Phân phối mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập của nông dân huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 33)

TT Số mẫu

1 Xã Việt Dân 30

2 Xã Bình Khê 70

3 Xã An Sinh 50

Tổng 3 xã 150 mẫu

Việc chọn số lượng mẫu này dựa vào tỉ lệ %/ tổng dân số của mỗi xã, mỗi xã chọn mẫu nghiên cứu chiếm tỷ lệ khoảng 0,88 % dân số của mỗi xã. Đây là số lượng mẫu được chọn có tính đại diện cho tình hình phát triển của huyện Đông Triều.

Phiếu điều tra

Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ của đơn vị và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu. Quy trình thiết kế bảng hỏi

- Bước 1: Bảng hỏi được xây dựng trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu và tài liệu trước đây, cũng như tham vấn một số chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.

- Bước 2: Bảng hỏi sau khi được hoàn chỉnh sẽ được khảo sát thử trước khi thực hiện điều tra chính thức để làm tăng độ tin cậy của thông tin được thu thập.

Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần: Phần 1 sẽ thu thập các dự liệu liên quan tới điều tra như: Tuổi chủ hộ, trình độ học vấn chủ hộ, số thành viên của hộ, số thành viên trong độ tuổi lao động, doanh thu, chi phí từ lúa, số lượng gia súc, gia cầm hiện tại, cơ cấu thu nhập, thu nhập bình quân hộ, thu nhập bình quân đầu người, mức độ tham gia các chương trình khuyến nông, định mức vay cho sản xuất,...; Phần 2 sẽ đo lường sự đánh giá của các hộ

nông dân về các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ.

Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi là kết quả của sự tập trung kiến thức nhằm định lượng các thông tin cần thiết. Phương pháp phỏng vấn sâu do cá nhân thực hiện nhằm khai thác thông tin sâu định tính giúp cho báo cáo có tính thuyết phục và có chiều sâu.

Việc điều tra phỏng vấn các hộ nông dân được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp tại các hộ dựa trên bộ câu hỏi có sẵn được chuẩn bị từ trước và được áp dụng chung cho tất cả các hộ.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

a. Đối với thông tin sơ cấp

Phiếu điều tra sau khi được hoàn thành sẽ được kiểm tra, phân tổ thống kê: Hộ nghèo, hộ khá, hộ trung bình và tiến hành nhập vào phần mềm excel để xử lý, tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết cho qua trình nghiên cứu.

b. Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các

thông tin là số liệu thì phải lập trên bảng biểu.

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính toán, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra hộ.

Sử dụng các chỉ tiêu thống kê như tần suất, số bình quân, số mode, số trung vị, độ lệch chuẩn, số lớn nhất, số nhỏ nhất để phân tích có tính mô tả, phản ánh thực trạng của việc nâng cao thu nhập cho nông dân.

- Phương pháp so sánh

Xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối nhằm chỉ rõ nguyên nhân biến động của hiện tượng nghiên cứu. Sử dụng các chỉ tiêu thống kê như số tương đối, chỉ số, dãy số thời gian để so sánh, đánh giá sự biến động của các chỉ số. Phương pháp này dùng để so sánh sự sự khác nhau về thu nhập từ các ngành nghề khác nhau, cơ cấu thu nhập,... giữa các hộ

- Phương pháp chuyên khảo

Lấy ý kiến thăm dò của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giáo viên

hướng dẫn và các cán bộ quản lý có kinh nghiệm tại các cơ quan Nhà nước nhằm thu thập ý kiến đóng góp, kinh nghiệm quý báu và thực tế trong phát triển kinh tế và phát triển bền vững kinh tế.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Chỉ tiêu về đặc điểm kinh tế xã hội của hộ nông dân: Tuổi chủ hộ; Trình độ học vấn của chủ hộ; Số thành viên của hộ; Số thành viên trong độ tuổi lao động, nguồn lực tài chính, vốn vay, các dịch vụ khuyến nông...

* Chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu: Số lượng, cơ cấu về diện tích đất đai, hộ nông dân, lao động, gia súc, cây trồng....

