5. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Đối với các hộ nông dân
Để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập thì các hộ cần phải bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, đầu tư đúng hướng để đem lại hiệu quả cao nhất. Đối với hộ nghèo cần tận dụng nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng dần mức thu nhập lên, cần học hỏi kinh nghiệm của các nhóm hộ khác để nâng cao trình độ kĩ thuật, tay nghề trong sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất ngành nghề phụ. Đồng thời, tăng cường liên kết với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua hình thức góp vốn bằng đất, liên kết sản xuất sản phẩm theo đặt hàng...Đẩy mạnh hình thức hợp tác giữa các hộ nông dân thông qua việc thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác để tích tụ ruộng đất, vốn...để phát triển sản xuất hàng hóa.
KẾT LUẬN
Thông qua nghiên cứ u, Luâ ̣n văn đã đánh giá đươ ̣c những yếu tố tác động đến thu nhâ ̣p của nông dân trên đi ̣a bàn huyê ̣n Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Thực tế cho thấy, các nông hộ đã bước đầu thích nghi với nền kinh tế thị trường và xu hướng sản xuất hàng hoá. Các hộ đã biết cách lựa chọn sản xuất các sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Kinh tế nông hộ đã tồn tại và đang phát triển mạnh, nó là hình thức tổ chức cơ bản của nông nghiệp, nông thôn hiện nay và nó là thành phần kinh tế thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn cũng như kinh tế - xã hội phát triển. Trải qua những khó khăn, thăng trầm, giờ đây kinh tế nông hộ đang trên đà phát triển đóng góp tích cực vào việc thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn trong cả nước.
Kinh tế nông hộ vận động theo xu thế từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá là một tất yếu, nhằm tạo ra động lực mới ở nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, trên cơ sở đó thu nhập và đời sống của người nông dân đã được cải thiện đáng kể.
Từ khi đổi mới đến nay, kinh tế nông hộ ở huyện Đông Triều đã có những chuyển biến tích cực, đã có nhiều hộ vươn lên sản xuất hàng hoá và ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên số hộ này vẫn chưa nhiều mà phần lớn nông hộ trong thị xã vẫn sản xuất manh mún, tự cung tự cấp, hiệu quả thấp nên còn gặp nhiều khó khăn do đó thu nhập của người dân ở đây chưa cao. Xét về địa lý, thổ nhưỡng, con người thì thấy rằng tiềm năng để phát triển, nâng cao thu nhập cho các nông hộ ở đây là rất lớn. Vì vậy cần phải có những giải pháp thiết thực về quy hoạch, sử dụng ruộng đất, vốn, các chính sách... để phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân. Qua nghiên cứu, tôi rút ra những kết luận sau:
- Quy mô đất đai của huyện nhỏ bé và phân tán do địa hình và tư duy sản xuất mang tính truyền thống, điều này mâu thuẫn với xu hướng phát triển
hộ. Vì vậy muốn phát triển sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải có quy mô đất đai lớn và tập trung, do vậy chính quyền các cấp nên có những biện pháp khuyến khích việc dồn điền đổi thửa giữa các nông hộ, khuyến khích tích tụ ruộng đất để hình thành các cánh đồng mẫu lớn, vùng sản xuất tập trung; tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa sản xuất và phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Cơ cấu kinh tế của huyện tuy có biến chuyển tích cực song vẫn chưa thoát khỏi được các ngành truyền thống. Để nâng cao thu nhập cho hộ nông dân thì vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành là việc làm cần thiết đối với các nông hộ trong huyện.
- Thiếu vốn, chưa đủ năng lực để tiếp thu khoa học kĩ thuật mới và không năng động trong việc nắm bắt thị trường là ha ̣n chế cơ bản của các nông hộ trong huyện, vì hàng năm các hộ nghèo trên địa bàn gần như không có tích luỹ, trong khi các nhóm hộ cận nghèo và trung bình tích luỹ không cao. Do đó ngoài sự nỗ lực của bản thân, nông hộ còn rất cần sự quan tâm giúp đỡ của các ngành, các cấp và các tổ chức trên địa bàn huyê ̣n.
- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, cộng với công nghiệp chế biến còn thiếu và còn đơn giản mang tính thủ công... điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho nông hộ phát triển sản xuất.
