2.1.1. Tình hình phát triển
Trong bối cảnh kinh tế phát triển hiện nay cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ thì các DN trong ngành vận tải đường bộ của Việt Nam được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng cao trong những năm tới.
Nguồn: Số liệu từ Tổng cục thống kê
Trong những năm qua các doanh nghiệp mới ngành vận tải kho bãi đều co xu hướng chung là tăng.Riêng năm 2018 thì số doanh nghiệp mới có xu hướng giảm sau đó thì lại tăng vào năm 2019,sau đó lại giảm vào năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh covid.
Năm 2020 là một năm nhiều khó khăn với ngành vận tải Việt Nam do ảnh hưởng chung của dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu, khiến toàn bộ hoạt động vận tải, kho bãi cũng đều bị ảnh hưởng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tháng 9/2020, cả nước có 10,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 203,3 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 83 nghìn lao động, giảm 23,1% về số doanh nghiệp, giảm 29,6% về vốn đăng ký và giảm 13,8% về số lao động so với tháng trước. Trong 9 tháng năm 2020, số lượng doanh nghiệp vận tải, kho bãi được thành lập mới giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 4.033 doanh nghiệp, thấp hơn mức giảm chung của tất cả các ngành). Từ đầu năm đến hết tháng 9/2020 cũng có 485 doanh nghiệp vận tải, kho bãi tại nước ta đã hoàn tất thủ tục giải thể.
Theo báo cáo logistics năm 2020 của Bộ công thương thì Nhìn chung trong
năm 2020, do tác động của dịch Covid-19 nên số lượng các doanh nghiệp vận tải
đường bộ và phương tiện không tăng so với 2019 khi phương tiện xe tải các loại khoảng 202.765 xe, trong đó có 47.878 xe container, 8.291 xe đầu kéo và 146.596
xe tải.
2.1.2. Tình hình hoạt động của vận tải đường bộ
Từ khi Nhà nước đưa ra chủ trương phát triển, xã hội hóa đối với VTĐB,
từ đó
các thành phần kinh tế có điều kiện thuận lợi phát triển mạnh mẽ. Các phương tiện
kinh doanh hoạt động VTĐB cũng tăng lên rõ rệt cả về số lượng và chất lượng, đáp
ứng nhu cầu sử dụng ngày một tốt hơn với nhóm ngành này. Song song cùng
với sự
phát triển đổi mới của lực lượng vận tải, công tác quản lý hoạt động VTĐB
cũng có
những thay đổi, chuyển biến ngày càng tích cực và hoàn thiện hơn để thúc đẩy, tạo
điều kiện cho hoạt động này phát triển, từ đó sản lượng vận tải có xu hướng tăng
mạnh mẽ.
Vận tải hàng hóa đường bộ đóng vai trò then chốt trong vận chuyển hàng hóa
ở Việt Nam, với thị phần tăng trưởng nhanh chóng trong những năm qua, từ 24
Ng uồ n: Số liệ u từ Tổ ng cụ c thố ng kê φ ⅛ ZJ CQ Ợ) ⅛' φ ⅛ Z5 CQ ■o> φ ⅛ ɔ CQ O> Z5 CQ φ g 9' ZJ CQ 0)' ZJ CQ o> ZJ CQ ì S- S- Ổ i t
guồn: Số liệu từ Tổng cục thống kê Bieu đồ 2: So lượt hành khách vận chuyể n phân theo ngành S ọẽ- ổ =S t •§> •§> SH TO > =S TO; Ổ í
Theo Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2018, so với cùng kì năm ngoái vận tải hành khách đạt 1.874,5 triệu lượt khách, tăng 10,4% và 82,8 tỷ lượt khách/km, tăng 11,2%; trong đó, đường bộ chiếm 1.768,9 triệu lượt khách, tăng 10,6% và 57,6 tỷ lượt khách/km, tăng 11,2%. Ve vận tải hàng hóa, đường bộ đạt 509,4 triệu tấn, tăng 10,5% và 33,6 tỷ tấn.km, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng đến tháng 9 năm 2020 do chịu ảnh hưởng của dịch Covid thì tính chung 9 tháng năm 2020, vận tải hàng hóa đường bộ đạt 963,9 triệu tấn, đã giảm 7,4% cũng so với cùng kỳ năm trước. Luân chuyển hàng hóa đường bộ đạt 65,2 tỷ tấn/km và đã giảm 14,2%
Hiện nay, VTĐB chiếm thị phần lớn nhất, song so về chi phí vận chuyển thì các loại hình vận tải khác có chi phí thấp hơn nhiều so với VTĐB. Mặc dù loại hình này có chi phí đắt đỏ nhưng các doanh nghiệp vẫn ưu tiên lựa chọn loại hình vận tải này vì VTĐB chủ động hơn về mặt thời gian và có thích nghi cao với mọi địa hình, không những thế loại hình này còn kết nối trực tiếp với hệ thống như cảng biển, nhà ga, sân bay... Theo như tính toán, chi phí vận chuyển của container loại 40 feet từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh vào khoảng 40 triệu VNĐ, cao gấp hơn 2,5 lần so với đường sắt và 9,7 lần so với bằng đường biển.
