Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đă ̣c điểm của huyê ̣n Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Dân số toàn huyện đến hết năm 2014 là 173.141 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%/năm.
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động TT Chỉ tiêu TT Chỉ tiêu Năm 2014 Số lượng (Người) Cơ cấu (%) 1 Về dân số 173.141 100 - Dân số thành thị 44.604 25,8
- Dân số nông thôn 128.537 74,2
2 Về độ tuổi lao động trong nông nghiệp
- Trong độ tuổi lao động 60.505 47,1
+ Lĩnh vực nông, lâm nghiệp 26.528 43,8
+ Lĩnh vực khác 33.977 56,2
- Ngoài độ tuổi lao động 68.032 52,9
(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê)
Nhìn chung, dân số huyện Đông Triều là dân số trẻ, có 11 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 97% dân số, còn lại là các dân tộc: Tày, Sán Dìu, Hoa, Nùng, Dao, Mường, Thái….chiếm 3%. Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 415 người/km2. Những điều kiện tự nhiên, tài nguyên và nguồn nhân lực tạo cho Đông Triều có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức do tác đô ̣ng, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tê ̣ trên quy mô toàn cầu tác đô ̣ng đến kinh tế trong nước và tỉnh Quảng Ninh; song kinh tế của huyê ̣n vẫn duy trì được sự ổn đi ̣nh và phát triển; tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm ước đạt 14,2. Thu
nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 1.972,7 USD, ước năm 2015 đạt 2.220 USD; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Năm 2014 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 64,5 %; dịch vụ, 24,0 %, nông - lâm - ngư nghiệp 11,5 %; ước thực hiện năm 2015 với tỷ trọng tương ứng là: 63,5% - 27,2 % - 9,3 %.
Bảng 3.3. Giá tri ̣ sản xuất của huyê ̣n Đông Triều thời kỳ 2010 - 2014
Ngành ĐVT Năm
2010 2011 2012 2013 2014
I. Giá tri ̣ sản xuất Triệu đ 2.187.000 2.709.000 2.970.600 3.426.100 3.952.125
1. CN và XD Triệu đ 1.300.000 1.518.500 1.688.300 2.103.625 2.549.548
2. Dịch vụ Triệu đ 550.000 685.300 768.500 925.047 952.452
3. NLN, Thủy sản Triệu đ 337.000 368.500 370.200 397.428 450.125
II. Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100
1. CN và XD % 59,4 59 59,7 61,4 64,5
2. Dịch vụ % 25,2 27 27,2 27 24,0
3. NLN, Thủy sản % 15,4 14 13,1 11,6 11,5
(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê)
Về trồng trọt: Diện tích gieo trồng bình quân 11.800 ha/năm; năng suất
lúa ổn định ở mức cao từ 58 - 63 tạ/ha/vụ; sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt gần 55.300 tấn, giá trị thu nhập bình quân một ha canh tác năm 2014 ước đạt 115 triệu đồng (tăng 55 triệu so với năm 2010). Diện tích lúa
chất lượng cao ngày càng tăng, năm 2014 đạt 82,2% (tăng 63,7% so với năm
Đã quy hoạch được các vùng sản xuất tập trung như: Vùng trồng lúa Nếp cái hoa vàng trên 500 ha; vùng trồng Na 920 ha; Thanh long ruột đỏ trên 70 ha, cam Canh, Bưởi Diễn trên 10 ha, diện tích vải, nhãn trên 2.000 ha,... Đến nay sản phẩm Nếp cái hoa vàng và Na dai Đông Triều đã được đăng ký nhãn hiệu tập thể. Đã hình thành vùng sản xuất tập trung tại xã: An Sinh, Tân Việt, Việt Dân, Bình Dương, Tràng An, Bình Khê trồng một số giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Thanh Long ruột đỏ, cam V2, cam Canh, bưởi Diễn... và đưa vào trồng một số loại cây ăn quả mới như: Mít Thái Lan, ổi Đài Loan, Hồng xiêm xoài. Quy hoạch vùng trồng hoa cao cấp 40 ha tại xã Bình Khê, Hưng Đạo…; vùng sản xuất rau tập trung tại 8 xã, trong đó có Dự án trồng rau an toàn tại xã Xuân Sơn do Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong làm chủ đầu tư với diện tích 13 ha, đây là mô hình mới trong đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp, liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân, bước đầu thu được kết quả tích cực.
