về “Hiện trạng chăn nuôi lợn tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam”. Tạp chí KHCN Chăn nuôi, Số 6.

Năm 2007, Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến và Đoàn Công Tuân đã có nghiên cứu về “Khả năng cho thịt của giống lợn nội Táp Ná”. Trong Phát triển các giống vật nuôi địa phương quý trong hệ thống chăn nuôi nhỏ ở miền núi phía Bắc Việt Nam, Sơn La.

Đến năm 2009, Nguyễn Văn Trung, Tạ Thị Bích Duyên, Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Đức và Đoàn Công Tuân có nghiên cứu “Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sản xuất của giống lợn nội Táp Ná của Việt Nam”. Kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và khai thác nguồn gen vật nuôi Việt Nam, Viện Chăn nuôi.

Năm 2010, Dương Thị Thu Hoài đã có nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sức sản xuất và chất lượng thịt của đàn lợn đen nuôi tại Huyện Trạm Tấu, Tỉnh Yên Bái. Luận văn Thạc sỹ Khoa học công nghệ. Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Nguyễn Thị Thuỷ Tiên, Phạm Đức Hồng, Hồ Lam Sơn và Hà Văn Doanh (2013), nghiên cứu về “Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của giống lợn nội Táp Ná nuôi tại Cao Bằng”. Tạp chí KHKT Chăn Nuôi, số 8.

Coelli T. J., 1996. “A Guide to DEAP Version 2.1: A Data Envelopment Analysis (Computer) Program”, Center for Efficiency and Productivity Analysis, University of New England.

Lương Tất Nhợ, Đinh Xuân Tùng, D.H.Giang và chuyên gia đã tiến hành phân tích “Hiệu quả chăn nuôi lợn ở huyện Nam Sách (Hải Dương) và

huyệnThái Thụy (Thái Bình)” (Viện kinh tế Nông nghiệp, 2005) [27]. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả chăn nuôi của các loại hộ khác nhau, nhìn chung hiệu quả chăn nuôi thấp. Nghiên cứu cũng phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới giá thành chăn nuôi như giá thức ăn, giá con giống và các yếu tố khác có ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi như trình độ của chủ hộ, khoảng cách thị trường…

U. Lemke, L. T. Thuy, A. Valle Zárate, B. Kaufmann và Nguyễn Đăng Vang đã nghiên cứu “Hệ thống sản xuất hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ ở Miền núi phía Bắc”, (Viện kinh tế Nông nghiệp, 2005) [27]. Kết quả cho thấy sự thích hợp của các giống nội và so sánh hiệu quả của một số giống cải tiến. Từ đó đưa ra những đánh giá chung về hiệu quả của các mô hình sản xuất khác nhau, giữa các nhóm sản xuất dựa dựa trên nhu cầu thị trường chủ yếu cho thu nhập tăng ở các nhóm sản xuất dựa theo nguồn lực hiện có, tạo công ăn việc làm ổn định cuộc sống.

Nguyễn Xuân Hoản và các chuyên gia đã nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và một số tác động về kinh tế - xã hội của nhóm chăn nuôi lợn tại xã Hợp Tiến - Nam Sách - Hải Dương, 2001 (Viện kinh tế Nông nghiệp, 2005) [27]. Nghiên cứu đã tìm hiểu một số lý luận về kinh tế hợp tác của nông dân trong nông nghiệp và trong chăn nuôi. Quá trình hình thành, phát triển của nhóm chăn nuôi lợn xã Hợp Tiến và một số kết quả đạt được trong việc tổ chức và hoạt động của nhóm. Kết quả của nghiên cứu là phân tích đánh giá một số tác động kinh tế - xã hội của nhóm đối với các hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu về con giống, thức ăn, thú y và thị trường.

CHƯƠNG 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề liên quan đến việc đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ chăn nuôi LĐBĐ trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trong địa bàn huyện Si Ma Cai, Tỉnh Lào Cai.

Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ 13/08/2018 đến 23/12/2018..

3.1.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn đen của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

- Phân tích SWOT chăn nuôi lợn đen tại các hộ điều tra

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn đen tại các hộ điều tra.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Để có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn tôi tiến hành nghiên cứu chọn 3 xã của huyện Si Ma Cai, là các xã đại diện cho huyện về chăn nuôi lợn và đặc điểm kinh tế - xã hội. Trong mỗi xã chọn ngẫu nhiên 40 hộ chăn nuôi lợn để tiến hành nghiên cứu sâu, tổng mẫu điều tra là 120 hộ. Từ kết quả thu được thông qua xử lý, phân tích số liệu có thể đánh giá được hiện trạng chăn nuôi, tình hình sử dụng lao động, vai trò của chăn nuôi lợn trong hoạt động sản xuất kinh tế của hộ nông dân trong xã. Từ đó có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Thu thập thông tin số liệu công bố của UBND huyện, phòng địa chính, cán bộ dân số, báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông, phòng thống kê gồm:

Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Các số liệu về số lượng, sản lượng lợn xuất chuồng của xã. Số liệu dân số trên địa bàn xã.