- Dư thừa lao động đặc biệt là lao động mùa vụ là vấn đề nhức nhối hiện nay của huyện, đòi hỏi phải có biện pháp giải quyết. Để làm được điều này, thiết nghĩ ngoài tính tự chủ của nông hộ ra đòi hỏi phải có sự cộng tác, can thiệp của các cấp chính quyền cũng như các tổ chức kinh tế khác.
- Vai trò của các HTX và các tổ chức khác ở nông thôn đối với nông hộ còn rất lỏng lẻo. Do đó chưa tạo ra được tính “đột phá” trong phát triển kinh tế bởi ngày nay chỉ có doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác mới tạo động lực cho sự phát triển kinh tế ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, là yếu tố quan trọng để nâng cao thu nhập cho người nông dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Việt Anh và Trần Thị Thu Thủy (2010). Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân có vốn vay ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tạp chí khoa học số 62 năm 2010.
2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2016), Khái niệm nông dân, trang wbsite https://vi.wikipedia.org/wiki
3. Phạm Thị Cần, Nguyễn Văn Kỳ, Vũ Văn Phúc (2002), Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Sinh Cúc (2011), “Phân tích điều tra nông thôn năm 2001”, Tạp
chí nghiên cứu kinh tế.
5. Trần Thị Mỹ Duyên (2010), Phân tích tình hình sản xuất của hộ gia đình tạo các hợp tác xã nông nghiệp điển hình ở tỉnh Vĩnh Long, Luận văn tốt
nghiệp - chuyên ngành kinh tế học - ĐH Cần Thơ.
6. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Giáo trình kinh tế nông nghiệp,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội
7. Frank Ellis (tài liê ̣u di ̣ch) (1993), Kinh tế hộ nông dân và phát triển nông nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiê ̣p.
8. Đinh Phi Hồ (2008), Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại
tỉnh Hậu Giang, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Khoa Kinh tế - QTKD, Trường
ĐH Cần Thơ.
9. Nguyễn Trọng Hoài (2005), Nghiên cứu ứng dụng các mô hình kinh tế lượng phân tích các nhân tố tác động đến nghèo đói và đề xuất xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Đông nam bộ, Đề tài cấp Bộ của Trường Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
10. Lâm Quang Huyên (năm 2004), “Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong
nông nghiệp Việt Nam”, NXB Trẻ, TP.HCM
11. Mai văn Nam (2008), Kinh tế lượng, NXB Văn Hóa thông tin.
13. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/04/1988, Về đổi mới Kinh tế Nông nghiệp, Bộ Chính trị.
14. Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tốc thiểu số Đồng Bằng Sông Cửu Long”, Tạp chí
Khoa học 2011: 18a 240-250.
15. Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Hoàng Trọng (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS”, NXB Thống kê.
16. Lê Minh Ngọc (2014), Nghiên cứu vấn đề nghèo và giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên.
17. Hồ Đăng Phúc (2005), Sử dụng phần mềm SPSS trong phân tích số liệu, Nhà Xuất Bản Khoa học và Kỹ Thuật.
18. Reardon (2007), “Nghiên cứu về cơ cấu thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp tại bang Rajasthan, Ấn Độ”, Tạp chí Khoa học.
19. Nguyễn Hoàng Sa (2015), Kinh nghiệm xây dựng phát triển nông thôn ở
Thái Lan và Trung Quốc bài học đối với Việt Nam hiện nay, Báo cáo hội
nghị, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh An Giang.
20. Vũ Đình Thắng - Hoàng Văn Định, Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn, NXB Thống kê Hà Nội năm 2002.
21. Trần Chí Thiện (2007), “Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc vùng núi cao tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học
và Công nghệ, ĐH Thái Nguyên.
22. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Bộ Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Hà Thị Kim Tuyến (2011), Thực trạng và giải pháp phát triển sinh kế bền
vững cho cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo, khu vực Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ khoa học.
