Phân tích hiệu quả các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện si ma cai, tỉnh lào cai​ (Trang 49 - 54)

4.2.1. Đặc điểm các hộ điều tra và các yếu tố đầu ra, đầu vào cho quá trình nuôi lợn đen bản địa

Một số chỉ tiêu thống kê các hộ điều tra và các yếu tố đầu vào, đầu ra quá trình chăn nuôi lợn đen bản địa

Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu thống kê của các biến được lựa chọn

Biến số Giá trị trung bình Phương sai Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

Đặc điểm các hộ điều tra

Tuổi chủ hộ (tuổi) 42.97 13.12 23.00 77.00

Giới tính chủ hộ (1=nam, 0=khác) N/Aa N/A N/A N/A

Trình độ văn hoá chủ hộ (lớp) 9.23 2.46 5.00 12.00

Kinh nghiệm chủ hộ (năm) 4.37 0.98 2.00 7.00

Số nhân khẩu (người) 3.77 1.19 2.00 8.00

Số lao động (người) 2.42 0.78 1.00 5.00

Tình trạng nghèo (1=nghèo, 0=khác) N/A N/A N/A N/A

Phương thức nuôi (1=nhốt, 0=khác) N/A N/A N/A N/A

Nguồn thức ăn (1=hộ chăn 100%, 0=khác)

N/A N/A N/A N/A

Nguồn thông tin

(1=TV/radio/Internet, 0=khác)

N/A N/A N/A N/A

Giá (đồng/kg) 72,404.56 7,866.12 56,000.00 87,000.00

Đầu vào

Số con giống (con) 4.00 0.83 2.00 5.00

Vốn đầu tư (triệu đồng) 3.34 0.76 1.00 6.00

Ngày công (ngày) 261.87 38.96 186.00 310.00

Đầu ra

Số lợn nuôi được (con) 3.99 0.82 2.00 5.00

Thu nhập (triệu đồng) 10.31 4.86 3.67 23.63

(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra) Chú thích. a Không có thông tin hoặc thông tin không liên quan.

Theo kết quả điều tra các chủ hộ chăn nuôi thường là những người có độ tuổi trung bình là khoảng 43 tuổi, có nhiều năm kinh nghiệm trog chăn nuôi. Trình độ văn hòa của chủ hộ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật mới, nhìn nhận công việc và sáng tạo trong chăn nuôi. Số lao động trung bình của mỗi hộ là khoảng 3 người. Đối với chăn nuôi lợn, thời gian lao động không nhiều, việc sử dụng lao động không đòi hỏi kỹ thuật cao, có thể tận dụng lao động ngoài giờ, lao động ngoài độ tuổi trong gia đình tham gia chăn nuôi nên không cần phải thuê lao động ngoài.

Con người Việt Nam vốn xưa nay cần cù và chịu khó, tính vươn lên trong cuộc sống, tính cộng đồng lớn. Điều này là điều kiện cho phát triển một đất nước mạnh mẽ về cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó người chăn nuôi không được đào tạo, hoặc là đào tạo chắp vá, điều này khiến không ít các chủ chăn nuôi làm ăn thua lỗ, dẫn đến phá sản.

Lượng lao động dồi dào trên 70% dân số nước ta phân bố ở nông thôn, tính cần cù chịu khó, tính tập thể tốt, bên cạnh đó trình độ lao động thấp, tác phong công nghiệp hầu như không có, dẫn tới kỷ luật trong lao động kém ảnh hưởng khoongg nhỏ đến hiệu quả lao động. Lực lượng lao động không tập trung mà phân bố rải rác khắp nơi, nên việc quy tụ lại một chỗ lại là cả một vấn đề khó khăn, điều này cũng là nhân tố tăng các chi phí đào vào ảnh hưởng tới việc tăng giá thành sản phẩm.

Vốn là điều kiện quan trọng để người dân ra quyết định trong việc sản xuất trong chăn nuôi cũng như trồng trọt. Vốn trong chăn nuôi lợn đen tuy không cần đầu tư lớn nhưng cũng là tiền đề quyết định đến hành vi chăn nuôi của người dân. Yêu cầu cốn đầu tư cho chăn nuôi lợn đen bản địa ở mức trung bình. Qua bảng 4.4 cho mức vốn đầu tư của mỗi hộ là khác nhau. Sự khác nhau như vậy là do các hộ chăn nuôi có tuổi trung bình cao, có nhiều năm kinh nghiệm, khả năng nhận thức và tiếp nhận khoa học kỹ thuật có sự đầu tư vào chăn nuôi

so với các có độ tuổi trung bình thấp, kinh nghiệm và trình độ văn hóa thấp. Từ đó giúp cho năng suất lợn đạt hiệu quả cao, khả năng tiêu tốn thức ăn ít vì rút ngắn được thời gian được thời gian nuôi.Còn đối với các hộ chưa có sự đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi sẽ kéo dài thời gian nuôi, mức tăng trưởng thấp.

