Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập của nông dân huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 62)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân trên địa bàn

Nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra

Nhân khẩu và lao động sẽ ảnh hưởng tới khả năng sản xuất, năng suất của các hộ, từ đó ảnh hưởng tới thu nhập của hộ.

Bảng 3.12. Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra Nhóm hộ Nhóm hộ

Chỉ tiêu ĐVT Nghèo Trung bình Khá

Nhân khẩu bình quân của hộ Người 5,38 4,25 4,24 Lao động bình quân của hộ Lđ 2,58 2,69 2,20 Lao động trong độ tuổi Lđ 2,22 2,71 2,91 Lao động ngoài độ tuổi quy Lđ 0,75 0,51 0,32 Lao động thuê ngoài Ngày 0,48 0,55 3,01 Tỷ lệ Lđ trong tuổi/nhân khẩu % 42,12 45,01 72,52 Tổng ngày công Lđ BQ hộ/năm Ngày 850,78 905,15 1.096,9

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Có thể thấy, nhóm hộ nghèo thường là những hộ thường là những hộ đông nhân khẩu. Qua bảng số liệu trên ta thấy, quy mô nhân khẩu của nhóm hộ nghèo là cao nhất với nhân khẩu bình quân là 5,38 nhân khẩu, nhóm trung bình là 4,25 nhân khẩu và nhóm hộ khá là 4,24 nhân khẩu. Có thể thấy quy mô nhân khẩu và quy mô lao động của hộ có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân.

Yếu tố dân tộc của nhóm hộ điều tra

Cộng đồng các dân tộc tại Đông Triều bao gồm: Kinh, Hoa, Tày, Sán Dìu, Dao… trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ lớn, sau đó đến dân tộc Tày. Qua bảng số liệu tổng hợp trên cho thấy, yếu tố dân tộc cũng ảnh hưởng đến

Bảng 3.13. Tình hình dân tộc của nhóm hộ điều tra Nhóm hộ Nhóm hộ Chỉ tiêu Nghèo Trung bình Khá Tổng số SL % SL % SL % SL % Số hộ điều tra 30 100 60 100 60 100 150 100 Kinh 4 13,33 15 25,00 25 41,67 44 29,33 Tày 6 20,00 18 30,00 20 33,33 44 29,33 Khác 20 66,67 27 45,00 15 25,00 62 41,33

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Trong quá trình điều tra nghiên cứu tại 3 xã trong đó chủ yếu là hộ dân tộc Kinh và Tày thì kết quả cho thấy nhóm dân tộc Kinh có khả năng làm ăn tốt hơn cho nên xu hướng ở các nhóm hộ trung bình và khá cao hơn, trong khi đó nhóm hộ dân tộc Tày và dân tộc khác lại có xu hướng ngược lại.

Cụ thể, nhóm hộ nghèo hộ dân tộc Kinh chiếm 13,33%, trung bình là 25% và hộ khá là 41,67%; ở nhóm hộ nghèo hộ dân tộc Tày chiếm 20%, hộ trung bình là 30% và hộ khá là 33,33%.

Trình độ văn hóa của chủ hộ điều tra

Trình độ học vấn, văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới thu nhập của nông dân. Nếu người nông dân có trình độ văn hóa cao thì họ sẽ dễ dàng trong việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất chăn nuôi. Ngược lại, nếu trình độ văn hóa thấp thì người nông dân sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng cũng như tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thông qua điều tra, phỏng vấn đề tài thu được kết quả như sau:

Bảng 3.14. Trình độ văn hóa của các hộ nông dân

STT Loại hộ Trình độ văn hóa chủ hộ

< lớp 9 Từ lớp 9 – 12 Trên lớp 12

ĐVT % % %

1 Hộ nghèo 51,0 47,0 2,0

2 Hộ trung bình 42,0 50,0 8,0

Bảng số liệu cho thấy, hộ nghèo là hộ có trình độ văn hóa thấp nhất, trình độ văn hóa dưới lớp 9 chiếm 51%, trình độ văn hóa từ lớp 9 – 12 chỉ chiếm 47%, và trình độ văn hóa trên lớp 12 chỉ có 2%. Đối với hộ trung bình , trình độ văn hóa dưới lớp 9 chiếm 42%, trình độ văn hóa từ lớp 9 – 12 chiếm 50%, và trình độ văn hóa trên lớp 12 là 8%. Hộ khá có trình độ văn hóa cao hơn cả, trình độ văn hóa từ lớp 9 – 12 là 74%, và trình độ văn hóa trên lớp 12 là 15 %, trong khi đó trình độ văn hóa dưới lớp 9 chỉ có 11%.