Báo cáo công tác khuyến nông, kế hoạch phát triển kinh tế trong năm tới.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào.

+ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:

Căn cứ vào nội dung đề tài và đối tượng điều tra tiến hành chọn mẫu như sau:Trong địa bàn nghiên cứu chọn 3 xã: xã Nàn Sán, xã Quan Thần Sán, xã Sín Chéng có số lượng và quy mô chăn nuôi lợn tương đối đại diện cho toàn huyện Si Ma Cai, sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tích mỗi xã. Từ mỗi nhóm hộ chọn ngẫu nhiên 40 hộ nông dân để tiến hành phỏng vấn theo phiếu điều tra. Tổng số hộ điều tra trên 3 xã là 120 hộ.

+ Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân.

+ Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng, những người am hiểu nhất về địa phương và về chăn nuôi lợn.

+ Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân.

+ Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng, những người am hiểu nhất về địa phương và về chăn nuôi.

3.2.3. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh các yếu tố định lượng và định tính. So sánh phân tích các yếu tố, chỉ tiêu đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu.

3.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn

- Đề tài sử phương pháp Data Envelopment Analysis (DEA) để đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi LĐBĐ tại các hộ điều tra. Cụ thể, thông tin về các đầu vào, đầu ra của các hộ sẽ thu thập, tổng hợp. Các yếu tố đầu vào sẽ được so sánh với các yếu tố đầu ra thông qua phương pháp DEA.

Các yếu tố đầu vào bao gồm:

- Vốn (chi phí chăm sóc, chi phí thu hái, chi phí vận chuyển, chi phí phân bón, chi phí vật tư, chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, lãi suất tiền vay nếu có, chi phí bảo quản, chi phí tiêu thụ và các chi phí liên quan khác).

- Lao động (số công/trị giá ngày công lao động của hộ). Các yếu tố đầu ra gồm:

- Sản lượng lợn nuôi được (kg).

- Thu nhập của hộ từ chăn nuôi lợn (VND).

Các yếu tố tác động đến hiệu quả chăn nuôi lợn có:

- Các đặc điểm về chủ hộ như độ tuổi, trình độ văn hóa và chuyên môn, kinh nghiệm chăn nuôi, giới tính.

- Các đặc điểm của hộ như số nhân khẩu, lao động, tình trạng kinh tế của hộ, khoảng cách từ hộ đến ngân hàng, đến chợ hoặc trung tâm mua sắm, khả năng tiếp cận với thông tin (radio, TV, internet).

3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Mục tiêu 1:

Sử dụng các tài liệu có liên quan về cơ sở lý luận của hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi

Mục tiêu 2:

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp tần số: sử dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng của việc chăn nuôi lợn trong 3 năm của địa phương.

Để phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả theo quy mô sản xuất sử dụng mô hình DEA. Trong đó:

Hiệu quả kỹ thuật (Technical Effciency – TE): chỉ ra khả năng của một nông hộ đạt được sản lượng tối đa từ một tập hợp các nhập lượng được sử dụng trong quá trình sản xuất(0≤TE≤1).

Hiệu quả phân phối (Allocation Effciency – AE): chỉ ra khả năng của nông hộ trong việc sử dụng các yếu tố nhập lượng với các tỷ lệ tối ưu trong điều kiện giá cả và kỹ thuật hiện hành(0≤AE≤1).

Hiệu quả kinh tế / sử dụng chi phí (Economic/Cost Effciency – EE): là chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp từ hai chỉ tiêu hiệu quả trên (0≤AE≤1). Nó được tính toán theo phương trình sau:

A

Q’

o

A’

Hình 3.1: Hiệu quả phân phối và kỹ thuật

Biểu đồ trên được giải thích như sau: Giả sử có một hộ sản xuất nào đó sử dụng hai yếu tố nhập lượng x1 và x2 để tạo ra một lượng y với giả thiết thu nhập không đổi theo quy mô. SS’ là đường đẳng lượng được sử dụng để đo lường hiệu quả kỹ thuật. Nếu nông hộ này sử dụng hai nhập lượng trên tại điểm P để tạo ra y, lúc đó tính không hiệu quả về kỹ thuật của hộ sản xuất được đo lường bởi khoảng cách QP. Khoảng cách QP này có ý nghĩa là lượng mà thông qua đó tất cả các nhập lượng có thể giảm đi một tỷ lệ nào đó mà không làm giảm lượng sản phẩm được tạo ra. Tỷ lệ này được đo lường bằng tỷ số QP/OP và có ý nghĩa là tỷ lệ các nhập lượng nào đó cần được giảm (x1 hoặc x2) trong qúa trình sản xuất, nhưng sản lượng y tạo ra không đổi, sản lượng đó sẽ đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật (TE) của một nông hộ được đo lường bởi tỷ số sau:

𝑇𝐸𝑖=OQ/OP (4)

Hệ số này bằng 1 – (OQ/OP). Khi TE có giá trị bằng 1, có nghĩa là hộ đặt hiệu quả kỹ thuật hoàn toàn. Trên đồ thị hộ sản xuất sẽ sản xuất tại điểm Q là điểm nằm trên đường đồng lượng.