Đối với chi phí con giống là chi phí cũng chiếm phần lớn trong chăn nuôi lợn.Trung bình chi phí đầu vào con giống của mỗi hộ là 3.34 triệu đồng với 4 con giống và khoảng 262 ngày công.Như vậy, sự chênh lệch về chi phí chăn nuôi giữa các hộ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế của mỗi hộ chăn nuôi.

Các hộ chăn nuôi chủ yếu là theo phương thức truyền thống, dựa vào kinh nghiệm của bản thân nên phương tiện phục vụ chăn nuôi còn thô sơ, chủ yếu sử dụng máng gỗ tự làm, hoặc bê tông.Một số hộ chăn nuôi đã có đầu tư cả vòi nước tự động hợp vệ sinh, đảm bảo vệ sinh, tuy nhiên số lượng này không nhiều.

Qua điều tra các hộ cho thấy thị trường tiêu thụ lợn chủ yếu của huyện chủ yếu là bán cho tư thương. Đôi khi trong thời gian lợn nhiều thì tư thương cũng ép giá người dân.Tuy nhiên có một thực tế là sản phẩm lợn đen của các nông hộ chưa có một tổ chức nào đứng ra thu mua sản phẩm và có một thương hiệu cho lợn đen trên thị trường.Các sản phẩm thịt lợn đen bản địa thường tiêu thụ trên địa bàn Huyện, các nơi lân cận và một số huyện khác. Việc tiêu thụ sản phẩm khá thuận lợi do chất lượng thịt được đảm bảo được người dân ưa chuộng nhưng cũng có một số khó khăn từ thị trường giá cả mỗi khi có dịch bùng phát. Bài toán về đầu ra cho sản phẩm, giá cả thị trường không ổn định khiến cho người dân không yên tâm chăn nuôi và mở rộng quy mô sản xuất.

xuất kinh doanh nào, chăn nuôi lợn đen cũng vậy.Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để đề xuất được các giải pháp phù hợp đối với phát triển chăn nuôi lợn đen. Các nông hộ chăn nuôi lợn đen trên địa bàn Huyện chủ yếu là chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, số lượng chăn nuôi quy mô lớn rất ít. Chăn nuôi theo phương thức truyền thống, sử dụng thức ăn sẵn có từ ngành trồng trọt là chủ yếu, thức ăn công nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ không nhiều. Hiệu quả sử dụng vốn của người chăn nuôi lợn đen cũng chính là khả năng phát huy hiệu quả của chi phí, hay là sự kết chuyển chi phí thành kết quả cuối cùng.

Trong chăn nuôi lợn đen thì việc thuê lao động là không có do sử dụng lao động trong gia đình.

Thuốc thú y cũng là một trong những chi phí nhưng không quá tốn kém vì giống lợn đen có khả năng chống chịu bệnh tốt, ít bị bệnh dịch. Đối với mỗi nông hộ chăn nuôi lợn thì chi phí lớn nhất trong quá trình chăn nuôi là thức ăn: Ngô, rau xanh và chuối chỉ một số ít có chăn thêm sắn, thóc nghiền. Trong toàn bộ quá trình chăn nuôi lợn đen muốn tăng lợi nhuận hay chính là đạt hiệu quả kinh tế thì các nông hộ chăn nuôi lợn đen cần có sự kết hợp việc giảm các loại chi phí đến mức tối thiểu, trong đó chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất đến trên 60%.Tuy nhiên cũng có một số trường hợp không có một nông hộ nào mong muốn xảy ra đó là các loại chi phí được đẩy lên cao đồng loạt và sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi lợn đen.

Yếu tố cơ bản nhất làm thay đổi đầu hay còn gọi là doanh thu đó là giá bán và sản lượng, trường hợp này ta xét yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế thông qua doanh thu. Trên thực tế mỗi hộ chăn nuôi lợn đen, trong một chu kỳ xuất chuồng với một sản lượng cố định nhưng trên thực tế có nông hộ vẫn bán lợn khi được giá khi nhu cầu thị trường tăng cao nên doanh thu cũng thay đổi. Khi xét đến sự biến đổi của sản lượng ta nghĩ ngay đến hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi. Kỹ thuật chăn nuôi như khẩu phần ăn, vệ sinh

chuồng trại...mà tốt thì hiệu quả sẽ cao.

Khi sản lượng thay đổi cũng làm cho doanh thu thay đổi tỷ lệ thuận theo đó là hiệu quả kinh tế cũng thay đổi theo. Vậy nên, để nâng cao hiệu quả kinh tế cho các nông hộ chăn nuôi lợn đen cần có cách nhìn thấu đáo về các yếu tố ảnh hưởng và có những giải pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện si ma cai, tỉnh lào cai​ (Trang 49 - 54)