Mặc dù trong cơ cấu vận tải hiện nay, ngành vận tải đường bộ chiếm tỉ trọng khá cao, nhưng chi phí vận tải ngày một có xu hương tăng cao hơn. Để giải thích cho vấn đề này thì phân tích trong cơ cấu giá thành VTĐB, thì cấu thành chi phí vận tải thường bao gồm khoảng 12 khoản mục, trong đó chi phí cầu đường khoảng 10- 15%, chi phí xăng dầu chiếm khoảng 30 - 35%, chi phí tiền lương lái xe chiếm khoảng 15%. Hiện nay, so với mặt bằng chi phí VTĐB trên thế giới thì chi phí vận tải tại Việt Nam đang còn ở mức cao so với thế giới. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh VTĐB còn có quy mô nhỏ lẻ, trình độ quản lý chưa cao, sức cạnh trang còn yếu kém. Các doanh nghiệp này có các hoạt động kinh doanh, các giao dịch kết nối với chủ hàng qua trung gian vì vậy sẽ phát sinh thêm chi phí làm cho chi phí vận tải tăng thêm vì phải trả 1 phần chi phí cho trung gian. Ngòai ra các DN chưa tối ưu được hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp vận tải có tỷ lệ hàng 2 chiều còn thấp và chưa đều đặn. Tỷ lệ xe
rỗng chạy còn ở mức cao hay để có hàng đủ 2 chiều DN phát sinh thêm chi phí lưu xe kho bãi, dẫn đến chi phí vận tải cũng tăng theo.
Hoạt động kinh doanh VTĐB ngày càng phát triển góp phần vào sự tăng trưởng nền kinh tế- xã hội trong những năm qua. VTĐB phát triển kèm theo các hoat động dịch vụ như kho bãi, bốc xếp... cũng được phát triển theo và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Có thể thấy, hiện nay các loại hình vận tải khác cũng phát triển rất mạnh mẽ nhưng vận tải đường bộ vẫn là một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong hoạt động lưu thông hàng hóa hành khách, cả trong nước và các nước xung quanh, góp phần tăng thu NSNN qua các loại thuế.
2.2. Tình hình quản lý thuế đối với hoạt động vận tải đường bộ
2.2.1. Điểm mới, sửa đổi trong xác định lại đối tượng nộp thuế trong mô hình hình
hợp tác kinh doanh vận tải
Để tạo môi trường kinh doanh trong sạch cạnh tranh lành mạnh giữa mô hình hợp rác kinh doanh vận tải và các mô hình truyền thống thì Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2020. Một điểm mới trong Nghị định 126/2020 đã gây ra nhiều cuộc tranh luận giữa cơ quan thuế và các hãng xe công nghệ. Thậm chí là dẫn tới đình công của các tài xế công nghệ đối với sự thay đổi giá cước và tăng mức chiết khấu của các hãng xe công nghệ.
Nội dung của điểm mới này như sau:
Trước đây, căn cứ quy định tại TT 92/2015/TT - BTC, TT 39/2014/TT - BTC, Tổng cục Thuế có hướng dẫn: Doanh nghiệp Taxi hoạt động theo mô hình hợp tác kinh doanh với đối tác (tổ chức, cá nhân) trong lĩnh vực vận tải, khi nhận phần doanh thu được chia từ hoạt động vận tải có trách nhiệm tính thuế GTGT 10% trên doanh thu được chia, kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu được chia. Đối với phần doanh thu của đối tác là cá nhân: Doanh nghiệp khấu trừ thuế GTGT 3%, thuế TNCN 1,5% đồng thời khai và nộp thuế thay cho cá nhân.
