Đánh gía thực trạng trong công tác quản lý thuếđối với hoạt động vận

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ (Trang 48 - 52)

vận tải đường bộ

a. Kết quả đạt được

Công tác quản lý thuế trong những năm qua đã được cải cách, sửa đổi để hoàn thiện và phù hợp hơn với sự phát triển các thành phần kinh tế ở Việt Nam góp phần tạo điều kiên thuận lợi và thúc đẩy hoạt động sản xuấ kinh doang đi lên. Bên cạnh đó, hệ thông chính sách thuế cũng có những thay đổi tích cực để góp phần vào thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Công tác QLT hoạt động kinh doanh VTĐB đã và đang ngày một cố gắng thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành mục tiêu được đề ra. Công tác QLT hoạt động này giúp môi trường kinh doanh trong sạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, đơn vị, tạo điều kiện khuyến khích hoạt động kinh doanh phát triển mạnh và cạnh tranh hơn.

- Đăng ký thuế, Kê khai, nộp thuế: Do đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh

vận tải mà các đơn vị, tổ chức chưa tự giác chấp hành hoạt động đăng ký, kê khai

thuế. Để khắc phục tình trạng này, ngành Thuế đã phối hợp chặt chẽ với

ngành Giao

thông đường bộ cụ thể là cơ quan đăng kiểm để rà soát và quản lý các phương tiện

hoạt động, nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thì sẽ

không cấp

đăng kiểm để lưu hành.

- Về thanh tra và kiểm tra người nộp thuế: Với mô hình quản lý thuế hiện nay thì

hoạt động thanh tra và kiểm tra là một trong những hoạt động quan trọng để

vực kinh doanh này như: doanh nghiệp đã không kê khai đủ doanh thu, sử dụng hóa đơn không hợp pháp, khai khống nguồn chi phí được trừ,...

- Tuyên truyền và hướng dẫn người nộp thuế: Hiện nay, công tác hỗ trợ NNT có hoạt động kinh doanh VTĐB bao gồm: công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách thuế, hướng dẫn NNT thông tin về tra cứu các văn bản pháp luật, mẫu biểu; kịp thời cung cấp thông tin để người nộp thuế có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế một cách nhanh chóng và thuận tiện.

b. Hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, hệ thống pháp luật nhà nước còn chưa bao quát hết các đối tượng quản lý trong xã hội. Nhiều quy định về pháp luật còn khó triển khai, khó thực hiện do chưa sát với thực trạng và còn phức tạp, khó hiểu. Các chế tài xử phạt còn nhẹ, sức răn đe chưa đủ mạnh và hoạt động xử lý các hành vi vi phạm phát luật còn thống nhất,nghiêm minh.

Thứ hai, Cơ quan quản lý chưa phối hợp chặt chẽ với các chủ thể tham gia trong việc hoàn thiện chính sách thuế. Trong quá trình tiếp thu ý kiến đóng góp và giải trình còn nhiều chậm chễ và chưa được minh bạch. Chính sách thuế cải cách, bổ sung, sửa đổi thường xuyên, nên việc soạn thảo, ban hành, công bố và hướng dẫn thực thi sẽ mất thời gian.

Thứ ba, hoạt động đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thuế, công tác tuyên truyền chính sách vẫn còn những mặt hạn chế: Trình độ chuyên môn còn kém trong việc xác định doanh thu, chi phí vẫn chưa được thống nhất.

Thứ tư, công tác kiểm tra, thanh tra thuế còn hạn chế, chưa phát huy được hết khả năng và chức năng của mình. Các hành vi gian lận, trốn tránh nghĩa vụ thuế còn chưa được phát hiện kịp thời và xử lý ngăn chặn. Bên cạnh đó, quyền hạn của bên thanh tra, kiểm tra thuế còn bị giới hạn nên chưa thể có những biện pháp mang hiệu lực mạnh để chống thất thu NSNN xử lý và ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế.

Thứ năm, Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc quản lý thuế dựa vào hóa đơn chứng từ để chứng minh các hoạt động phát sinh của doanh nghiệp. Về chế tài xử lý các sai phạm,vi phạm về việc sử dụng, phát hành hóa đơn còn chưa có tính

mạnh mẽ và răn đe cao nên các doanh nghiệp, đơn vị không tự giác chấp hành pháp luật, lợi dụng điểm này để thực hiện các hành vi vi phạm như mua bán hóa đơn, sử dụng hóa đơn giả, lập khống hóa đơn ... để trốn tránh nghĩa vụ về thuế. Điều này gây mất bình đẳng trong xã hội cũng như gây thất thu NSNN.

Thứ sáu, đặc thù của hoạt động kinh doanh ngành vận tải: Hoạt động kinh doanh vận tải có đặc thù cơ động, phạm vi hoạt động rộng, xe mang biển số nơi khác nhưng hoạt động trên địa bàn các tỉnh khác và ngược lại... Đối tượng hoạt động trong lĩnh vực này rất đa dạng. Nhiều trường hợp người có tên trong giấy đăng ký phương tiện lại không tham gia kinh doanh, thậm chí một số phương tiện chuyển nhượng qua rất nhiều người nhưng không làm thủ tục sang tên.

