Kinh nghiệm giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 40 - 42)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở

địa phương của Việt Nam

1.2.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh miền núi, có gần 86% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu sinh sống ở những địa bàn khó khăn, cho nên tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn chiếm gần 40%. Trong điều kiện đó, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh có nhiều cách làm sáng tạo giúp người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi thuận tiện để phát triển sản xuất.

Nhiều năm buôn cá mắm, muối, lợn con ở các phiên chợ phiên vùng cao, đi chợ hỏng mấy chiếc xe máy mà vẫn không xóa được nghèo, năm 2003, anh Chu Quang Phúc ở Lào Cai được Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai cho vay 20 triệu đồng để đào đất đắp khe núi thành ao thả cá, trồng rừng, làm chuồng gà, lợn. Tích cóp tiền bán cá, lợn, gà, vay thêm vốn tín dụng ưu đãi, anh Phúc đầu tư nuôi lợn rừng. Sau nhiều năm kiên trì, đến nay gia đình anh đã có hơn 20 con lợn rừng giống, mỗi năm sinh sản vài trăm lợn con, nuôi thả tự nhiên, tai đeo số để kiểm lâm theo dõi. Lợn rừng của

anh Phúc có đầu mối tiêu thụ ổn định ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng với giá gần 150 nghìn đồng/kg hơi.

Gia đình anh Triệu Tài Thọ ở thôn Bản Cuôn I, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn là hộ nghèo, được vay 30 triệu đồng vốn ưu đãi trong thời gian bốn năm để mua ba con trâu sinh sản. Hai con trâu cái đã sinh sản được bốn con, bán hai con trả hết vốn và lãi vay, đến nay anh Thọ “lãi” năm con trâu, có giá trị hàng trăm triệu đồng, gia đình thoát nghèo. Tương tự như vậy, gia đình anh Lưu Đình Ích cũng được vay ưu đãi 20 triệu đồng mua một con trâu cái sinh sản về nuôi, sau sáu năm trâu sinh sản ba con, anh Ích bán hai con để trả tiền vay, số còn lại mua máy cày, làm vốn sản xuất, gia đình thoát được nghèo.

Địa bàn tỉnh Lào Cai rộng, giao thông đi lại khó khăn, để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cao nhiều năm qua đã chỉ đạo Phòng giao dịch của ngân hàng ở các huyện thực hiện giao dịch đến tận xã mỗi tháng một lần vào ngày cố định để tạo điều kiện cho người dân thuận tiện vay vốn và trả lãi. Đến nay, dự nợ các nguồn vốn vay ưu đãi trên địa bàn tỉnh là 1.255 tỷ đồng, dư nợ bình quân đạt 25,6 triệu đồng/hộ. Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,39% nợ khoanh chiếm 0,23%.

Đến nay NHCSXH tỉnh Lào Cai đã phát triển được 1642 tổ trưởng tiết kiệm và vay vốn ủy thác qua bốn tổ chức chính trị - xã hội ở các thôn, bản để người dân tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi được thuận lợi. Đây thật sự là những cánh tay nối dài, cầu nối giữa ngân hàng với các hộ nghèo và là đội ngũ góp phần tích cực nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nghèo.

1.2.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Tuyên Quang

Tỉnh Tuyên Quang có tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số cao, cho nên ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, nhất là các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nhưng với

nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, liên kết giữa doanh nghiệp với người dân trong tiêu thụ sản phẩm nông sản, đầu tư cơ sở hạ tầng… Đến nay hàng trăm hộ nghèo trên địa bàn đang được hưởng lợi và có cơ hội thoát nghèo.

Một trong những thành công trong công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đó là việc liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản cho người dân tham gia mô hình sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 40 - 42)