4.2.2.1. Phân tích hiệu quả theo thời gian
Hiệu quả kinh tế các hộ nuôi lợn đen bản địa theo thời gian được biểu hiện qua bảng đươi đây.
Bảng 4.5: Hiệu quả theo thời gian của các hộ nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn nghiên cứu
Năm EFFCHa TECHCHb PECHc SECHd TFPCHe
2016 1.006 1.000 1.006 1.001 1.006
2017 1.000 0.999 1.000 1.000 0.999
Trung bình 1.003 0.999 1.003 1.000 1.002
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra) Chú thích. a Hiệu quả kỹ thuật, bHiệu quả công nghệ, cHiệu quả quản lý,
dHiệu quả quy mô, eTổng năng suất nhân tố.
Căn cứ vào TFPCH thấy các hộ nuôi lợn đen bản địa có hiệu quả trong thời gian nghiên cứu (TFPCH = 1.002), dù trong năm 2017 việc chăn nuôi chưa đạt hiệu quả (TFPCH = 0.999) cho thấy rằng hiệu quả việc nuôi lợn đen bản địa của các hộ điều tra năm 2016 cao hơn so với năm 2017. Cụ thể, trong năm 2016 các hộ này đạt hiệu quả về quy mô (SECH =1.001), hiệu quả quản lý (PECH =1.006), hiệu quả công nghệ (TECHCH =1.000) và hiệu quả kỹ thuật (EFFCH =1.006). Tuy nhiên trong năm 2017 các chỉ số hiệu quả về kỹ thuật (EFFCH =1.000), quản lý (PECH =1.000) và quy mô (SECH =1.0000 hiệu quả giảm so với năm 2016 dẫn đến chỉ số tổng năng suất nhân tố (TFPCH =0.999)
và hiệu quả công nghệ (TECHCH =0.999) không đạt hiệu quả. Dù vậy, tổng tất cả các nhân tố thì chỉ số tổng năng suất nhân tố vẫn đạt (TFCH =1.002). Trong toàn bộ thời gian nghiên cứu,các hộ điều tra đã đạt hiệu quả về tổng năng suất nhân tố,hiệu quả kỹ thuật,quản lý và quy mô nhưng chưa đạt hiểu quả công nghệ nên toàn bộ nghiên cứu các hộ nuôi lợn đen bản địa chưa đạt hiệu quả.
4.2.2.2. Phân tích hiệu quả theo địa bàn nghiên cứu
Hiệu quả theo địa bàn nghiên cứu của các hộ điều tra thể hiện qua bảng dưới đây
Bảng 4.6: Hiệu quả của các hộ điều tra theo địa bàn nghiên cứu
EFFCHa TECHCHb PECHc SECHd TFPCHe
Nàn Sán 1.006 1.026 1.002 1.004 1.033
Quan Thần Sán 1.000 1.006 1.000 1.000 1.006 Sin Chéng 1.000 0.991 1.000 1.000 0.991
Mẫu 1.003 0.999 1.003 1.000 1.002
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra) Chú thích. aHiệu quả kỹ thuật, bHiệu quả công nghệ, cHiệu quả quản lý,
dHiệu quả quy mô, eTổng năng suất nhân tố.
Trong số ba địa điểm (xã) nghiên cứu, việc chăn nuôi lợn đen bản địa tại xã Nàn Sán có hiệu quả cao nhất (TFPCH = 1.033), tiếp đến là xã Quan Thần Sán (TFPCH = 1.006). Tuy nhiên, việc chăn nuôi tại xã Sín Chéng là chưa đạt hiệu quả (TFPCH = 0.991).
Chỉ số tổng năng suất nhân tố của xã Nàn Sán là 103,3%, tiếp xã Quan Thần Sán cho thấy rằng hiệu quả nuôi lợn đen bản địa tại các hộ điều tra tại 2 xã đạt hiệu quả tốt. Cụ thể, trong toàn bộ thời nghiên cứu các hộ điều tra đều đạt hiệu quả lần lượt về kỹ thuật (EFFCH=1.006, EFFCH=1.000), công nghệ (TECHCH=1.026, TECHCH=1.006), quản lý (PECH=1.002,PECH=1.000), quy mô (SECH=1.004,SECH=1.000). Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao hơn nữa
cần đảy mạnh trong công tác quản lý, cải tiến kỹ thuật và mở rộng quy mô để chăn nuôi đạt hiệu quả cao.
Chỉ số tổng năng suất nhận tố của xã Sín Chéng là 99,1% cho thấy rằng hiệu quả nuôi lợn đen bản địa tại các hộ điều tra không đạt hiệu quả. Mặc các hộ này đã đạt hiệu quả về kỹ thuật, quản lý và quy mô nhưng hiệu quả về công nghệ (TECHCH=0.991) và tổng năng suất nhân tố (TFPCH=0.991) không đạt hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao cần phải mạnh dạn ứng dụng kỹ và công nghệ vào việc chăn nuôi và đổi mới trong công tác quảy lý.
Theo số liệu điều tra có thể thấy hiệu quả quy mô, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả công nghệ, hiệu quả quản lý của các địa bàn nghiên cứu có sự chênh lệch khá rõ. Cần áp dụng tiến bộ khoa học cộng nghệ, kỹ thuật chăn nuôi cũng như trong công tác quản lý. Mặc dù lợn đen bản địa là giống có sức chống chịu tốt, khả năng mắc bệnh thấp tuy nhiên khi có dịch bùng phát cũng khiến cho các hộ chăn nuôi thiệt hại lớn. Các hộ chăn nuôi còn gặp một số khó khăn trong chăn nuôi như thieeuc các thông tin về thị trường, thiếu sự liên kết giữa người mua, giá bán không ổn định….Trong tiêu thụ sản phẩm các hộ gặp khó khăn do giá bán không ổn định. Ngoài ra một số hộ do hệ thống hạ tầng giao thông kém nên việc tiêu thụ cũng khó khăn.