Nghị định 126/2020 (Điểm c, Khoản 5, Điều 7) quy định: “Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh...”
Theo Tổng cục Thuế, hoạt động của các hãng xe công nghệ (Grap, Bee, Gojek .) không phải hoạt động kinh doanh công nghệ mà là hoạt động kinh doanh vận tải. Vì các hãng xe này đều thực hiện giao dịch với khách hàng và quyết định về giá vận tải và các chính sách hỗ trợ khách hàng của mình nên các hãng xe công nghệ có nghĩa vụ thuế đối với cơ quan nhà nước.
Theo Nghị định 126/2020, khi hợp tác kinh doanh với các cá nhân thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm khai thuế GTGT và xuất hoá đơn trên toàn bộ doanh thu theo quy định; Doanh nghiệp cũng phải nộp thay, khai thay thuế TNCN cho cá nhân hợp tác kinh doanh, không phân biệt hình thức phân chia khoản tiền thu được giữa tổ chức và cá nhân. Như vậy, đối với dịch vụ gọi xe công nghệ (Grab, Gojek, Bee.), cách tính thuế, khai thuế, nộp thuế GTGT đã thay đổi: Các doanh nghiệp có trách nhiệm khai thuế GTGT cho toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh với thuế suất 10% và khai thay, nộp thay thuế TNCN (1,5%) đối với các tài xế hợp tác kinh doanh với các hãng xe công nghệ này. Đây là xác định lại về đối tượng nộp thuế để đảm bảo công bằng, thu thuế GTGT theo đúng bản chất hoạt động kinh doanh chứ không phải thay đổi thuế GTGT.
2.2.2. Đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế
Cũng như các doanh nghiệp mới thành lập khác, thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ cũng cần phải thực hiện đăng ký thuế. Doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Mở tài khoản ngân hàng + mua chữ
ký số
Bước 2: Kê khai và nộp thuế môn bài
Bước 4: Lựa chọn hình thức kế toán và khấu
hao TSCĐ
Bước 3: Lựa chọn phương pháp kê khai thuế GTGT, thuế
TNDN và hóa đơn
Sơ đồ 1: Trình tự đăng ký thuế của doanh nghiệp
Sau khi đăng ký kê khai thuế , thì các doanh nghiệp sẽ thực hiện trình tự kê khai thuế. Với sự phát triển của ngành thuế hiện nay thì việc kê khai thuế thuận tiện hơn khi thực hiện kê khai thuế qua mạng, quy trình kê khai gồm 5 bước:
Sơ đồ 2: Quy trình kê khai thuế qua mạng
Hoạt động kinh doanh vận tải vào những năm gần đây phát triển rất mạnh mẽ, không chỉ các tổ chức, doanh nghiệp mà đối vận tải tư nhân cũng ra tăng nhanh. Mặc dù vận tải tư nhân nay có xu hướng tăng mạnh nhưng công tác quản lý thuế đối với hoạt động này còn gặp nhiều khó khăn bất cập vì vậy nên tình trạng thất thu, trốn thuế vẫn diễn ra. Tận dụng vào đặc điểm của hoạt động vận tải là đối tượng hoạt động trong lĩnh vực VTĐB hết sức đa dạng, phạm vi hoạt động rộng và do tính chất của lĩnh vự này là cơ động nên nhiều chủ phương tiện đã lợi dụng để thực hiện hành vi trốn thuế.
Đã có những đơn vị, cá nhân kinh doanh thực hiện và chấp hành tốt các nghĩa vụ thuế thì vẫn còn tồn tại những cá nhân chưa có tính tự giác trong việc đăng ký kê khai nộp thuế làm cho công tác quản lý thuế gặp rất nhiều khó khan, gây thất thu NSNN và mất công bằng trong môi trường kinh doanh. Nhiều cá nhân kinh doanh vận tải đã lợi đụng tính chất, đặc thù của ngành là cơ động mà không đăng ký kinh doanh nên không có luồng tuyến cơ sở cố định để CQT có thể quản lý.