24. UBND huyện Đông Triều, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2012, 2013, 2014.
25. UBND huyện Đông Triều, Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2011, 2012, 2013, 2014.
26. Wu, Rong-I (1997), Lịch sử phát triển kinh tế Đài Loan, Viện nghiên cứu Kinh tế Đài loan.
27. Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam (2011), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học 2011 :17b 87-96
PHỤ LỤC
PHIẾU PHỎNG VẤN DÂN CƯ
Mã số phiếu: ………
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH Ngày phỏng vấn: ………tháng……..năm 2014 Người được phỏng vấn:………Dân tộc: ………
Số điện thoại của hộ gia đình (nếu có): ………
Thôn:………Xã:………
Số năm hộ sinh sống ở đây:………
Phần I: Thông tin chung về hộ gia đình được phỏng vấn: 1) Xin Ông / Bà cho biết tên tuổi, giới tính, dân tộc, học vấn, nghề nghiệp của từng thành viên trong gia đình hiện nay: Họ và tên Quan hệ với chủ hộ Giới tính Tuổi Khả năng lao động Trình độ học vấn (*) Trình độ chuyên môn (**) Nghề nghiệp (***) (*) 0: không đi học; 1: lớp 1; 2: lớp 2; 3: lớp 3 … (**) CĐ: Cao đẳng; THCN: Trung học chuyên nghiệp; ĐH: đại học, … (***) Ghi cụ thể: nông nghiệp, làm thuê, công chức, buôn bán, đang đi học … 2) Nhà ở hiện tại có phải do Ông / Bà sở hữu không? Phải……. Không….… 3) Xin Ông /Bà cho biết số năm làm việc trong nghề chính của Ông / Bà là bao lâu? ………(năm) 4) Từ nhà Ông/Bà đến trung tâm mua bán (chợ thôn, xã) gần nhất là bao xa?…………(km) 5) Nơi Ông/ Bà cư trú có đường ô tô về đến tận nhà không ? Có……. Không…….
Có……. Không…….
7) Tình hình kinh tế, đời sống của gia đình Ông/Bà so với 2-3 năm trước đây như thế nào?
Cải thiện Không thay đổi Xấu đi
Nguyên nhân chính (ngắn gọn)……… 8) Theo Ông/Bà thì cần có những hỗ trợ nào để phát triển kinh tế gia đình hoặc giảm nghèo (vốn, kỹ thuật, đường giao thông, ổn định giá vật tư, đất đai, nguồn nước canh tác, thị trường ổn định…)? ……….
9) Gia đình Ông/Bà có nhận được sự hỗ trợ của các dịch vụ từ trung tâm Khuyến nông tại địa phương không ? (được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật, tham gia các hội thảo đầu bờ, hội thảo khuyến nông …)
Có……. Không…….
10) Gia đình Ông /Bà có người đi làm việc ở Cụm Công nghiệp hay làm việc ở nơi xa không ?
Có……. Không…….
Nếu có thì số người đi làm xa là bao nhiêu người: ………người.
Trong thị xã Trong tỉnh Ngoài tỉnh Nước ngoài
Phần II: Thu nhập
11) Gia đình Ông/Bà có đất để canh tác hay không, kể cả đất đi thuê của người khác?
Có……. Không…….
12) Năm qua Ông/Bà có thuê đất của người khác hay không? Có……. Không…….
Nếu có thì diện tích là bao nhiêu?……….(m2)
Chi phí thuê đất là bao nhiêu?……….…..(đồng)/năm. 13) Năm qua Ông / Bà có cho thuê đất hay không?
Có……. Không…….
Nếu có thì diện tích là bao nhiêu?……….(m2)
Tiền thu do cho thuê đất là bao nhiêu?………(đồng) / năm 14) Ông / Bà đã trồng những loại cây gì trong năm qua?
Cây lúa
Tên Diện tích (m2) Tổng chi phí cho 1 vụ (đồng) ( * ) Tổng thu cho 1 vụ (đồng) Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3
( * ): không kể chi phí thuê đất
Theo Ông/Bà thì những khó khăn, trở ngại chính trong quá trình sản xuất, kinh doanh cây lúa:
Giá cả không ổn định Giá thấp Thiếu nguồn tiêu thụ Thiếu đất Thiếu vốn Thiếu kiến thức về kỹ thuật Thiếu lao động Đất đai không thích hợp Thiên tai, sâu bệnh, chuột bọ Thiếu nguồn nước
Những khó khăn, trở ngại khác: ……… Các loại cây khác ngoài cây lúa (đỗ, lạc, rau màu …)
Năm vừa qua Ông/Bà trồng bao nhiêu vụ cây khác ?………..
