10. Cấu trúc của luận văn
2.1.1 Biến mỗi bài toán thành tình huống gợi vấn đề
2.1.1.1 Bài toán có tính chất gợi vấn đề
Khi giáo viên đƣa ra một bài toán mà học sinh chƣa đƣợc trang bị phƣơng pháp giải cụ thể thì bài toán đó đƣợc gọi là có tính chất gợi vấn đề khi nó thỏa mãn đƣợc những yếu tố sau:
- Học sinh đƣợc đặt vào tình huống khó khăn, thách thức. Đó là phải xác định và xử lý đƣợc mâu thuẫn giữa những tri thức đã đƣợc học, đã biết với những tri thức mới; khó khăn trong việc vận dụng năng lực của bản thân
một cách phù hợp để xử lý yêu cầu của bài toán.
- Những khó khăn, thách thức đó phải vừa với sức của học sinh, nghĩa là không đƣợc quá khó và cũng không đƣợc quá dễ. Điều đó khiến học sinh phải tích cực tƣ duy, phải hoạt động sáng tạo thì mới có thể giải quyết đƣợc bài tập.
- Khó khăn, thử thách đó phải gây hứng thú với học sinh, tạo cho học sinh có niềm tin vào khả năng bản thân và có động lực để giải bài tập đó.
Để thỏa mãn hai yếu tố đầu tiên là xác định mức độ khó khăn, thử thách phù hợp với học sinh, giáo viên cần vận dụng năng lực sƣ phạm của mình dựa trên việc hiểu đƣợc khả năng, trình độ chung của học sinh. Về vấn đề này thì giáo viên nên sử dụng phƣơng pháp dạy học phân hóa đối tƣợng. Tức là giáo viên nên chu n bị sẵn một danh sách câu hỏi, những yêu cầu từ dễ đến khó để sử dụng một cách hợp lý, tăng dần theo mức trình độ của học sinh. Điều này không những sẽ giúp học sinh không bị cảm giác choáng ngợp mà còn gây cho học sinh sự hứng thú cần thiết đối với bài học.
Với yếu tố cuối cùng, giáo viên có thể tiến hành những cách dƣới đây: - Không nên đặt học sinh vào trực tiếp những vấn đề quá lớn, quá khó khăn, mà thay vào đó là dẫn dắt học sinh làm quen dần qua những bài tập dễ và bài tập nhỏ. Từ đó học sinh có thể có cái nhìn từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh của vấn đề. học sinh dần dần hình thành niềm tin vào bản thân vào việc giải quyết vấn đề của bài toán lớn.
- Giáo viên cần dựa vào những phần kiến thức học sinh đã biết, những bài toán quen thuộc, rồi sử dụng các kỹ thuật đặc biệt hóa, khái quát hóa, xét tƣơng tự hóa... để tạo ra những vấn đề, những khó khăn thử thách mới.
- Giáo viên đóng vai trò định hƣớng và tạo điều kiện cho học sinh đƣợc thể hiện sự sáng tạo bằng cách tham gia vào quá trình tạo dựng một bài toán mới có vấn đề. Ở vai trò mới này, học sinh sẽ cảm thấy hứng thú và bị
cuốn vào tiết học hơn. Từ đó dần dần hình thành sự thích thú của học sinh đối với môn toán nói riêng và với việc học nói chung.
2.1.1.2 Các phương pháp tạo tình huống gợi vấn đề cho bài toán
Khi vận dụng dạy học PH&GQVĐ, giáo viên không phải là ngƣời đƣa ra các quy tắc, các thuật giải và yêu cầu học sinh máy móc làm theo. Vai trò của giáo viên là phải đặt học sinh vào những bài toán thực sự gợi vấn đề, để học sinh tự phát hiện và đồng thời tạo cho học sinh có niềm tin vào bản thân sẽ giải quyết đƣợc những khó khăn gặp phải. Tuy nhiên, không phải là dễ đối với mỗi giáo viên để hoàn thành mục tiêu này. Vì các vấn đề trong bài toán chỉ mang tính tƣơng đối. Do trình độ nhận thức, năng lực bản học sinh khác nhau nên có thể bài toán đối với học sinh này là có vấn đề, nhƣng đối với học sinh khác thì lại không phải. Vì vậy trình độ, kỹ năng sƣ phạm của ngƣời giáo viên là rất quan trọng. “Muốn biết ngƣời thầy có giỏi hay không hãy nhìn vào cách ngƣời đó chu n bị cho bài dạy”.
Một số cách tạo tình huống gợi vấn đề cho bài toán:
- Từ một bài toán đã biết, giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động tƣ duy đảo ngƣợc, đặc biệt hóa, khái quát hóa, tƣơng tự hóa... nhằm mục đích đặt học sinh vào những THCVĐ mới.
- Giáo viên đƣa ra một lời giải đã chu n bị trƣớc và cho học sinh phát hiện lỗi sai, xác định nguyên nhân và tìm cách sửa lỗi. giáo viên cần yêu cầu học sinh tự trả lời một số câu hỏi để giúp học sinh có phƣơng hƣớng trong việc tìm ra sai lầm trong lời giải. Ví dụ:
+ Các công thức tính toán có đúng không?
+ Giải bài toán theo cách khác rồi so sánh kết quả xem có khác hay không?
+ Bài toán có trƣờng hợp riêng nào không? Kết quả trƣờng hợp riêng có mâu thuẫn với kết quả bài toán không hay có nằm trong kết quả của bài
toán không?
+ Kết quả của bài toán có thể khái quát hóa lên thành phƣơng pháp đƣợc không?
Khi biết mình mắc lỗi sai hoặc xác định đƣợc lỗi sai trong bài của ngƣời khác thì học sinh sẽ tự hiểu ra tầm quan trọng của việc cần phải hiểu bản chất của từng tri thức đã đƣợc học.
- Giáo viên cho học sinh làm những bài tập nhỏ mà học sinh chƣa biết cách giải, từ đó giúp học sinh tự hình thành phƣơng hƣớng rồi khái quát lên thành phƣơng pháp chung để áp dụng cho các bài tập chung dạng.