Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện si ma cai, tỉnh lào cai​ (Trang 30 - 31)

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Thu thập thông tin số liệu công bố của UBND huyện, phòng địa chính, cán bộ dân số, báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông, phòng thống kê gồm:

Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Các số liệu về số lượng, sản lượng lợn xuất chuồng của xã. Số liệu dân số trên địa bàn xã.

Báo cáo công tác khuyến nông, kế hoạch phát triển kinh tế trong năm tới.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào.

+ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:

Căn cứ vào nội dung đề tài và đối tượng điều tra tiến hành chọn mẫu như sau:Trong địa bàn nghiên cứu chọn 3 xã: xã Nàn Sán, xã Quan Thần Sán, xã Sín Chéng có số lượng và quy mô chăn nuôi lợn tương đối đại diện cho toàn huyện Si Ma Cai, sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tích mỗi xã. Từ mỗi nhóm hộ chọn ngẫu nhiên 40 hộ nông dân để tiến hành phỏng vấn theo phiếu điều tra. Tổng số hộ điều tra trên 3 xã là 120 hộ.

+ Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân.

+ Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng, những người am hiểu nhất về địa phương và về chăn nuôi lợn.

+ Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bộ câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân.

+ Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng, những người am hiểu nhất về địa phương và về chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện si ma cai, tỉnh lào cai​ (Trang 30 - 31)