Đất đai của hộ

Đối với người nông dân, thì đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đông Triều là một thị xã vừa thành lập, vậy nên nông nghiệp vẫn chiếm một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của thị xã nói chung và nâng cao thu nhập cho nông dân nói riêng. Tuy sản xuất nông nghiệp là chính nhưng diê ̣n tích đất nông nghiệp của thị xã không nhiều do đang dần dần đươ ̣c điều chỉnh quy hoa ̣ch sang các mục đích sử dụng khác, đều này đã phần nào ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân nói riêng và việc cải thiện thu nhập cho người dân nói chung.

Bảng 3.15. Diện tích đất đai của các hộ điều tra

Diễn giải ĐVT Chia ra

Nghèo Trung bình Khá

- Diện tích đất BQ/hộ m2 1.248,56 1.703,27 3.076,05 - Đất canh tác BQ/hộ m2 553,00 985,12 1.807,73

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng ta thấy, diện tích đất bình quân của mỗi loại hộ có sự khác biệt. Hầu hết, những hộ nghèo và trung bình đều có diện tích đất canh tác ít.

Đối với hộ nghèo, diện tích đất bình quân của 1 hộ là 1.248,56 m2, tuy nhiên diện tích đất canh tác được chỉ có 553,00 m2. Đối với hộ trung bình, diện tích đất canh tác bình quân là 985,12 m2/1.703,27 m2 diện tích đất bình

cũng như diện tích đất có thể canh tác nhiều hơn. Đối với diện tích đất bình quân của 1 hộ khá có là 3.076,05 m2, và diện tích đất có thể canh tác đó là 1.807,73 m2.

Điều trên chứng minh rằng, diện tích đất đai có mối quan hệ mật thiết đối với thu nhập của mỗi hộ. Diện tích đất bình quân, cũng như đất có thể canh tác được càng nhiều, thì thu nhập của mỗi hộ cũng cao hơn

Vốn sản xuất của các hộ

Vốn có vai trò quan trọng trong sản xuất của nông hộ. Quy mô và chất lượng vốn là điều kiện tiên quyết để hộ nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, khai thác tốt nguồn lực khác như lao động, đất đai,... vào sản xuất. Bình quân 1 nông hộ có số vốn 19,795 tr.đ/hộ. Trong đó hộ khá có số vốn cao nhất 23,109 tr.đ/hộ, thấp nhất hộ nghèo 19,438 tr.đ/hộ. Nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có chiếm 80,12%, trong đó vốn tự có cao nhất là hộ khá (chiếm 83,14%), thấp nhất là hộ nghèo (chiếm 68,13%). Cụ thể như sau:

Bảng 3.16. Tình hình vốn sản xuất của các hộ tại thị xã Đông Triều năm 2015 (tính bình quân 1 hộ điều tra)

Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Bình quân Nhóm hộ Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá Tổng nguồn vốn 19,795 19,438 19,676 23,109 1. Vốn tự có 15,863 13,245 15,132 19,212 2. Vốn vay - Vay ngân hàng - Vay tín dụng - Vay khác 2,938 1,930 0,736 0,606 4,157 2,316 1,543 1,298 2,512 1,863 0,375 0,274 2,146 1,611 0,245 0,245 3. Vốn khác 1,994 2,136 2,035 1,811

