Đối với các nông hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất trà hoa vàng tại HTX hòa thịnh xã nghĩa tá huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn​ (Trang 55 - 60)

Các hộ nông dân tích cực tham gia các lớp tập huấn, các câu lạc bộ như hội nông dân, ,... để nâng cao kinh nghiệm sản xuất, cách phòng trừ các dịch bệnh thường gặp. Các hộ nông dân phải tự học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, hộ yếu kém học hỏi kinh nghiệm của các hộ tiên tiến.

Có ý kiến kịp thời về các vấn đề trong sản xuất như vốn vay, kỹ thuật, bệnh hại cây trồng,... với chính quyền địa phương, cán bộ khuyến nông để giải quyết hợp lý.

Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong sản xuất để khai thác hết được tiềm năng thế mạnh của cây trồng.

Sử dụng có hiệu quả nguồn lực sẵn có của gia đình như: Lao động, vốn, đất đai.

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất

Trà hoa vàng HTX Hoà Thịnh, xã Nghĩa Tá huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn”, từ quan sát thực tế, từ các số liệu thu thập được qua các hộ nông dân,

các phòng ban của xã Nghĩa tá, tôi rút ra kết luận:

Nghĩa Tá có chủ trương, chính sách đưa cây Trà hoa vàng vào nông nghiệp nâng cao đời sống của nhân dân, xoá đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu là hướng đúng trong cơ cấu kinh tế của xã. Cây Trà hoa vàng đã phát triển nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một cây trồng khác trên địa bàn.

Cơ sở vật chất, hệ thống giao thông, hạ tầng kĩ thuật phục vụ cho sản xuất Trà hoa vàng ngày càng được các lãnh đạo địa phương quan tâm vì vậy sự luân chuyển hàng hoá ra được thuận tiện hơn.

Địa phương có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất và có ý thức tự vươn lên trong cuộc sống.

Thấy được hiệu quả kinh tế của cây Trà hoa vàng, trong những năm gần đây xã đã có những bước phát triển đáng kể trong sản xuất. Diện tích trồng Trà hoa vàng được mở rộng, năng suất, sản lượng tăng lên tạo ra một khối lượng Trà lớn cung cấp cho thị trường.

Qua điều tra, đánh giá, phân tích hiệu quả kinh tế cây Trà hoa vàng đã khẳng định được đây là cây trồng có giá trị sản xuất cao, có hiệu quả kinh tế lớn đối với sản xuất của xã nói riêng và toàn huyện nói chung. Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá của cây Trà hoa vàng

Nhờ có cây Trà hoa vàng mà đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân ở địa phương tăng lên một cách rõ rệt. Nhiều hộ gia đình từ tình trạng nghèo đói, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nhưng nhờ có cây Trà hoa vàng đã vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo, mua sắm được tivi, xe máy, có điều kiện sinh hoạt tốt hơn,… và cải thiện được chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, giá trị của cây Trà hoa vàng còn được thể hiện trong việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải tạo môi trường sinh thái, tạo cảnh quan môi trường trong lành, sạch đẹp.

Sản xuất Trà hoa vàng thu hút lao động góp phần giải quyết vấn đề cơ bản về việc làm cho lao động nông thôn tại địa phương.

Bên cạnh những mặt đạt được, việc sản xuất Trà hoa vàng còn có những mặt hạn chế như:

Thời tiết ngày càng khắc nghiệt do sự biến đổi của khí hậu toàn cầu, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến thời vụ trồng Trà, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, kết quả của cây Trà hoa vàng.

Trình độ dân trí còn hạn chế nên trình độ kỹ thuật sản xuất Trà hoa vàng chưa đồng đều, còn mang nặng tập quán sản xuất cũ, bảo thủ, chậm thay đổi,... vì vậy nhận thức và tiếp thu khoa học kỹ thuật còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Do chi phí sản xuất Trà hoa vàng lớn, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn nên một số hộ chưa mạnh dạn đầu tư để phát huy tiềm năng của cây, đặc biệt việc bón phân đúng kỹ thuật để ổn định năng suất, chất lượng sản phẩm dẫn đến hiệu quả kinh tế còn thấp.

Thị trường tiêu thụ Trà hoa vàng vẫn còn bấp bênh, giá cả chưa thực sự ổn định khiến người nông dân chưa thực sự yên tâm và tin tưởng vào sản xuất Trà hoa vàng hàng hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tiếng việt:

1. Ngô Quang Đê, 2001. Trà hoa vàng – nguồn tài nguyên quý hiếm cần bảo vệ và phát triển. Việt Nam hương sắc, tháng 5 năm 2001.

2. Lương Thịnh Nghiệp, 2000. Trung Quốc danh ưu trà hoa, Nxb Kim Thuần, Bắc Kinh.

3. Đỗ Văn Tuân, 2013-2016, Khai thác và phát triển nguồn gen trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia tamdaoensis) và trà hoa vàng petelo

(Camellia petelotii) tại Vườn Quốc Gia Tam Đảo, đề tìa nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.

4. Trần Ninh, 2002, Kết quả nghiên cứu phân loại các loại trà hoa vàng của Việt Nam.

5. Bùi Thị Thanh Tâm (2006), Bài giảng Thống kê nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

II. Internet 1. http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/202002/tra-hoa-vang-ba- che-2469612/ 2. https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/dat-nhu-vang- rong-tam-dao-tim-cach-phat-trien-cay-tra-hoa-vang- 609801.html 3. http://www.baobackan.org.vn/channel/2262/202001/ve-nghia- ta-thuong-tra-ngay-xuan-5666196/ 4. http://www.baobackan.org.vn/channel/1104/201902/bao-ton- va-phat-trien-cay-che-hoa-vang-5620530/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất trà hoa vàng tại HTX hòa thịnh xã nghĩa tá huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn​ (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)