Khó khăn thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện si ma cai, tỉnh lào cai​ (Trang 57 - 60)

Thứ nhất, hầu hết các hộ dân chăn nuôi theo hộ gia đình, tự phát, phân tán, quy mô chăn nuôi nhỏ, hiệu quả về trọng lượng, phẩm chất giống chưa cao.

Thứ hai, người dân muốn chăn nuôi nhưng thiếu vốn đầu tư.

Thứ ba, hệ thống chuồng trại còn lạc hậu, các hộ chưa có hệ thống xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Thứ tư, chăn nuôi chưa gắn với thị trường.

Thứ năm, chăn nuôi lợn đen bản địa thường xuyên chịu sự ảnh hưởng của biến động về giá cả thị trường, chịu sự chi phối của thị trường nhất là khi có dịch bệnh xảy ra.

Thứ sáu, do thời gian nuôi lâu nên nếu không có cách thức chăn nuôi hợp lý sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thứ bảy, nhiều vùng đặc biệt vùng lục khu hệ thống đường giao thông còn quá khó khăn, ảnh hưởng rất nhiều đến giao thương giữa các xã trong huyện và các huyện lân cận.

Thứ tám, chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ hợp lý để bao tiêu sản phẩm, tạo dựng thương hiệu.

Thứ chín, người dân chủ yếu là dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa thấp, nhiều người còn chưa nói và nghe được tiếng phổ thông gây khó khăn trong

việc tuyên truyền áp dụng khoa học kỹ thuật.

Bảng 4.7: Ma trận SWOT chăn nuôi lợn đen bản địa Điểm mạnh (ĐM)

- Có điều kiện thuận lợi cho phát triển gia súc - Có chính sách ưu đãi cho cho các chủ hộ chăn nuôi vay vốn

- Trình độ, nhận thức các hộ chăn nuôi ngày càng được nâng cao. - Nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù.

Điểm yếu (ĐY)

- Tốc độ lớn của lợn chậm

- Thiếu con giống

- Giá bán không ổn định - Dịch bệnh - Thiếu vốn - Diện tích đất hạn chế - Lợi nhuận thấp - Chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ hợp lý. - Trình độ văn hóa thấp. Cơ hội (CH) - Thị trường rộng lớn - Tiềm năng kinh tế vốn có của địa phương - Nhu cầu thị trường tăng.

- Tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi LĐBĐ của tổ chức khuyến nông

Giải pháp (phát huy điểm mạnh để nắm bắt cơ hội)

- Mở rộng quy mô chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế

- Phát huy các tiềm năng vốn có của địa phương. - Tăng cường quảng bá các sản phẩm từ lợn ra thị trường trong nước và quốc tế. - Tận dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có tại địa phương. - Áp dụng kỹ thuật vào Giải pháp (khắc phục điểm yếu để nắm bắt cơ hội)

- Cần liên kết với các cơ sở trạm thú y tại địa phương để tiêm và phòng bệnh theo định kỳ.

- Cần có chính sách vay vốn ưu đãi cho các hộ chăn nuôi để mở rộng quy mô, xây dựng hệ thống chuồng trại theo đúng kỹ thuật.

- Cần có sự liên kết giữa thị trường đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.

chăn nuôi sản xuất công tác thú y tiêm phòng dịch bệnh, cũng như lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn.

- Tham gia các lớp tậ huấn chăn nuôi. Tăng cường học hỏi kinh nghiệm của các hộ điển hình, kết họp với chính quyền địa phương xây dựng thương hiệu cho chăn nuôi .

Thách thức (TT)

- Thị trường tiêu thụ bấp bênh

- Thiếu các thông tin về thị trường

- Thiếu hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi

- Quy mô nhỏ lẻ, hiệu quả về trọng lượng không cao

- Bị ép giá, giá bán không ổn định

- Thiếu sự liên kết giữa người bán và người mua - Hệ thống hạ tầng giao thông kém

- Hệ thống chuồng trại còn lạc hậu, chưa có hệ thống xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường

Giải pháp (phát huy điểm mạnh để tránh những thách thức)

- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

- Nắm rõ sự biến đổi của thông tin thị trường. - Cần có sự liên kết giữa các hộ chăn với nhau, mở rộng quy mô chăn nuôi.

- Cải tiến kỹ thuật và xây dựng hệ thống xử lý chất thái, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Giải pháp (khắc phục điểm yếu để tránh những thách thức) - Cần có chính sách phù hợp để điều tiết thị trường và hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi. - Tìm hiểu thị trường và liên kết với các trang trại lớn để tiêu thụ sản phẩm.

- Mở rộng quy mô chăn nuôi và ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi. - Nâng cấp hệ thống chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện si ma cai, tỉnh lào cai​ (Trang 57 - 60)