Ngoài ra, để tăng nguồn vốn một số hộ đi vay từ các nguồn khác như: vay ngân hàng, vay tín dụng và vay anh em họ hàng... Số vốn vay chiếm tỷ trọng không lớn: Vay ngân hàng chiếm 65,68%, vay tín dụng chiếm 25,05%, vay anh em họ hàng và các tổ chức khác chiếm 8,27%. Hộ nghèo có lượng vốn vay cao nhất chiếm 21,38% tổng số vốn, thấp nhất là hộ trung bình chiếm 9,28% tổng số vốn. Như vậy, vốn là yếu tố có hạn nên hộ nông dân phải phân bổ hợp lý, cần xác định thứ tự ưu tiên cho từng hoạt động. Chủ hộ phải áp dụng nhiều phương thức huy động vốn nhanh từ ngân hàng, tín dụng, các tổ chức... đặc biệt nguồn vốn tự có phải tiết kiệm, tích luỹ, thực hiện nhiều hình thức liên kết kinh tế. Tóm lại, mức vốn đầu tư của nông hộ điều tra có sự khác nhau và thường hộ có quy mô sản xuất lớn có vốn tự có và vốn vay lớn và ngược lại hộ có quy mô sản xuất nhỏ thì số vốn tự có và vốn vay nhỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn vay hợp lý có hiệu quả cũng như duy trì khả năng thanh toán của nông hộ là điều cần thiết.

Các chương trình khuyến nông

Việc tham gia vào các dự án, các chương trình khuyến nông sẽ mang lại nhiều cơ hội, nhiều sự trợ giúp cho các hộ nông dân. Các dự án, các chương trình này sẽ tạo cho các hộ nông dân cơ hội tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, cơ hội được hỗ trợ đầu tư xây dựng những mô hình, những cách làm ăn hiệu quả và phù hợp; một số dự án sẽ hỗ trợ cơ bản cho các hộ nông dân kinh phí để triển khai dự án.

Bảng 3.17. Tình hình tham gia các chương trình khuyến nông của nông dân của nông dân

Chỉ tiêu ĐVT Nghèo Trung bình Khá

Tỷ lệ chủ hộ tham gia các

chương trình khuyến nông % 23,00 44,59 81,00

(Nguồn số liệu từ phiếu điều tra)

23% số hộ tham gia vào các chương trình khuyến nông. Tỷ lệ này tăng dần đối với hộ trung bình và hộ khá. Tỷ lệ hộ trung bình tham gia các chương trình khuyến nông là 44,59%. Các hộ khá có tới 81% các hộ tham gia vào các chương trình khuyến nông.

Cũng theo kết quả khảo sát cho thấy, có khoảng 70% số hộ nông dân được cán bộ khuyến nông phổ biến kỹ thuật chăm sóc lúa, kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt.

Ngoài ra, qua quá trình phỏng vấn, điều tra thực tế cho thấy có tới 91% các hộ gia đình tham gia vào các hiệp hội, tổ chức ở xã như: Hội nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, các câu lạc bộ khuyến nông – khuyến lâm – khuyến ngư. Ngoài ra, còn có các tổ chức hô ̣i khác như: Hô ̣i sinh vâ ̣t cảnh và làm vườn, Hô ̣i nghề cá, Hô ̣i sản xuất và kinh doanh Nếp cái hoa vàng, Hội sản xuất và kinh doanh Na dai…Khi tham gia vào các mô hình hô ̣i, câu lạc bộ trên thì các hộ sẽ có cơ hội được giao lưu, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm từ những hộ gia đình có cách làm ăn, có hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất kinh doanh, được chia sẻ những mô hình điển hình để các hộ có thể học hỏi. Ngoài gia, khi tham gia vào các tổ chức hội, câu lạc bô ̣ thì các hộ gia đình sẽ có nhiều hơn cơ hội tiếp cận các nguồn vốn dành cho làm ăn, phát triển sản xuất.

3.4. Đánh giá những kết quả đạt được trong việc nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân tại huyện Đông Triều

3.4.1. Những kết quả đạt được

Huyện Đông Triều có vi ̣ trí địa chính tri ̣, đi ̣a kinh tế, với nhiều tiềm năng, lơ ̣i thế về đất đai, lao đô ̣ng, tài nguyên khoáng sản. Là địa bàn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có hê ̣ thố ng giao thông khá thuâ ̣n lơ ̣i cả về đường bộ, đường sắt và đườ ng thủy nô ̣i đi ̣a, góp phần thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế.

thu nhập, góp phần cải thiê ̣n và nâng cao đời sống vâ ̣t chất, tinh thần của nhân dân là mục tiêu phấn đấu.

Tập trung chỉ đạo thực hiê ̣n 3 đột phá chiến lược, gắn với đổi mới mô hình tăng trưở ng, tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”. Đẩy ma ̣nh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiê ̣p; tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, bình đẳng để thu hú t các nhà đầu tư thực hiê ̣n các dự án phát triển công nghiệp, di ̣ch vu ̣ để chuyển di ̣ch ma ̣nh mẽ cơ cấu kinh tế của huyê ̣n, góp phần chuyển di ̣ch cơ cấu lao đô ̣ng theo hướng tăng tỷ lê ̣ lao đô ̣ng phi nông nghiê ̣p.

Trong sản xuất nông nghiệp: Đã chỉ đa ̣o đẩy ma ̣nh đổi mới tổ chức sản xuất theo hướ ng quy vùng sản xuất tâ ̣p trung, xây dựng các mô hình cánh đồng mẫu lớn theo hướng chuyên canh. Tăng cường liên kết “4 nhà”, ta ̣o cầu nối giúp người nông dân ứng dụng, chuyển giao khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t, đưa cơ giớ i hóa và các giống cây, con có hiê ̣u quả kinh tế cao vào sản xuất, gắn sản xuất với chế biến, xây dựng thương hiê ̣u và tiêu thu ̣ sản phẩm; góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Tích cực thu hút các nguồ n lực (ngân sá ch, đầu tư của doanh nghiê ̣p và đóng góp của nhân dân) để đầu tư hệ thố ng ha ̣ tầng: Điê ̣n, giao thông, thủy lợi…đến năm 2014 đã đa ̣t Bô ̣ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Quan tâm thực hiê ̣n các chương trình dạy nghề và giải quyết viê ̣c làm bình quân 2.500 lao đô ̣ng/năm; góp phần nâng cao thu nhập của người dân trên đi ̣a bàn, đến năm 2014 thu nhập bình quân đầu người đạt 1.972,7 USD, trong đó thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 29,7 triệu đồng; tỷ lê ̣ hô ̣ nghèo giảm xuống còn 0,56%.

3.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyê ̣n Đông Triều còn tồn tại một số hạn chế sau:

xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề còn mứ c đô ̣, chưa hỗ trợ nhiều cho sản xuất nông nghiệp.

- Hai là: Cùng với sự phát triển kinh tế, sự phân hoá giàu nghèo

trong nhóm hộ nông dân ngày càng tăng.

- Ba là: Sản xuất nông nghiệp chưa có nhiều mô hình sản xuất hàng hóa hiệu quả; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán.

- Bốn là: Hoạt đô ̣ng ứng du ̣ng, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, do còn mang nă ̣ng tập quán canh tác truyền thống, chưa mạnh dạn đầu tư, còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước.

- Năm là: Việc chế biến và tiêu thụ nông sản chưa được quan tâm, việc kết nối giữa sản xuất với chế biến, xây dựng thương hiệu và và tiêu thu ̣ sản phẩm cò n ha ̣n chế, dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm của hộ gặp nhiều khó khăn, giá trị hàng hoá thấp.

- Sáu là: Chất lượng lao động chưa cao, viê ̣c đào ta ̣o nghề cho lao đô ̣ng còn chưa thực sự đáp ứ ng nhu cầu của thi ̣ trường lao đô ̣ng, chưa gắn kết với xu thế phát triển của địa phương, chất lươ ̣ng đào ta ̣o còn ha ̣n chế.

- Bảy là: Sự gia tăng dân số, sức ép về lương thực thực phẩm cùng

kỹ thuật canh tác lạc hậu làm đất đai, rừng, nguồn nước ngày càng suy thoái, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và thu nhập của người dân.

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Một là: Trình độ học vấn của các hộ nông dân còn thấp, dẫn đến năng

lực tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của hộ thấp, sản xuất theo kinh nghiệm là chủ yếu, thói quen khai thác từ thiên nhiên làm đất đai, nguồ n nước bi ̣ suy thoái, thảm thực vật suy kiệt.

Hai là: Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư còn yếu,

thiếu cán bộ có trình đô ̣ chuyên môn cao và kinh nghiê ̣p trên các lĩnh vực, việc ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuâ ̣t vào sản xuất còn châ ̣m, mô ̣t số mô hình mớ i trong sản xuất còn châ ̣m đươ ̣c đánh giá, rút kinh nghiê ̣m nhân diện. Công tác giống cây trồng, vật nuôi chưa được chú trọng.

Bốn là: Thiếu các giải pháp giúp nông dân tiếp câ ̣n các nguồ n vốn và tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao thu nhập của nông dân huyện đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)