Thứ bảy, do đặc trưng của ngành kinh doanh vận tải nên một số đơn vị đã lợi dụng điểm này để cho phương tiện của mình bắt khách dọc đường, chở quá tải, không xuất vé,... Còn vận tải hàng hóa, chỉ một phần có hợp đồng vận chuyển, hóa đơn chứng từ, còn lại là thỏa thuận miệng giữa hai bên điều này gây cho công tác QLT gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ có vậy , hoạt động kinh doanh này có đặc điểm là biến động theo giá xăng dầu và mang tính mùa vụ khá cao vì vậy doanh thu của lĩnh vực nà cũng bị tác động.

Thứ tám, đặc thù của hoạt động kinh doanh ngành vận tải: Hoạt động kinh doanh vận tải có đặc thù cơ động, phạm vi hoạt động rộng, xe mang biển số nơi khác nhưng hoạt động trên địa bàn các tỉnh khác và ngược lại... Đối tượng hoạt động trong lĩnh vực này rất đa dạng. Nhiều trường hợp người có tên trong giấy đăng ký phương tiện lại không tham gia kinh doanh, núp bóng các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải, thậm chí một số phương tiện chuyển nhượng qua rất nhiều người nhưng không làm thủ tục sang tên.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

3.1. Định hướng quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ

3.1.1. Xu hướng phát triển của ngành vận tải đường bộ

Hiện nay ở nước ta, VTĐB là một mắt xích quan trọng trong hệ thống nền kinh tế hiện nay. Vận tải đường bộ chiếm một tỉ trong lớn trong cơ cấu vận tải hành khách và hàng hóa hiện nay.

Đối với nền kinh tế hiện nay, các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ và tích cực, số lượng các phương tiện vận tải cũng tăng một cách nhanh chóng về cả mặt lượng và chất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay. Bên cạnh sự phát triển của lực lượng vận tải thì các công tác quản lý hoạt động này cũng có xu hướng ngày một hoàn thiện.

Để công tác quản lý VTĐB ngày một thay đổi và phát triển theo hướng hiện đại thì Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang trong quá trình xây dựng đề án “Đổi mới quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải”. Đề án này góp phần định hướng phát triển, tổ chức lại các đơn vị vận tải theo hướng hiện đại hóa để đáp ứng với nhu cầu phát triển và thay đổi của các thành phần kinh tế, tăng cường sức cạnh tranh và tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mục tiêu đổi mới trong công tác quản lý VTĐB: đổi mới cải cách dựa trên các quy định cơ sở của Luật GTĐB năm 2008, kế thừa phát huy những điểm mạnh, sửa đổi khắc phục những tồn tại, bổ sung các điểm mới như : cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản nhanh gọn, áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình quản lý , nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước thông qua hoàn thiện hệ thống các VBPL, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra kiểm soát , hướng dẫn các đơn vị doanh nghiệp để có một môi trường kinh doanh an toàn.

Đổi mới đối với quản lý hoạt động vận tải gồm 03 nội dung cơ bản sau:

Một là: đối với hoạt động vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải được đưa ra quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn đối với vấn đề an toàn giao thông và chất lượng dịch vụ.

Hai là: Chỉ những doanh nghiệp, tổ chức đáp ứng được điều kiện của quy chuẩn , tiêu chuẩn đề ra thì mới được tham gia hoặt động kinh doanh vận tải. Tiến hành phân loại các đơn vị vận tải theo chỉ tiêu an toàn giao thông và chất lượng dịch vụ.

Ba là: tăng cường việc áp dụng CNTTvào hoạt động quản lý vận tải.

3.1.2. Định hướng quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ

Trong những năm trở lại đây, để phát triển mạnh mẽ hơn nữa đối với ngành giao thông vận tải nói chung và VTĐB nói riêng thì Nhà nước đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải xây dựng cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích đổi mới các mô hình kinh tế, áp dụng khóa học công nghệ vào hoạt động, nhất là các mô hình kinh tế chia sẻ, điển hình như hoạt động vận tải qua ứng dụng của Grab, Bee. Bộ Tài chính cần kết hợp chặt chẽ với tổng cục Thuế để nghiên cứu, triển khai các khung pháp lý, cải cách sửa đổi, hoàn thiện chính sách, các sắc thuế để phù hợp hơn với sự phát triển của hoạt động này. Bên cạnh đó công tác quản lý thuế cần ngày một được cải thiện và nâng cao qua từng giai đoạn để phát huy tối đa vai trò của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển cũng như đảm bảo sự công bằng cho các loại hình vận tải, tăng thu cho ngân sách nhà nước.

3.2. Một số kiến nghị tăng cường quản lý thuếđối với hoạt động kinh doanh

vận tải đường bộ

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w