7. Kết cấu khóa luận
1.3.7. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
a. Chứng từ sử dụng
• Chứng từ gốc phản ánh các khoản doanh thu, chi phí như hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ...
• Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động khác.
• Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng.
• Các chứng từ tự lập khác.
• Phiếu kết chuyển. b. Tài khoản sử dụng
• TK 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”
• TK 421 - “Lợi nhuận chưa phân phối”
Sơ đồ 1 .9. Sơ đồ hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh
Diễn giải:
(1) : Ket chuyển giá vốn sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ (2) : Kết chuyển chi phí hoạt động trong kỳ
(3) : Kết chuyển chi phí khác
(4) : Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
(5) : Kết chuyển lãi
(6) : Kết chuyển doanh thu hoạt động trong kỳ (7) : Kết chuyển thu nhập khác
(8) : Kết chuyển khoản giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (9) : Kết chuyển lỗ
1.4. Các hình thức kế toán
Công tác kế toán ở các đơn vị bao giờ cũng xuất phát từ chứng từ gốc và kết thúc bằng hệ thống báo cáo kế toán thông qua quá trình ghi chép, theo dõi, tính toán và xử lý số liệu trong hệ thống sổ kế toán.
Việc quy định phải mở những loại sổ kế toán nào để phản ánh các đối tượng của kế toán, kết cấu của từng loại sổ, trình tự; phương pháp ghi sổ và mối liên hệ giữa các loại sổ nhằm đảm bảo vai trò, chức năng và nhiệm vụ của kế toán được gọi là hình thức kế toán.
Theo chế độ kế toán hiện hành, có 5 hình thức kế toán mà các đơn vị kinh tế có thể chọn áp dụng. Các hình thức kế toán hiện hành bao gồm:
• Hình thức Nhật ký - Sổ cái
• Hình thức Nhật ký chung
• Hình thức Chứng từ ghi sổ
• Hình thức Nhật ký - chứng từ
• Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Việc áp dụng hình thức kế toán này hay hình thức kế toán khác là tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của các doanh nghiệp và quy định về đối tượng mà đơn vị kế toán lựa chọn cho phù hợp.
Nhưng cần lưu ý là khi đã chọn hình thức kế toán nào để áp dụng trong đơn vị thì nhất thiết phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán đó, không được áp dụng chắp vá tuỳ tiện giữa hình thức nọ với hình thức kia theo kiểu riêng của mình.
CHƯƠN G 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀN G VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHÂU GIANG 2.1. Khái quát về Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Châu Giang