- Thu nhập bình quân 1 hộ = Tổng thu nhập của các hộ/tổng số hộ - Thu nhập bình quân đầu người = Tổng thu nhập/tổng số nhân khẩu * Chỉ tiêu doanh thu và chi phí đầu vào:

- Doanh thu bình quân 1 hộ = Tổng doanh thu của các hộ/tổng số hộ - Chi phí sản xuất bình quân 1 hộ = Tổng chi phí của các hộ/tổng số hộ

* Ý nghĩa của các chỉ tiêu nghiên cứu: Thông qua các chỉ tiêu nghiên

cứu sẽ đánh giá được tác động, mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu, các yếu tố đối với thu nhập của người nông dân; làm căn cứ đề xuất các giải pháp để nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Chương 3

THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA NÔNG DÂN

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Đặc điểm của huyê ̣n Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Đông Triều nằm ở cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh; trung tâm thị xã cách thành phố Hạ Long 78km, cách thành phố Uông Bí 25km, cách Hà Nội 90km. Phía Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương; phía Nam giáp huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương; phía Đông Nam giáp huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng; phía Đông giáp thành phố Uông Bí.

3.1.1.2. Diện tích tự nhiên và đặc điểm địa hình

Đông Triều là huyê ̣n trung du miền núi có đồi núi xen lẫn đồng bằng. Phía Bắc và Tây Bắc là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông Triều, phía nam là vùng đồng bằng ven sông và được chia thành 3 vùng chính:

* Vùng đồi núi phía Bắc: Bao gồm các xã: An Sinh, Bình Khê, Tràng

Lương, có độ cao trung bình 300 - 400 m, đỉnh cao nhất là Am Váp cao 1.031 m, đoạn giữa đứt gãy tạo thành thung lũng lớn Bình Khê - Tràng Lương. Địa hình vùng đồi núi phía Bắc thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp (cây ăn quả, cây công nghiệp v.v.)

* Vùng giữa: Kéo dài từ Dốc Đỏ thuộc xã Hồng Thái Đông qua phía Bắc thị trấn Mạo Khê, xã Kim Sơn, xã Tràng An là vùng đồi thấp xen kẽ, có nguồn gốc là đất phù sa cổ, thích hợp phát triển nông nghiệp, chăn nuôi.

* Vùng đồng bằng phía Nam: Vùng này chủ yếu do phù sa sông Kinh

triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Huyện Đông Triều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa phía Bắc, vì vậy khí hậu nơi đây mang những nét đặc trưng của miền Bắc, đó là khí hậu nóng, ẩm và mưa nhiều vào mùa hè, lạnh, khô vào mùa đông.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

Đất đai: Theo số liệu kiểm kê đất năm 2014, tổng diện tích đất tự

nhiên của huyện Đông Triều là 37.738,31 ha. Hiện trạng đất đai của các xã được chia thành các loại đất theo mục đích sử dụng như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích 10.237,45 ha chiếm 27,12 % diện tích đất toàn huyện (trừ 2 thị trấn), được chia thành 2 vùng sản xuất chính: Vùng sản xuất lương thực tập trung ở các xã phía Tây và phía Nam gồm: Nguyễn Huệ, Bình Dương, Hồng Phong, Đức Chính, Hưng Đạo, Kim Sơn. Vùng sản xuất nông sản hàng hóa chủ yếu là cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung ở các xã phía Bắc: An Sinh, Việt Dân, Tràng An, Bình Khê, Tràng Lương.

- Đất lâm nghiệp: Tập trung nhiều ở vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông Triều trên địa phận các xã, thi ̣ trấn: Tràng Lương, An Sinh, Bình Khê, Hồng Thái Đông, Hoàng Quế, Hồng Thái Tây, Mạo Khê; các xã còn lại có từ 3 đến dưới 100 ha. Tổng diện tích 17.415,56 ha chiếm 46,15 % diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó rừng sản xuất 6.034,01 ha; rừng phòng hộ 10.870,15 ha. Rừng đặc dụng 511,4 ha ước tổng trữ lượng 140.400 m3. Rừng trồng chủ yếu là các loại gỗ: Thông nhựa và Thông lấy gỗ, keo, bạch đàn...

