Xác định chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất trà hoa vàng tại HTX hòa thịnh xã nghĩa tá huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn​ (Trang 43 - 45)

Để có một khu sản xuất Trà hoa vàng cho năng suất cao các hộ dân phải bỏ ra nhiều công sức, tiền của, thời gian chăm sóc từng giai đoạn nhất định. Trà hoa vang là cây dượ liệu lâu năm, khi trồng được 5-6 năm mới cho thu hoạch hoa. Trong giai đoạn kiến thiết đầu tư thì chi phí đầu tư cũng tương đối lớn. Mặc dù mức sống nhân dân xã Nghĩa Tá là khá ổn định nhưng các khoản thu của người dân không chỉ chi tập chung cho sản xuất Trà hoa vàng mà còn phải phân chia cho rất nhiều hoạt động trong cuộc sống như sinh hoạt thường ngày, công tác xã hội,… Mặt khác, trong giai đoạn này sản xuất chưa có nguồn thu bởi vậy nguồn vốn đầu tư của các hộ thường phải vay mượn hoặc từ các khoản tiền tích cóp.

Chi phí cho giai đoạn này chủ yếu là chi phí phân bón và công chăm sóc. Chi phí giống không đáng kể bởi vì giống là người dân tự giâm hom.

Ở giai đoạn kiến thiết chăm sóc cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp cây có đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng phát triển tốt. Đối với người nông dân, chi phí vật chất bỏ ra lớn nên phải lấy công làm lãi. Không như cây trồng ngắn ngày, thời gian lao động bỏ ra cho cây Trà hòa vàng không liên tục nhưng có thể trải dài trong cả vụ.

Qua nghiên cứu 10 hộ điều tra cho thấy các hộ có diện tích trồng tương đối lớn và đã có diện tích cho thu hoạch.

Trong giai đoạn này cây sinh trưởng và phát triển nhanh nên cần nhiều dinh dưỡng kéo theo nhu cầu về phân bón tăng lên. Lượng phân bón tăng kéo theo tổng chi phí cũng tăng lên. Tổng cho phí vật tư là: 11.850.000đ.

Bảng 4.6. Chi phí cho 1 ha trồng Trà hoa vàng 2017 Chi phí Đơn

vị

Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) 1. Chi phí vật tư + Đạm Ure Kg 50 9 000 450.000 + Lân Kg 80 4 200 336.000 + Kali Kg 35 10 000 350.000

+ Phân hữu cơ Kg 300 4 000 1.200.000

2.Thuốc BVTV Lọ 3 15.000 45.000

3.Nhân công Công 50 100.000 5.000.000

4.Chi phí khác - - 500.000

Tổng 7.881.000

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả) Bảng 4.7. Chi phí cho 1 ha trồng Trà hoa vàng 2018 Chi phí Đơn

vị

Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) 1. Chi phí vật tư + Đạm Ure Kg 100 9 000 900.000 + Lân Kg 100 4 200 420.000 + Kali Kg 50 10 000 500.000

+ Phân hữu cơ Kg 600 4 000 2.400.000

2.Thuốc BVTV Lọ 3 15.000 45.000

3.Nhân công Công 65 100.000 6.500.000

4.Chi phí khác - - 1.000.000

Tổng 11.765.000

Bảng 4.8. Chi phí cho 1 ha trồng Trà hoa vàng 2019 Chi phí Đơn

vị

Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) 2. Chi phí vật tư + Đạm Ure Kg 200 9 000 1.800.000 + Lân Kg 250 4 200 1.050.000 + Kali Kg 100 10 000 1.000.000

+ Phân hữu cơ Kg 2000 4 000 8.000.000

2.Thuốc BVTV Lọ 3 15.000 45.000

3.Nhân công Công 90 100.000 9.000.000

4.Chi phí khác - - 2.000.000

Tổng 22.895.000

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)

Trong đó, phân chuồng chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng chi phí bằng tiền bình quân là 8.000.000 đồng/ha (năm 2019), trong giai đoạn này phân chuồng được sử dụng để bón kết hợp với các loại phân khác trong thời kỳ chăm sóc. Tuy nhiên, phần lớn phân chuồng là những loại phân hoai mục được các hộ sử dụng từ sơ chế những sản phẩm phụ của chăn nuôi, nông nghiệp qua đó mà chi phí phân chuồng cũng giảm đáng kể.

Trà hoa vàng là cây có giá trị kinh tế cao nhưng ít sâu bệnh, khi có bệnh thì chủ yếu xử lí bằng phương pháp thủ công nên thuốc BVTV sẽ sử dụng ít.

Từ 5 - 6 năm sau khi trồng thì Trà bắt đầu cho thu hoạch và sau khoảng 2 - 3 vụ Trà các hộ đã có thể chi trả hết các khoản chi phí của giai đoạn trước và bắt đầu có lãi. Khả năng chi trả cho sản xuất Trà sau giai đoạn kiến thiết cơ bản cũng dễ dàng hơn bởi người dân đã bắt đầu có thu nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất trà hoa vàng tại HTX hòa thịnh xã nghĩa tá huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn​ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)