Về chăn nuôi gia súc, gia cầm: Tích cực chỉ đạo phát triển ngành chăn
nuôi trên cơ sở phát triển 599 mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản tập trung theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Phát triển các mô hình chăn nuôi lợn tập trung theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp tại các xã, phường: Bình Khê, Nguyễn Huệ, An Sinh, Việt Dân, Hồng Phong, Kim Sơn… có trên 100 hộ chăn nuôi quy mô lớn, thu nhập hàng tỷ đồng năm. Đàn bò sữa được duy trì, phát triển tại Bình Khê, An Sinh với 330 con, sản lượng sữa đạt trên 600 tấn/năm, đem lại thu nhập khá cho người chăn nuôi. Đã đưa ra thị trường sản phẩm sữa tươi thanh trùng An Sinh, Đông Triều và một số sản phẩm chế biến từ sữa bước đầu được thị trường tiếp nhận.
Phát triển chăn nuôi gia cầm chủ yếu tại khu vực vườn đồi và các xã phía đông của huyê ̣n. Chỉ đạo thực hiện mô hình gà thả đồi bước đầu đem lại hiệu quả tốt. Chỉ đạo 2 xã Nguyễn Huệ và Bình Khê quy hoạch xây dựng
vùng chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư để khắc phục ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa.
Về thủy sản: Diện tích nuôi thủy sản 1.493 ha, sản lượng thủy sản năm 2014 đạt 5.620 tấn, tăng 78,4% so với năm 2010, năm 2015 phấn đấu đạt 5.800 tấn trở lên. Đã quy hoạch được 3 vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung với tổng diện tích 785,5 ha. Có khoảng 4.500 hộ nuôi thủy sản, nhiều hộ đầu tư nuôi theo hướng thâm canh và bán thâm canh, năng suất đạt 10-15 tấn/ha/năm; nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao như: nuôi thâm canh cá Rô phi đơn tính, Tôm thẻ chân trắng, cá Điêu hồng, cá Rô, Trê đồng, cá Lăng, cá Trắm đen...
Về lâm nghiệp: Đã trồng được trên 2.300 ha rừng, chủ yếu trồng thông nhựa và cây lấy gỗ. Năm 2014 tỷ lệ che phủ rừng đạt 52,8%, năm 2015 dự kiến đạt 53,5%. Cơ bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ dân để đầu tư phát triển kinh tế lâm nghiệp. Các mô hình phát triển kinh tế lâm nghiệp có nhiều tiến bộ, nhất là cây thông nhựa cho hiệu quả kinh tế cao, vùng trồng thông nhựa gần 3.000 ha, trong đó có trên 500 ha đang cho thu hoạch với sản lượng khoảng trên 500 tấn nhựa/năm; chỉ đạo chuyển đổi diện tích cây Vải kém hiệu quả sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế. Công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng thường xuyên được quan tâm, không để xảy ra cháy rừng lớn.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Trong bối cảnh sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn do tác động, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế; huyê ̣n đã tích cực chỉ đạo thực hiện các giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, giải phóng mặt bằng, thực hiện các chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế, đất đai… hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất và tăng trưởng,
góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp cho ngân sách địa phương. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm ước đạt 15,45%.
Công nghiệp Trung ương: Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi triển khai
quy hoạch phát triển của các doanh nghiệp ngành than trên địa bàn. Trọng tâm là đổi mới công nghệ, mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, kết hợp sản xuất than với giải quyết các vấn đề xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi triển khai Dự án nhà máy nhiệt điện Đông Triều do Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 9.315 tỷ đồng đã hoàn thành đưa vào vận hành trước tiến độ 03 tháng, góp phần quan trọng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp trên địa bàn thị xã. Đã thực hiện chủ trương chấm dứt vận chuyển than bằng đường bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành than triển khai Dự án tuyến băng tải ống vận chuyển than từ nhà sàng 56 ra cảng Bến Cân, Dự án tuyến băng tải cấp than cho nhà máy Nhiệt điện Đông Triều; triển khai công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư phục vụ Dự án khai thác than của Tổng công ty Đông Bắc và Dự án mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất của công ty than Mạo Khê - TKV. Phối hợp thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân của Công ty than Hồng Thái, Tổng công ty Đông Bắc; góp phần chăm lo, nâng cao đời sống và cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của công nhân ngành than. Các doanh nghiệp ngành than tiếp tục ổn định và phát triển sản xuất, sản lượng than khai thác đạt trên 3,3 triệu tấn/năm.