- Đất phi nông nghiệp: Diện tích 8.563,29 ha chiếm 22,7 % diện tích tự nhiên toàn thị xã. Đất chưa sử dụng: 1.522,01 ha, chiếm 4,0 % tổng diện tích tự nhiên.

Tài nguyên nước: Huyện Đông Triều có nguồn tài nguyên nước ngọt không lớn. Nước mặt: có 44 hồ đập lớn nhỏ và sông Cầm, sông Đạm, sông Đá

Vách với tổng trữ lượng và dòng chảy vào khoảng 500 triệu m3, đảm bảo cơ bản nguồn nước tưới sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống dân sinh. Nước ngầm: Nguồn nước ngầm có trữ lượng ở các xã, thị trấn: Bình Khê, Đức Chính, Tràng An, Tân Việt, Mạo Khê có khả năng khai thác phục vụ đời sống nhân dân theo chương trình nước sạch nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp, kinh tế trang trại, vườn đồi và phát triển công nghiệp.

Cảnh quan, văn hóa, du lịch: Huyện Đông Triều có 121 di tích và danh thắng, phản ánh bề dầy các lớp trầm tích văn hóa hàng nghìn năm lịch sử, là một trong những địa phương có số lượng di tích lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh. Trong đó có 22 di tích đã được xếp hạng (01 Di tích Quốc gia đặc biệt; 04 di tích cấp Quốc gia; 17 di tích cấp tỉnh); 99 di tích đã được kiểm kê, phân loại và đưa vào danh mục quản lý. Các di tích này không chỉ là di sản văn hóa mà còn là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đi ̣a phương. Tiêu biểu như: Am – Chùa Ngọa Vân - nơi Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu hành và nhập Niết Bàn – Hóa Phật; Đền An Sinh và lăng mộ các Vua Trần, đã được Nhà nước xếp hạng di tích cấp Quốc gia ngay từ đợt đầu năm 1962 (cùng với Chùa Một Cột và Vịnh Hạ Long); Chùa Quỳnh Lâm – được coi là trường đa ̣i ho ̣c Phâ ̣t giáo đầu tiên của cả nước thời nhà Trần, nổi tiếng với bức tượng Phật Di Lặc – là một trong “An Nam tứ đại

khí”; Đền Thái - nơi thờ tổ tiên của Nhà Trần...Với những giá tri ̣ đă ̣c biê ̣t quan trọng, Khu di tích nhà Trần ta ̣i Đông Triều đã đươ ̣c Thủ tướng Chính phủ phê duyê ̣t quy hoa ̣ch tổng thể với quy mô 2.206 ha, bao gồm 14 di tích, 22 điểm di tích và được xếp hạng Di tích Quốc gia đă ̣c biê ̣t. Ngoài ra, trên đi ̣a bàn thị xã còn có nhiều thắng cảnh đẹp khác như hồ Bến Châu, Trại Lốc, khe Chè...và gần 3.000 ha cây ăn quả tập trung, tạo môi trường sinh thái trong lành, là tiềm năng phát triển các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Khoáng sản:

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: Chủ yếu là than đá, trữ lượng khoảng 600 triệu tấn, sản lượng khai thác khoảng 3,3 triệu tấn/năm, tập trung tại

Mạo Khê, Hồng Thái Tây, Hồng Thái Đông, Yên Thọ, Tràng Lương, Bình Khê, Hoàng Quế.

- Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng, bao gồm:

+ Đất sét: Nằm theo dải vòng cung Đông Triều từ Bình Dương đến Hồng Thái Đông, tập trung nhiều nhất ở thôn Bắc Mã (Bình Dương), Việt Dân, Yên Thọ, Kim Sơn...là những khu vực có vùng đất sét dùng để sản xuất gốm sứ mỹ nghệ. Còn lại là sét thường có thể dùng để sản xuất gạch, ngói, gạch ốp lát với trữ lượng trên 500 triệu viên/năm; đất sét cao lanh: Tập trung ở xã Yên Đức đảm bảo cung cấp để sản xuất đồ gốm sứ truyền thống với sản lượng trên 10 triệu sản phẩm/năm.

+ Đá vôi: Phân bố ở xã Hồng Thái Tây và Yên Đức, mỗi năm có thể khai thác hàng chục vạn m3 để sản xuất xi măng, vôi và xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ Cát, sỏi: trữ lượng nhiều ở các xã Hồng Thái Đông, Yên Đức, Kim Sơn, Xuân Sơn…và hê ̣ thống các sông, suối trên địa bàn thị xã.

Bảng 3.1. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất huyện Đông Triều năm 2014

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 37.738,31 100 1 Đất nông nghiệp 10.237,45 27,12 1.1 Đất lúa nước 5.622,36 14,9

1.2 Đất trồng cây lâu năm 3.511,12 9,3 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 934,61 2,4

1.4 Đất trồng cỏ chăn nuôi 5,0 0,01

1.5 Các loại đất nông nghiệp khác 164,36 0,4

2 Đất lâm nghiệp 17.415,56 46,15

2.1 Đất rừng phòng hộ 10.870,15 28,8

2.2 Đất rừng đặc dụng 511,4 1,4

2.3 Đất rừng sản xuất 6.034,01 15,9

3 Đất phi nông nghiệp 8.563,29 22,7 4 Đất chưa sử dụng 1.522,01 4,0 5 Mức trang bị đất

5.1 Diện tích đất tự nhiên/nhân khẩu 0,22 5.2 Diện tích đất tự nhiên/lao động 0,62 5.3 Diện tích đất nông nghiệp/nhân khẩu 0,01 5.4 Diện tích đất nông nghiệp/lao động 0,17

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Đông Triều)

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Dân số toàn huyện đến hết năm 2014 là 173.141 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%/năm.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động TT Chỉ tiêu TT Chỉ tiêu Năm 2014 Số lượng (Người) Cơ cấu (%) 1 Về dân số 173.141 100 - Dân số thành thị 44.604 25,8

- Dân số nông thôn 128.537 74,2

2 Về độ tuổi lao động trong nông nghiệp

- Trong độ tuổi lao động 60.505 47,1

+ Lĩnh vực nông, lâm nghiệp 26.528 43,8

+ Lĩnh vực khác 33.977 56,2

- Ngoài độ tuổi lao động 68.032 52,9

(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê)

Nhìn chung, dân số huyện Đông Triều là dân số trẻ, có 11 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 97% dân số, còn lại là các dân tộc: Tày, Sán Dìu, Hoa, Nùng, Dao, Mường, Thái….chiếm 3%. Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 415 người/km2. Những điều kiện tự nhiên, tài nguyên và nguồn nhân lực tạo cho Đông Triều có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức do tác đô ̣ng, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tê ̣ trên quy mô toàn cầu tác đô ̣ng đến kinh tế trong nước và tỉnh Quảng Ninh; song kinh tế của huyê ̣n vẫn duy trì được sự ổn đi ̣nh và phát triển; tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm ước đạt 14,2. Thu

nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 1.972,7 USD, ước năm 2015 đạt 2.220 USD; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Năm 2014 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 64,5 %; dịch vụ, 24,0 %, nông - lâm - ngư nghiệp 11,5 %; ước thực hiện năm 2015 với tỷ trọng tương ứng là: 63,5% - 27,2 % - 9,3 %.

Bảng 3.3. Giá tri ̣ sản xuất của huyê ̣n Đông Triều thời kỳ 2010 - 2014

Ngành ĐVT Năm

2010 2011 2012 2013 2014

I. Giá tri ̣ sản xuất Triệu đ 2.187.000 2.709.000 2.970.600 3.426.100 3.952.125

1. CN và XD Triệu đ 1.300.000 1.518.500 1.688.300 2.103.625 2.549.548

2. Dịch vụ Triệu đ 550.000 685.300 768.500 925.047 952.452

3. NLN, Thủy sản Triệu đ 337.000 368.500 370.200 397.428 450.125

II. Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100

1. CN và XD % 59,4 59 59,7 61,4 64,5

2. Dịch vụ % 25,2 27 27,2 27 24,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập của nông dân huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)