Tên Diện tích (m2) Tổng chi phí cho 1 vụ (đồng) (*) Tổng thu cho 1 vụ (đồng) Vụ Vụ Vụ
( * ): Không kể chi phí thuê đất
Theo Ông/Bà thì những khó khăn, trở ngại chính trong quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm của các cây này:
Giá cả không ổn định Giá thấp Thiếu nguồn tiêu thụ Thiếu đất Thiếu vốn Thiếu kiến thức về kỹ thuật Thiếu lao động Đất đai không thích hợp Thiên tai, sâu bệnh, chuột bọ Thiếu nguồn nước
Những khó khăn, trở ngại khác: ……… Cây lâu năm (Vải, Nhãn, Bạch Đàn, Keo…)
Tên Diện tích
(m2)
Chi phí trong năm (đồng)
Doanh thu trong năm (đồng)
Theo Ông/Bà thì những khó khăn, trở ngại chính trong quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm của các cây này:
Giá cả không ổn định Giá thấp Thiếu nguồn tiêu thụ Thiếu đất Thiếu vốn Thiếu kiến thức về kỹ thuật Thiếu lao động Đất đai không thích hợp Thiên tai, sâu bệnh, chuột bọ Thiếu nguồn nước
Những khó khăn, trở ngại khác: ……… 15) Năm vừa rồi Ông/Bà có chăn nuôi gì thêm hay không? Có….… Không…….
Nếu có:
Tên loài vật nuôi Số lượng (con)
Chi phí trong năm (đồng)
Doanh thu trong năm (đồng)
Theo Ông/Bà thì những khó khăn, trở ngại trong quá trình chăn nuôi là gì?
Giá cả không ổn định Giá thấp Thiếu nguồn tiêu thụ Thiếu đất Thiếu vốn Thiếu kiến thức chăn nuôi Thiếu lao động Thiếu cỏ Giá thuốc thú y cao Thiếu nguồn nước
Những khó khăn, trở ngại khác: ……… 16) Gia đình Ông / Bà có thu nhập gì từ những hoạt động ngoài công việc nông nghiệp của gia đình trong năm vừa qua không ?
Tên các hạng mục Số năm kinh
nghiệm
Chi phí hàng tháng (đồng)
Doanh thu hàng tháng (đồng)
Không tìm được việc làm Làm thuê trong nông nghiệp Làm tiểu thủ công nghiệp
Làm trong ngành công
nghiệp, xây dựng, vận tải Làm trong ngành dịch vụ (buôn bán, khách sạn, nhà hàng)
17) Các nguồn thu nhập khác trong năm vừa qua của gia đình Ông / Bà:
Nguồn Tổng thu/tháng (đồng)
Tiền hưu trí
Tiền trợ cấp thương binh, người già neo đơn Tiền lãi từ các nguồn cho vay
Tiền nhận từ người thân, bạn bè (trong và ngoài nước) Nguồn khác: (*)
(*) Xin ghi rõ tên nguồn thu nhập khác.
Phần III: Chi tiêu
18) Chi tiêu hằng ngày của gia đình Ông / Bà.
Tên Giá trị (đồng)
1 Bữa ăn của gia đình (tiền ăn sáng và tiền chợ) Chỉ tính cho thịt, cá và rau quả
2 Thuốc lá 3 Bia, rượu
4 Báo hoặc tạp chí 5 Vé số
6 Trà, cà phê
7 Tiền quà bánh cho trẻ đi học
8 Chi khác (không tính tiền trả lãi vay)
Phần IV: Thông tin về tín dụng:
19) Ông / Bà có vay tiền tại các ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào không? Có……. Không…….
Nếu có:
Ông/Bà vay tiền nhằm mục đích gì?
Sản xuất kinh doanh Chi tiêu Mục đích khác
Trung bình tiền trả lãi hàng năm của các khoản vay này là bao nhiêu:
……… đồng.
Nơi vay Số tiền đã vay Kết quả
Hoàn trả đủ Giá trị còn nợ
Ngân hàng nông nghiệp Quỹ xóa đói giảm nghèo Quỹ giải quyết việc làm Quỹ tín dụng hội phụ nữ
20) Theo Ông / Bà thì việc vay tiền tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên có khó