Phƣơng hƣớng đổi mới phƣơng pháp giáo dục ở trƣờng trung học phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chương quan hệ vuông góc trong không gian theo hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 11​ (Trang 32 - 34)

10. Cấu trúc của luận văn

1.2 Phƣơng hƣớng đổi mới phƣơng pháp giáo dục ở trƣờng trung học phổ

phổ thông

Trong tình hình hiện tại, chương trình GDPT hiện hành ở nƣớc ta còn có những nhƣợc điểm phổ biến:

- Đƣợc xây dựng theo định hƣớng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chƣa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học đƣợc vào thực tiễn. Theo mô hình này, kiến thức vừa là “chất liệu đầu vào” vừa là “kết quả đầu ra” của quá trình dạy và học. Vì vậy, học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhƣng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế.

- Nội dung giáo dục gần nhƣ đồng nhất cho tất cả học sinh; việc định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh, ngay cả ở cấp THPT chƣa đƣợc xác định rõ ràng.

- Sự kết nối giữa chƣơng trình các cấp học trong một môn học và giữa chƣơng trình các môn học chƣa chặt chẽ; một số nội dung giáo dục bị trùng lặp, chồng chéo hoặc chƣa thật sự cần thiết đối với học sinh phổ thông.

- Thiếu tính mở nên hạn chế khả năng chủ động và sáng tạo của địa phƣơng và nhà trƣờng cũng nhƣ của tác giả SGK và giáo viên.

con ngƣời của thời đại 4.0 và thúc đ y một cuộc vận động đổi mới PPDH với định hƣớng lấy ngƣời học làm trung tâm. Việc dạy và học nhằm mục tiêu tổ chức cho ngƣời học học tập trong hoạt động, tăng tính chủ động, tích cực sáng tạo. Ngày 27/12/2018, BGD&ĐT đã công bố chƣơng trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới. Theo đó, chƣơng trình GDPT mới sẽ có thay đổi, trong đó vừa kế thừa vừa phát triển những ƣu điểm của chƣơng trình GDPT hiện hành. Cụ thể là:

- Chương trình GDPT mới đƣợc xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phƣơng pháp tích cực hóa hoạt động của ngƣời học, giúp học sinh hình thành và phát triển những ph m chất và năng lực mà nhà trƣờng và xã hội kỳ vọng.

- Có hai giai đoạn đƣợc phân ra trong chương trình GDPT mới: Giáo dục cơ bản (cấp Tiểu học và THCS) và định hƣớng nghề nghiệp (cấp THPT).

+ Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, thực hiện yêu cầu của các Nghị quyết về đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục, chƣơng trình thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chƣơng trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lí số môn học; đồng thời thiết kế một số môn học theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.

+ Trong giai đoạn giáo dục định hƣớng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh đƣợc lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hƣớng nghề nghiệp của mình.

- Chương trình GDPT mới chú ý hơn đến tính kết nối giữa chƣơng trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chƣơng trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học. Việc xây dựng chƣơng trình tổng thể, lần đầu tiên đƣợc thực hiện tại Việt Nam, đặt cơ sở cho sự kết nối này.

học trong lớp, tiết kiệm đến 315h so với chƣơng trình hiện hành. Do đó có điều kiện tổ chức các hoạt động học ngoại khóa, vui chơi, giải trí nhiều hơn.

Để đáp ứng đƣợc những mục tiêu đổi mới đã đề ra thì cần sự chuyển mình của cả hệ thống giáo dục. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là vai trò của ngƣời ngƣời giáo viên.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục, ngƣời giáo viên cần phải tham khảo, học hỏi và áp dụng các mới phƣơng pháp dạy học mới ở trong nƣớc và trên thế giới một cách có chọn lọc để tìm đƣợc phƣơng pháp dạy học phù hợp với từng môi trƣờng, từng đối tƣợng học sinh. Một số phƣơng pháp dạy học có tính chất hƣớng đến sự phát triển năng lực của học sinh nhƣ:

- Dạy học PH&GQVĐ.

- Dạy học theo thuyết kiến tạo

- Dạy học phát triển tƣ duy sáng tạo - phản biện

- Dạy học có sử dụng các phƣơng tiện tin học, công nghệ, truyền thông hiện đại.

Trong đó, dạy học PH&GQVĐ đóng góp đáng kể vào hiệu quả của chƣơng trình đổi mới PPDH. Đó là giúp ngƣời học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; nhờ đó có đƣợc cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nƣớc và nhân loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chương quan hệ vuông góc trong không gian theo hướng phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 11​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)