Công nghiệp địa phương: Chỉ đạo quy hoạch phát triển công nghiệp địa
phương, đề nghị tỉnh phê duyệt thành lập Cụm công nghiệp Kim Sen 1 (70,78 ha), Cụm công nghiệp Kim Sen 2 (50,8 ha), quy hoạch quỹ đất, thu hút đầu tư tại xã Tràng An và một số địa phương. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đổi mới dây chuyền, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Sản xuất gốm sứ được duy trì, ngành sản xuất vật liệu xây dựng đất sét nung phát triển mạnh với sản lượng lớn nhất trong tỉnh, chất lượng sản
phẩm ngày càng được nâng lên, hình thành mạng lưới đại lý tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và xuất khẩu tới 38 quốc gia và vùng lãnh thổ; giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động với mức thu nhập ổn định; triển khai dự án xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân. Ngành công nghiệp cơ khí tiếp tục được duy trì và phát triển, một số doanh nghiệp bước đầu xây dựng được thương hiệu, khẳng định uy tín trong và ngoài tỉnh.
Lãnh đạo, chỉ đạo công tác đầu tư xây dựng cơ bản: Nâng cao năng lực
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tăng cường phân cấp quản lý đầu tư cho cơ sở, kết hợp kiểm tra, giám sát, hạn chế thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản để nâng cao hiệu quả đầu tư. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ và tỉnh Quảng Ninh, quyết tâm phấn đấu đến năm 2015 không để nợ đọng xây dựng cơ bản.
Tích cực chỉ đạo huy động nguồn lực từ ngân sách và xã hội hóa (doanh
nghiệp, nhân dân…) cho đầu tư xây dựng cơ bản. Xác định trọng tâm là đầu tư
cho Chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng và phát triển đô thị. Tập trung ưu tiên dành nguồn lực đầu tư hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội với một số công trình quan trọng, mang tính động lực cho phát triển như: Công trình Cụm tượng đài văn hóa và vườn hoa cây xanh, công trình công viên cây xanh Đức Chính, Trung tâm phục vụ hành chính công; Trung tâm OCOP Quảng Ninh, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Hồng Thái Tây; nâng cấp, mở rộng tuyến đường 186 giai đoạn 1... Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp và nhân dân để triển khai thực hiện các dự án nâng cấp hạ tầng giao thông và hạ tầng dân cư đô thị, tạo điểm nhấn về diện ma ̣o, cảnh quan đô thị và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chỉ đạo triển khai phương thức hợp tác công - tư đối với một số công trình dự án như: Sân vận động thị trấn Mạo Khê; Trung tâm văn hóa thể thao huyê ̣n Đông Triều…
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển mạnh các ngành dịch vụ theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ: Du lịch, thương mại, tài chính, bảo hiểm, giao thông vận tải, viễn thông,…đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống dân sinh.
Dịch vụ - thương mại: Thu hút đầu tư một số trung tâm mua sắm, thực
hiện xã hội hóa đầu tư, xây dựng, nâng cấp một số chợ, chuyển đổi mô hình quản lý chợ nông thôn (chợ Kim Sơn, Hưng Đạo, Bình Khê, Yên Thọ, Yên Đức...) góp phần tiết kiệm chi ngân sách nhà nước; đồng thời, thúc đẩy hoạt
động dịch vụ - thương mại tiếp tục phát triển. Đến nay trên địa bàn có trên 300 doanh nghiệp và hàng nghìn hộ hoạt động dịch vụ thương mại. Chỉ đạo triển khai cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;
thường xuyên chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Giá trị gia tăng ngành dịch vụ - thương mại năm 2014 tăng 35,2% so với năm 2010, năm 2015 phấn đấu đạt 1.230 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm ước đạt 15,7% (mục tiêu 16,6%/năm).
Du lịch: Tập trung chỉ đạo phát triển du lịch, gắn kết chặt chẽ với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Triều đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chỉ đạo lập quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị tổng thể các di tích, danh thắng trên địa bàn, trọng tâm là Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều - Di tích Quốc gia đặc biệt. Chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về các di tích; kết nối khu di tích lịch sử nhà Trần với di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc của Tỉnh Hải Dương, di tích tây Yên Tử của Bắc Giang và di tích - danh thắng Yên Tử, Bạch Đằng, Cửa Ông, Vân Đồn và tâm điểm là di sản - kỳ quan thiên nhiên Vịnh Hạ Long của Quảng Ninh tạo nên chuỗi du lịch di sản văn hoá, tâm linh của Quảng Ninh và cả nước để thu hút khách du lịch. Lập quy hoạch và tổ chức khởi công công trình văn hóa Cổng tỉnh, gắn với khu dịch vụ và điểm dừng chân du lịch tại xã Bình Dương, quy mô khoảng 100 ha để kêu gọi thu hút đầu
tư phát triển dịch vụ, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ... Nghiên cứu, quy hoạch, mời gọi đầu tư khu sản xuất gốm sứ tập trung kết hợp với khu trưng bày, triển lãm hội chợ phục vụ du khách; phát triển mô hình du lịch làng quê Việt tại xã Yên Đức và các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn.