Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Nghĩa tá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất trà hoa vàng tại HTX hòa thịnh xã nghĩa tá huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn​ (Trang 31)

4.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là yếu tố quan trọng không thể thiếu được. Nó vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất và không thể thay thế được bởi cây trồng muốn sinh trưởng và phát triển được phải hút nước và chất dinh dưỡng từ đất. Với đặc điểm địa hình như trên, đất đai của xã chủ yếu là đất lâm nghiệp 3,488.60 ha chiếm 86,99% tổng diện tích đất tự nhiên của xã năm (2018).

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của xã Nghĩa Tá

Loại đất

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%)

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2018/2017 2019/2018 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 4100 100,00 4100 100,00 4100 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 3.904,86 95,24 3.904,92 95,24 3.905,10 95,25 100,00 100,01 100,01 - Đất trồng cây hằng năm 140,34 3,42 128,20 3,12 135,16 3.29 91,34 105,42 98,38 - Đất trồng cây lâu năm 570,61 13,91 712,06 17,37 751,03 18,31 124,8 105,48 115,14 2. Đất lâm nghiệp 3.566,27 86,99 3.512,03 85,66 3.489,95 85,12 98,47 99,37 98.92 3. Đất nuôi trồng thủy sản 33,14 0,80 34,25 0.83 34,95 0.85 103,34 102,04 102,69 4.Đất rừng phòng hộ 346,62 8,45 346,80 8,46 347,50 8,47 100,05 100,2 100,13 5.Đất phi nông nghiệp 120,41 2,93 120,64 2,94 120,88 2,95 100,2 100,2 100,2 6.Đất chưa sử dụng 74,61 1,82 74,61 1,82 74,61 1,82 100 100 100

 Đất nông nghiệp

Nhóm đất nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên chiếm 95,24% tương đương là 3.904,86 ha ( năm 2019), diện tích đất nông nghiệp qua 3 năm có xu hướng tăng, nhưng không đáng kể.

 Đất lâm nghiệp

Là nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ 2 với 3.566,27 ha chiếm 86.98 % (năm 2019) có xu hướng giảm.

- Trong quỹ đất sản xuất nông nghiệp của xã thì chủ yếu để trồng lúa, ngô và cây Dược liệu. Phần lớn diện tích trồng lúa và ngô không thay đổi chỉ để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày và làm thức ăn cho chăn nuôi.

 Đất nuôi trồng thủy sản

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm một diện tích rất nhỏ so với đất nông nghiệp 33,14 ha chiếm 0.8 %. Ở đây người dân chủ yếu là làm ao thả cá theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún mang tính tự cung tự cấp và sản lượng thấp chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày nên chưa mang tính kinh tế do đó diện tích nuôi trồng thủy sản chưa được mở rộng và phát triển.

- Như vậy ta có thể thấy trong nhóm đất nông nghiệp thì đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất, trong đó diện tích trồng Trà hoa vàng tăng do cây Trà hoa vàng có hiệu quả kinh tế cao.

4.2.2 Tình hình dân số và lao động

Bảng 4.2: Dân số và lao động của hộ xã Nghĩa Tá năm 2017- 2019.

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2017 2018 2019 Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) Số dân Người 1328 1380 1491 1.05% Số hộ Hộ 398 407 416 9%

Lao động 642 658 705 31.5% Nam 720 739 762 21% Nữ 608 641 729 60.5% Trình độ lao động Lao động phổ thông 498 502 536 19% Lao động chuyên nghiệp 114 156 169 27.5%

(Nguồn: Phiếu điều tra) Dân số và lao động là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng của các quá trình sản xuất, là nguồn lực tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của các ngành nghề trong xã hội.

Thành phần dân tộc trong xã gồm các dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng, Kinh.

Dân cư phân bố không đồng đều trên toàn xã, chỉ tập trung đông ở những khu vực địa hình bằng phẳng thuận tiện cho giao thông đi lại xung quanh quốc lộ 254. Xã được chia thành 9 thôn.

Nguồn lao động của xã Nghĩa Tá khá dồi dào, cơ bản là lao động phổ thông, trình độ học vấn còn thấp, đây chính là vấn đề bức xúc cần sớm được giải quyết để phù hợp với xu thế hội nhập phát triển đất nước.

Tuy nhiên qua đánh giá chung về tiềm năng của xã, xã Nghĩa Tá có tiềm năng kinh tế khá lớn, nguồn tìa nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào, chịu thương chịu khớ.

4.2.3 Cơ sở hạ tầng

Cùng với sự phát triển kinh tế nông thôn của cả nước, trong những năm qua cơ sở vật chất kỹ thuật của xã có nhiều thay đổi đáng kể, như hệ thống

điện, mạng lưới giao thông, công trình công cộng, các công trình thủy lợi được xây dựng và nâng cấp. Điều đó được thể hiện như sau:

- Giao thông: Xã có vị trí nằm dọc theo quốc lộ 254 Ba Bể - Định Hóa nên giao thông đã được mở rộng.

- Thủy lợi: Kênh mương được bê tông hóa, cung cấp đầy đủ nước cho sản xuất.

- Điện: Xã có mạng lưới điện quốc gia tương đối hoàn chỉnh, ổn định, phủ khắp xã.

Giáo dục

Hiện nay trên địa bàn xã có Trường cấp 1, Trường cấp 2, Trường mầm non. - Trường mầm non: 6 lớp, 100 trẻ

- Trường Tiểu học & THCS: 10 lớp, 214 học sinh.

Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường 100%, đội ngũ giáo viên không ngừng học hỏi nâng cao trình độ đạt chuẩn hóa, , từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, duy trì đạt phổ cập giáo dục ở 2 cấp: Tiểu học và THCS, tỷ lệ học sinh vào Trung học Phổ thông hàng năm đều tăng: Số học sinh tốt nghiệp THPT được vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp có nhiều hơn những năm trước, những năm qua tỷ lệ lên lớp đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, hoạt động của hội khuyến học được đặc biệt quan tâm.

 Y tế

Xã có một trạm y tế đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Cán bộ y tế chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, y tế thôn hoạt động có hiệu quả góp phần đảm bảo phòng chống bệnh ngay từ đầu. Công tác khám chữa bệnh cho người dân luôn được thực hiện đầy đủ, đảm bảo không có tình hình dịch bệnh lây truyền.

Những năm qua công tác hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao trên địa bàn xã được thực hiện; tổ chức các ngày lễ, tết, tạo được không khí vui tươi phấn khởi động viên được cán bộ và nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất. Triển khai tuyên truyền vận động nhân dân đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, đơn vị văn hóa, đời sống tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, với sự phát triển của xã hội xã đã được quan tâm đúng mức, hệ thống truyền thanh, truyền hình đã được phủ khắp xã, có trạm bưu điện văn hóa, trạm phát thanh xã và có các cơ sở tủ sách pháp luật, báo chí ở các thôn bản đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân.

 Chính sách xã hội

Thường xuyên quan tâm đời sống, vật chất và tinh thần cho người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách (thương binh, liệt sỹ) người có công với cách mạng được thực hiện kịp thời. Công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm, tuyên truyền và tạo điều kiện cho nông dân vay vốn và phát triển sản xuất. Thực hiện tốt công tác phòng chống ma túy, rà soát các đối tượng có dấu hiệu nghiện các chất ma túy, tệ nạn xã hội như rượu bia, cờ bạc.

4.3 Tình hình phát triển kinh tế xã Nghĩa Tá.

Kinh tế xã Nghĩa Tá lấy nông nghiệp làm chủ đạo, ngoài sản xuất nông nghiệp thì không có nghề phụ, không có làng nghề do địa hình thuộc vùng kinh tế khó khăn nên khả năng phát triển về công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ còn hạn chế.

Tổng thu nhập bình quân trên đầu người xã Nghĩa Tá 2017 là 14 triệu đồng/người/năm. Với sự chỉ đạo mạnh mẽ từ chính quyền xã, cùng với ý thức tự vươn lên của mỗi người dân đến cuối năm 2019 bình quân trên đầu người là 16 triệu đồng/người/năm.

4.3.1 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lao động của xã Nghĩa Tá. lao động của xã Nghĩa Tá.

- Nghĩa Tá là xã miền núi có địa hình đa dạng thuận lợi cho việc phát triển một cách đa dạng các loại hình kinh tế nông lâm nghiệp, kết hợp các loại hình phát triển kinh tế.

- Xã có lực lượng lao động dồi dào, đây là nhân tố chính quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của xã.

- Xã có vị trí nằm cạnh trục đường 254 Ba Bể - Định Hóa nên giao thông khá thuận lợi cho phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.

 Khó khăn:

- Nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, chỉ mới có kiến thức sản xuất qua kinh nghiệm truyền thống, chưa được đào tạo chuyên sâu.

- Thiếu mặt định hướng tổng thể cũng như chuẩn bị cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất dẫn đến tình trạng phát triển manh mún.

- Sử dụng đất chưa đạt hiệu quả cao, một số quỹ đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tập trung và gắn kết giữa các mục đích sử dụng.

- Hệ thống hạ tầng xã hội cũng như hạ tầng kỹ thuật phục vụ khu dân cư và sản xuất còn yếu kém.

4.4 Thực trạng sản xuất Trà hoa vàng trên địa bàn

4.4.1 Tình hình sản xuất Trà hoa vàng trên xã Nghĩa Tá

Nghĩa Tá là xã có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho cây Trà hoa vàng sinh trưởng và phát triển tốt. Trước đây cây Trà hoa vàng có rất nhiều ở rừng núi trên địa bàn xã nhưng từ khi Trung Quốc thu mua cả gốc rễ thì đã bị suy kiệt về loài này. Sau khi nhận thấy giá trị của cây thì một số người dân đã đem cây về trồng. Sau đó hái hoa bán cho thương lái.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp địa phương, đến nay toàn xã có 6 ha trồng Trà hoa vàng, trong đó diện tích cho thu hoạch là khoảng 3,25 ha. Từ trồng cây Trà hoa vàng nhiều hộ gia đình đã có thêm thu nhập và từng bước thoát nghèo.

4.4.2 Cây Trà hoa vàng đối với nền kinh tế của địa phương

Cây Trà giúp tình hình kinh tế của địa phương được phát triển hơn, tạo thu nhập ổn định cho người dân, nâng cao mức sống dân cư, Có thu nhập ổn định, nhân dân đã tạo dựng được cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống và sinh hoạt như tivi, tủ lạnh, phương tiện đi lại như xe máy, phương tiện sản xuất như máy gặt, máy tuốt, máy bơm nước. Mở mang phát triển văn hoá xã hội, giáo dục góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nông thôn của địa phương.

Sản xuất Trà không những đem lại thu nhập cao mà còn phần nào giải quyết được vấn đề cơ bản về lao động trong xã. Tác động cùng các ngành dịch vụ khác phát triển, tạo ý thức cho người dân trong xã Nghĩa Tá về quản lý, tổ chức, tu bổ phát triển nghề trồng cây Trà, góp phần thiết thực, hiệu quả trong công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn.

4.4.3 Tình hình sử dụng kỹ thuật chăm sóc và thu hái

Trước đây quy mộ HTX còn nhỏ người dân chủ yếu còn chăm sóc theo kinh nghiệm, phương pháp thủ công. Được sự khuyến khích của địa phương người dân đã mở rộng diện tich trồng trà. Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật để chăm sóc cho cây sao cho có hiệu quả… tuy nhiên trình độ dân trí và thu nhập không đồng nên nhiều hộ chưa tiến hành đúng quy cách như bón phân chưa đúng liều lượng , chưa giành nhiều thời gian làm cỏ, ngắt lá tỉa cành. Vụ thu hoạch hoa có thể kéo dài trong mấy tháng và hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nên không thể tránh khỏi bị dập nát. Với các hộ có diện tích lớn hoa nở nhiều không kịp thu hái hoa thường dễ bị rụng dễ hỏng ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của hoa.

Để đạt được hiệu quả kinh tế cao từ trồng Trà hoa vàng người dân không chỉ tạo ra sản lượng lớn quả mà còn phải thu hoạch quả đúng thời điểm, đúng quy cách. Đối với những hộ có diện tích thu hoạch lớn cần tập trung lao động để thu hoạch kịp thời.

Hình 4.1: Kênh tiêu thụ Trà hoa vàng của HTX

4.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất Trà hoa vàng theo điều tra.

4.5.1 Tình hình sản xuất chung của các hộ

Để đánh giá được tình tình sản xuất Trà hoa vàng trước tiên tôi trình bày một số thông tin về nhân khẩu, lao động, tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra.

Theo kết quả điều tra ở bảng dưới đây cho thấy độ tuổi bình quân chung của các chủ hộ là 42,5 tuổi, hầu hết ở độ tuổi này trở lên phần lớn các hộ đã ổn định cơ sơ vật chất, nguồn vốn, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Các chủ hộ có sự hiểu biết về kỹ thuật trong việc trồng Trà hoa vàng nên đây là một thuận lợi góp phần thúc đẩy và phát triển cây Trà hiệu quả.

Bảng 4.3: Đặc điểm các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT BQ

1. Số hộ điều tra Hộ 10

2. Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 42,5

3. Trình độ học vấn của chủ hộ

- Tiểu học Hộ 3

- THCS Hộ 4

- THPT Hộ 3

4. Số nhân khẩu BQ/hộ Khẩu 3.9

5. Số lao động BQ/hộ Lao động 2.1

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Trình độ học vấn của các hộ chủ yếu là ở mức THCS, bình quân chung là 4 hộ chiếm 40% tổng số hộ điều tra. Mức THPT chiếm 30%, 3 hộ tổng số hộ điều tra. Ở mức học vấn này các chủ hộ nhanh chóng bắt nhịp nhanh hơn về các đợt tập huấn kỹ thuật giâm hom, trồng, chăm sóc về Trà hoa vàng. Trình độ học vấn tiểu học có 3 hộ chiếm 30% tổng số hộ điều tra. Ở mức học vấn này các hộ chưa thực sự chủ động trong sản xuất, kiến thức còn hạn chế trong việc phát triển cây.

*Tình hình sản xuất Trà hoa vàng của các hộ điều tra

Bảng 4.5: Sản xuất Trà hoa vàng ở các hộ điều tra Năm Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 So sánh (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQ Tổng diện tích Ha 4 5,2 6 130,00 115,38 122,69 Diện tích cho thu hoạch Ha 2,3 2,6 3,25 113,04 125,00 119,02 Năng suất Kg/ha 21 25 30 119,04 120,00 119,52 Sản lượng Hoa tươi Kg 30 45 160 150,00 355,55 252,78 Giá bình quân hoa tươi đ 350.000 350.0 00 450.000 100,00 128,57 114,3 Sản lượng hoa khô Kg 0 0 25 0 0 100,00 Giá bình quân hoa khô đ 8.000.000 Giá trị sản xuất Triệu đồng 10,500 15,75 0 272,00 150,00 266,66 208,33

Bảng trên cho chúng ta thấy: Qua 3 năm (2017 – 2019) diện tích trồng Trà năm là 2017 4 ha, năm 2018 là 5,2 ha đến năm 2019 là 6 ha. Tăng 2 ha so với năm 2017. Năng suất năm 2017 là 21kg/ha, 2018 là 25kg/ha, tăng 4kg so với 2017. Đến năm 2019 là 30kg/ha.

Đạt được kết quả này là do người dân đã thấy được tiềm năng phát triển của cây, tích cực mở rộng diện tích trồng, chú trọng, tăng mức đầu tư thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Sản lượng năm 2017 là 30kg, năm 2018 là 45kg, tăng 15 kg so với năm 201. Năm 2019 sản lượng toàn HTX 160 cao hơn năm 2018 là 115kg.

Năm 2019 HTX mới bắt đầu sản xuất hoa khô, và sản lượng đạt được là 25kg. Giá là 8.000.000đ/1kg. Việc bắt đầu chuyển qua sản xuất trà khô làm tăng giá trị của trà hoa vàng. Giúp HTX thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Như vậy có thể thấy qua 3 năm cả diện tích trồng, năng suất và sản lượng Trà hoa vàng của xã Nghĩa Tá có xu hướng tăng lên. Có được điều đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất trà hoa vàng tại HTX hòa thịnh xã nghĩa tá huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn​ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)