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành chưa được thường xuyên và chăt chẽ để việc quản lý đầu phương tiện dễ dàng hơn. Chưa có cơ quan nào kiểm tra việc có đăng ký kinh doanh hay không của nhiều xe để xử lý sau khi những xe này được cấp Giấy chứng nhận và đăng kiểm là lưu hành, chính vì điều này mà cơ quan Thuế chưa thể quản lý được đầu phương tiện để thu thuế.
Công tác QLT đối với các hộ khoán còn tồn tại rất nhiều khó khăn do chủ xe tìm mọi cách để không thwujc hiện nghĩa vụ thuế. Theo báo cáo thì tại một địa phương của Hải Dương thì mới có 200 đầu xe được quản lý và nộp thuế theo quy định, trong khi đó số phương tiện đang quản lý khoảng 300 đầu xe, như vậy còn hơn 100 đầu xe chưa thực hiện nghĩa vụ thuế. Còn theo số liệu cảu tổng cục Thuế tỉnh này thì trong quý 3 năm 2019 số thu thuế lên đến 3,2 tỷ đồng với 2930 hộ linh doanh VTĐB. Nhưng mới chỉ có 1570 đơn vị nộp với số thuế 1’3 tỷ đồng , đạt khoảng 4,3 tỷ đồng. hoặc như tại Đắk Lắk: tại quý I-2017, số thu thuế hoạt động kinh doanh vận tải chỉ được hơn 9 tỷ đồng tương đương với 2807 phương tiện, trong khi đó theo số liệu của sở GTVT thì sở đã cấp phù hiệu cho 4067 phương tiện hoạt động trong lĩnh vực này. Như vậy mới chỉ thu thuế được hơn khoảng 69% phương tiện kinh doanh lĩnh vực này. Hết năm 2016 trên địa bàn tỉnh thì ngành
Thuế quản lý có 2806 phương tiện vận tải chỉ bằng 53,9% số liệu của Cục thống kê là 5199 phương tiện kinh doanh vận tải.
Đã có những đơn vị, cá nhân kinh doanh thực hiện chấp hành tốt các nghĩa vụ thuế thì vẫn còn tồn tại những cá nhân chưa có tính tự giác trong việc đăng ký kê khai nộp thuế làm cho công tác quản lý thuế gặp rất nhiều khó khăn , gây thất thu NSNN và mất công bằng trong môi trường kinh doanh. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?
Nguyên nhân khách quan dẫn đến trình trạng này là cá nhân kinh doanh vận tải có doanh thu dưới 100 triệu đồng / năm thì không chịu thuế và có những phương tiện bỏ kinh doanh, tạm nghỉ. Còn nguyên nhân chủ quan là hành vi cố tình trốn tránh không đăng ký kê khai nộp thuế.
Đối với các chủ thể nộp thuế còn chưa ý thức chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ thuế của mình. Nhiều cá nhân kinh doanh vận tải đã lợi dụng tính chất, đặc thù của ngành là cơ động mà không đăng ký kinh doanh nên không có luồng tuyến cơ sở cố định để CQT có thể quản lý. Hay nhiều chủ phương tiện thường trốn tránh nghĩa vụ thuế của mình bằng cách lấy lý do hoạt động kinh doanh ít, lỗ, do không đảm bảo sức khỏe nên tần suất hoạt động rất ít hoặc nghỉ hoạt động... nên chỉ nộp thuế vài tháng mỗi năm hoặc chây ỳ không nộp thuế.
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành chưa được thường xuyên và chăt chẽ để việc quản lý đầu phương tiện dễ dàng hơn. Chưa có cơ quan nào kiểm tra việc có đăng ký kinh doanh hay không của nhiều xe để xử lý sau khi những xe này được cấp Giấy chứng nhận và đăng kiểm là lưu hành, chính vì điều này mà cơ quan Thuế chưa thể quản lý được đầu phương tiện để thu thuế.
Do tính chất của lĩnh vực, nhiều chủ xe đã tận dụng đăng kí kinh doanh xe một nơi và hoạt động tại một nơi khác, hoặc sang tên đổi chủ và thường xuyên đi làm xa nên việc hoạt động hay không rất khó nằm bắt để thực hiện thu thuế.
Việc thất thu thuế đối với các cá nhân KDVT đã làm mất cân bằng trong môi trường