Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 83 - 88)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.2.Các yếu tố bên ngoài

3.3.2.1. Tác động của các chính sách giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

- Về kết quả thực hiện:

Thực hiện nội dung chương trình công tác về Giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Định Hoá đã giảm dần theo từng năm; điều đó nhờ chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và chính bản thân người

nghèo, cụ thể:

Tính đến ngày 31/12/2018, toàn huyện còn 3.792 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 14,37%, so với đầu giai đoạn bình quân mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo là 4,41%, đạt kế hoạch so với mục tiêu của Chương trình đề ra.

Công tác giảm nghèo được các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và toàn xã hội quan tâm, tham gia vào cuộc. Toàn tỉnh đã triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách giảm nghèo chung của Quốc gia (theo Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn ưu đãi), Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững (theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ). Ngoài các cơ chế, chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo theo quy định của Chính phủ, UBND tỉnh đã tiếp tục thực hiện Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống", hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo có đảng viên được nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng trở lên theo Kết luận số 96/KL-TU ngày 24/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, từ đó giải quyết kịp thời các vấn đề cơ bản của hộ nghèo trong việc khám, chữa bệnh, vay vốn, phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Về tính hiệu quả:

Số hộ nghèo được tiếp cận với các chính sách giảm nghèo ngày một tăng. Chúng ta thấy rõ điều này trong mỗi chính sách cụ thể: Với chính sách tín dụng ưu đãi, Ngân hàng chính sách xã hội đã thành công trong triển khai tín dụng đến hộ nghèo thể hiện ở lượng vốn tăng dần qua các năm; hiệu quả của chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo cơ bản được minh chứng bằng việc xáo nhà dột nát cho hộ nghèo, 100% hộ nghèo được cấp, phát thẻ

BHYT, học sinh, sinh viên nghèo được hỗ trợ miễn giảm học phí, được hỗ trợ chi phí học tập..., các mô hình giảm nghèo được nhân rộng.

- Việc quản lý, huy động, sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nội dung Chương trình đảm bảo theo quy định của pháp luật. Đối với các nguồn vốn huy động tại địa phương (nhân dân, tổ chức, cá nhân.... đóng góp bằng tiền, nguyên, vật liệu, giá trị bằng hiến đất, ngày công lao động) được công khai, minh bạch, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.

- Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nói chung, Chương trình 135, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Quá trình thực hiện đảm bảo công khai, dân chủ, tạo được khí thế thi đua sôi nổi, nhân dân hăng hái, tự giác tham gia xây dựng công trình.

- Thông qua thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo nói chung, Chương trình 135 nói riêng và các chính sách dân tộc khác đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo ở địa phương; cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

- Về tính hiệu lực của chính sách:

Thông qua việc đánh giá kết quả thực hiện các chính sách cho thấy các chính sách Giảm nghèo đã có hiệu lực. Tuy nhiên hiệu lực này chua cao vì thực tế triển khai chính sách còn bộc lộ một số hạn chế như đã nêu đối với từng chính sách cụ thể.

- Về sự phù hợp của chính sách

Tác động tích cực của các chính sách giảm nghèo chủ yếu đến công cuộc giảm nghèo thời gian qua bừng chứng thuyết phục nhất về sự phù hợp của từng chính sách thực tế đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên sẽ là vội vàng nếu như kết luận và đánh giá tất cả các chính sách đều đảm bảo

sự phù hợp. Kết quả phân tích thực trạng triển khai chính sách đề còn những hạn chế, những điểm chưa phù hợp với thực tế.

- Về tính bền vững của chính sách

Kết quả đánh giá các chính sách giảm nghèo nghiên cứu cho thấy về cơ bản đã phát huy tác dụng trong thực tế thể hiện ở các khía cạnh như hiệu quả, hiệu lực cũng như sự phù hợp và bền vững của chính sách. Tuy nhiên, các chính sách này đạt được hiệu quả chưa thực sự cao; tính hiệu lực của chính sách còn thấp; đặc biệt là sự phù hợp và bền vững của chính sách còn chưa được đảm bảo.

3.3.2.2. Ảnh hưởng của thị trường, khoa học kỹ thuật

- Thị trường, thể chế, chính sách liên quan trực tiếp và gián tiếp đến chi phí sản xuất, tiêu thụ, giá cả; cơ chế hỗ trợ hay hạn chế hoạt động sinh kế của hộ. Do phương thức, tập quán sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiển số chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, theo hình thức sản xuất nông lâm kết hợp và quy mô nhỏ. Các sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thị trường và đầu ra của sản phẩm, các sản phẩm nông sản thường có giá cả bấp bênh, được mùa thì mất giá. Liên doanh, liên kết trong sản xuất giữa các nhà còn hạn chế.

- Khoa học kỹ thuật: đây là một trong những yếu tố gắn liền với vốn con người, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các hoạt động sinh kế, nâng cao năng suất lao động và cải thiện thu nhập.

Trong những năm qua nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ đa đưa những giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, những phân bón chất lượng cao, các máy móc vào sản xuất đã làm thay đổi phương thức sản xuất, tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng cao góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc miền núi.

3.3.2.3. Ảnh hưởng của môi trường, cơ sở hạ tầng nông thôn

- Cơ sở hạ tầng như đường giao thông, chợ, điện, thủy lợi, nước sinh hoạt, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, thông tin liên lạc đặc biệt có ý nghĩa đảm bảo

các điều kiện để phát triển các hoạt động kinh tế, tiếp cận các dịch vụ xã hội, hỗ trợ giảm nghèo.

Chính phủ đã có nhiều các chương trình, chính sách dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở vùng DTTS&MN như Chương trình 135, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015 - 2020, Chương trình xây MTQG xây dựng Nông thôn mới...Về tổng thể, hiện nay đã có 98,4 % xã có đường ô tô đến trung tâm; trên 99% hộ DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% xã có trường lớp mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở; 100 % xã có trạm y tế; trên 100% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình; 100% xã có hạ tầng viễn thông và được phủ sóng di động đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân. Tuy nhiên, nhu cầu về đầu tư xây dựng CSHT thiết yếu trên địa bàn vẫn còn rất lớn. Cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu, đặc biệt là hệ thống các công trình giao thông từ thôn, xóm đến trung tâm xã, đương liên xóm; hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp; hệ thống trường lớp học, trang thiết bị phục vụ giáo dục, đào tạo, nhà văn hóa và các thiết chế văn hóa

Tuy nhiên, do điều kiện địa hình chia cắt, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên phải chống chịu với thiên tai, bão lũ, sụt lở đất cùng với việc thiếu nguồn lực cho công tác duy tu, bảo dưỡng nên diện tích đất canh tác được tưới tiêu của các xã vùng DTTS còn gặp nhiều khó khăn

- Môi trường tự nhiên là các yếu tố tự nhiên có thể tác động rất lớn đến đời sông và hoạt động sinh kế của các hộ nghèo dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở miền núi. Do đồng bào dân tộc miền núi sinh sống phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện tự nhiên thuận lợi thì sản xuất ổn định, đời sống ổn định và ngược lại. Trong những năm qua do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc miền núi như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, tố lốc....Do vậy trong quá

trình phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo cần quan tâm các biện pháp phòng ngừa đến yếu tố môi trường.

3.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo đa chiều của các hộ dân tộc

thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 83 - 88)