Khái quát các chương trình giảm nghèo tại huyện Định Hóa gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 63 - 67)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1.Khái quát các chương trình giảm nghèo tại huyện Định Hóa gia

đoạn 2016 - 2018

3.1.1.1.Kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo hỗ trợ tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ cơ bản

- Về dạy nghề và giải quyết việc làm:

Từ năm 2016 đến năm 2018, toàn huyện tạo việc làm cho 6.482 người, tổ chức dạy nghề cho 913 lao động nông thôn người thuộc hộ nghèo, cận nghèo là lao động DTTS đảm bảo 100% lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo DTTS có nhu cầu học nghề được hỗ trợ học nghề. Phối hợp với Sở lao động TBXH tỉnh Thái Nguyên, Công ty Sam Sung và các đối tác tổ chức tuyển dụng được trên gần 1200 lao động thuộc hộ nghèo và cận nghèo thuộc đối tượng DTTS vào làm việc, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Thái Nguyên tổ chức Ngày hội việc làm để tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động.

- Về Y tế:

Từ năm 2016 đến năm 2018 đã cấp 211.125 thẻ BHYT cho người nghèo, cận nghèo và người dân tộc thiểu số và người Kinh đang sống ở vùng đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí 150.715 triệu đồng, trong đó:

- BHYT người nghèo là 4.688 thẻ, với tổng số kinh phí thực hiện là 3.177 triệu đồng.

- BHYT người cận nghèo là 4667 thẻ , với tổng số kinh phí thực hiện là 3.235 triệu đồng.

- BHYT người DTTS và Người kinh sống tại vùng ĐBKK là 200.770 thẻ với tổng kinh phí thực hiện là 144.304 triệu đồng.

cho người nghèo đã có nhiều chuyển biến tích cực, đối tượng nhận thẻ BHYT thông qua Bưu điện, người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ BHYT (trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 30%), góp phần nâng tỷ lệ bao phủ BHYT của huyện đạt 99,7% . Người nghèo ốm đau đi viện được hỗ trợ theo Quyết định số 2603/QĐ-UBND ngày 30/9/2015 của UBND tỉnh. Đảm bảo 100% người nghèo, cận nghèo, người DTTS, người kinh sống ở các xã ĐBKK được cấp thẻ BHYT; được khám, chữa bệnh theo chế độ BHYT hiện hành.

- Về hỗ trợ giáo dục, đào tạo:

Từ năm 2016 đến năm 2018 đã thực hiện miễn, giảm học phí cho học sinh thuộc hộ nghèo và sinh viên thuộc hộ nghèo dân tộc thiểu số theo Nghị định 86/2016/NĐ-CP cho 28.294 người, kinh phí thực hiện 3.086 triệu đồng; Hỗ trợ chi phí đồ dùng học tập cho 29.647 trẻ mẫu giáo, học sinh sinh viên thuộc hộ nghèo và cận nghèo dân tộc thiểu số với tổng kinh phí là 14.646 triệu đồng.

Thực hiện hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo theo Nghị định số 116/2016/NĐ- CP là 265 trẻ em, tổng kinh phí thực hiện là 993 triệu đồng.

- Hỗ trợ về nhà ở:

Từ năm 2016 đến năm 2018 đã toàn huyện đã triển khai thực hiện hỗ trợ xây mới được 799 nhà cho hộ nghèo dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí xây dựng là: 23.215 triệu đồng. Trong đó: Thực hiện hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi theo Quyết định số 33/2015/QĐ- TTg là 624 hộ; 175 hộ được hỗ trợ từ các tổ chức xã hội từ thiện như Quỹ Thiện tâm, Ngân hàng NN, ngân hàng chính sách xã hội, Quy vì người nghèo huyện...

- Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo:

Các hoạt động hỗ trợ vay vốn hộ nghèo, hộ cận nghèo dân tộc thiểu số tiếp tục được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Từ năm 2016 đến năm 2018 có 6.417 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo dân tộc thiểu số được vay vốn ưu đãi, với tổng số tiền cho vay 336.091 triệu đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước ổn định cuộc sống và giảm nghèo

bền vững.

- Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý:

Các cơ quan, ban ngành đoàn thể đã phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho các đối tượng đặc thù như; đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, tổ chức cấp phát 140 cuốn tài liệu tuyên truyền miễn phí về các nội dung pháp luật như: Bộ Luật hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình 2014; Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007, Luật trẻ em năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo:

Từ năm 2016 đến năm 2018 đã thực hiện hỗ trợ tiền điện cho 18.467 hộ

nghèo DTTS với số tiền 10.063,5 triệu đồng (theo Thông tư số 190/TT-BTC ngày 11/12/2014 của Bộ Tài chính).

3.1.1.2. Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững

- Chương trình 135:

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng: Tổng kinh phí thực hiện trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 là 84.721 triệu đồng cho 180 công trình, trong đó công trình cầu, đường là 147 công trình, công trình trường học là 09 công trình, công trình khác (gồm điện, trạm y tế ... ) là 24 công trình.

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững: tổng kinh phí thực hiện dự án là 22.348,26 triệu đồng cho 36 dự án với 2.735 người nghèo DTTS tham gia.

- Nhân rộng mô hình giảm nghèo:

Thực hiện nhân rộng 02 mô hình giảm nghèo nuôi lợn nái Móng cái sinh sản, Nuôi bò cái Laisind sinh sản do Trạm khuyến nông tham mưu thực hiện, Tổng kinh phí thực hiện: 2.715,76 triệu đồng. Trong đó NSTW là 1.098 triệu đồng; NSĐP là 664,6 triệu đồng; nhân dân đối ứng là 953,16 triệu đồng thực hiện trên địa bàn 10 xã với tổng số hộ là: 94 hộ. Hình thức hỗ trợ cho

các hộ tham gia thực hiện dự án, NN hỗ trợ 80% kinh phí mua con giống, 100% thuốc thú y, thuốc sát trùng và trồng cỏ làm thức ăn cho bò. Ngoài ra hỗ trợ tổ chức tập huấn kỹ thuật, công chỉ đạo, kiểm tra quản lý dự án, nghiệm thu, hội thảo đánh giá thực hiện mô hình. Các hộ nông dân phải đầu tư vốn đối ứng 20% mua giống Bò và 100% kinh phí để xây dựng, sửa chữa chuồng trại, các vật dụng cần thiết và toàn bộ lượng thức ăn để chăn nuôi Bò, công lao động, chăm sóc trong quá trình thực hiện dự án

- Hỗ trợ giảm nghèo về thông tin và truyền thông:

Năm 2016 toàn huyện có 11.731 hộ hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS thuộc diện được hỗ trợ thiết bị thu truyền hình số theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính đã triển khai lắp đặt, bàn giao 11.590 đầu thu kỹ thuật số cho các hộ theo quy định.

Các hoạt động truyền thông về giảm nghèo được tích cực triển khai thực hiện.Từ năm 2016 đến năm 2018 đã xây dựng 27 Chương trình truyền thông đến đồng bào các dân tộc trong huyện.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, giám sát đánh giá thực hiện Chương trình:

Qua 3 năm thực hiện công tác giảm nghèo toàn huyện đãtổ chức 9 lớp

tập huấn, bồi dưỡng về công tác giảm nghèo cho 971 người là thành viên Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp huyện, cấp xã, các trưởng thôn, xóm, bản, tổ dân phố; Số đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình là 8 đoàn với tổng số kinh phí thực hiện là 228 triệu đồng. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và bàn giao 12.993 phiếu thu thập thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo (phiếu C) và hộ gia đình có đối tượng bảo trợ xã hội (phiếu C1) theo quy định. Tổ chức 4 lớp tập huấn nghiệp vụ điều tra rà soát và chính sách về giảm nghèo cho trên 800 người là trưởng thôn xóm bản, BCĐ giảm nghèo huyện và 24 xã thị trấn. Phối hợp với Đài Truyền thanh, truyền hình, các hội đoàn thể cấp huyện và UBND các xã, thị trấn tiếp tục thực hiện truyền thông,

về chính sách giảm nghèo theo kế hoạch đề ra.

3.1.1.3. Huy động các nguồn vốn để thực hiện chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo

Tổng nguồn vốn trong 3 năm từ 2016 đến năm 2018 huy động cho chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 1.112,372 triệu đồng. Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 114,852 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 222,168 triệu đồng.

- Vốn tín dụng: 767,232 triệu đồng.

- Huy động khác: 8,120 triệu đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 63 - 67)