Tỷ số giá cả của hai nhập lượng được thể hiện bằng đường đồng phí AA. Đường đồng phí này được sử dụng để tính toán hiệu quả phân phối (AE).

AE của hộ sản xuất tại điểm P xác định bởi tỷ số OR/OQ. Khoảng cách RQ được xem là khoảng chi phí được giảm đi khi hộ sản xuất đạt hiệu quả cả về mặt kỹ thuật và phân phối.

𝐴𝐸𝑖 =OR/OQ (5) Lúc đó. EEi như sau:

EEi = TEi * AEi = (OQ/OP)*(OR/OQ) = OR/OP (6) RQ là phần chi phí được giảm đi.

Mô hình DEA được sử dụng để tính toán hiệu quả kỹ thuật (TE) là:

Min𝜃 (7)

𝜆,𝜃

Điều kiện ràng buộc −𝑦𝑗 + 𝑌𝜆 ≥ 0 𝜃𝑥𝑖 − 𝑋𝜆 ≥ 0 𝜆 ≥ 0

Trong đó, 𝜃 là đại lượng vô hướng, 𝜆 là véctơ n x 1 hằng số. Giá trị của

𝜃 đạt được là hệ số hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất thứ I với Nếu bằng 1 chỉ ra điểm nằm trên đường biên sản xuất do đó hộ đang xem xét đạt hiệu quả hoàn toàn về mặt kỹ thuật.

Giả sử giá cả của các yếu tố nhập lượng được đưa ra, lúc đó hiệu quả sử dụng chi phí (EE) đơn giản được tính toán thông qua mô hình DEA dưới đây.

Min 𝜃𝐸𝐸 (8)

𝜆,𝜃𝐸𝐸

Điều kiện ràng buộc : -𝑦𝑖 + 𝑌 𝜆 ≥ 0 𝜃𝐸𝐸𝑐𝑖 − C 𝜆 ≥0

𝜆 ≥0

Trong đó, ci là đại lượng vô hướng thể hiện chi phí và C là ma trận 1 x n của những chi phí được quan sát của hộ sản xuất thứ i.

Trong sản xuất, sự đo lường về hiệu quả phân phối nguồn lực theo hướng tối thiểu hóa chi phí sản xuất có thể được sử dụng để xác định số lượng nguồn lực tối ưu (các yếu tố đầu vào) theo đó hộ sản xuất có thể tối thiểu hóa chi phí sản xuất nhưng vẫn không làm giảm sút sản lượng đầu ra.

Mô hình ước lượng:

Theo Tim Coelli (2005), TE, AE và EE hay CE có thể được đo lường bằng cách sử dụng mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo biên cố định do quy mô. Liên quan đến tình huống nhiều biến đầu vào – nhiều biến đầu ra như trong tình huống phân tích của chúng ta. Giả định một tình huống có N đơn vị tạo quyết định, mỗi DMU sản xuất S sản phẩm bằng cách sử dụng M biến đầu vào khác nhau, theo tình huống này để ước lượng TE, AE và EE của từng DMU, một tập hợp phương trình tuyến tính phải được xác lập và giải quyết cho từng DMU, vấn đề này có thể thực hiện nhờ mô hình CRS Input-Oriented DEA có dạng như sau:

𝑀𝑖𝑛𝜆,𝑖 ∗ 𝑊𝑖𝑋𝑖∗ (9) Subject to: ∑ 𝜆𝑖𝑥𝑗𝑖 − 𝑥𝑗𝑖 𝑁 𝑖=1 ∗≤ 0, ∀𝑗 ∑ 𝜆𝑖𝑦𝑘𝑖 𝑁 𝑖=1 − 𝑦𝑘𝑝 ≥ 0, ∀𝑘 𝜆𝑖 ≥ 0, ∀𝑖

Trong đó: Wi= vec tơ đơn giá các yếu tố sản xuất của DMU thứ i Xi*= vec tơ số lượng các yếu tố đầu vào theo hướng tối thiểu hóa chi phí sản

xuất của DMU thứ i.

i = 1 to N (số lượng DMU), k = 1 to S (đầu ra)

j = 1 to M (đầu vào),

yki = lượng đầu ra k được sản xuất bởi DMU thứ i,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện si ma cai, tỉnh lào cai​ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)