5.2.1 Giải pháp về kỹ thuật
Quy trình kỹ thuật là yếu tố hàng đầu giúp cây Trà hoa vàng sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo cây Trà cho năng suất, sản lượng cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đồng đều. Do đó để thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật người dân trồng Trà hoa vàng cần:
- Sử dụng giống cho năng suất cao, có nhiều phẩm chất tốt, sạch bệnh. - Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hái, phân loại sản phẩm.
- Thực hiện quản lý dịch hại theo phương pháp IPM, đầu tư thâm canh, bón phân cân đối, nhất là khai thác nguồn phân hữu cơ sẵn có.
- Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho người dân, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa cán bộ kỹ thuật với bà con nông dân để nắm bắt được kỹ thuật sản xuất của người dân.
- Xây dựng mô hình trình diễn để nông dân chuyển giao được kỹ thuật và kiến thức cho nhau.
5.2.2 Giải pháp về vốn
Cây Trà hoa vàng là cây trồng cần có sự đầu tư lớn, trong điều kiện thiếu vốn nên nhiều hộ không có khả năng mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh hạn chế nên năng suất, chất lượng hoa chưa cao và chưa ổn định. Cũng do thiếu vốn mà nhiều hộ nông dân đã từ bỏ sản xuất Trà hoa vàng để trồng các cây trồng khác có chi phí thấp hơn mặc dù biết rằng cây trồng khác cho thu nhập thấp hơn cây Trà hoa vàng. Vốn sản xuất đối với người nông dân thì đó là một vấn đề khó khăn, bởi vậy cần phải có những giải pháp về vốn hợp lý như:
- Huy động nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách của tỉnh theo chính sách như hỗ trợ người dân giá giống, phân bón hoặc cho ứng vật tư nông nghiệp, bán theo hình thức trả chậm.
- Khuyến khích người dân sử dụng nguồn vốn tích lũy, cho người dân vay vốn với lãi suất thấp.
5.2.3 Giải pháp về quản lý, chính sách
- Cần có sự định hướng đúng đắn của các cấp ngành, các tổ chức có liên quan về cách quản lý, về các chính sách để phát triển cây Trà hoa vàng có hiệu quả và bền vững.
- Tăng cường công tác quản lý hiệu quả, các cơ chế chính sách, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện chương trình phát triển gọn nhẹ phù hợp với nhận thức của người dân.
- Phát triển mạnh cây Trà hoa vàng ở những thôn có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp, các vùng có nhiều đất trồng trọt, các hộ giàu kinh nghiệm sản xuất và đảm bảo các điều kiện về vốn, kỹ thuật.
5.2.4 Giải pháp về thị trường
Sản phẩm sản xuất ra cần có thị trường tiêu thụ thì mới đáp ứng được vấn đề thu nhập của người dân, đây là yếu tố quan trọng trong sản xuất, giải quyết được vấn đề thị trường là giúp cho người dân có thêm niềm tin và động lực để tiếp tục sản xuất Trà hoa vàng có hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này cần:
-Duy trì, quản lý tốt chỉ dẫn đại lý “ Trà hoa vàng Bản Bẳng ” phát triển thương hiệu để ngày càng có chỗ đứng trên thị trường
-Dự báo được nhu cầu thị trường để điều tiết giá cả, số lượng và phân phối hợp lý.
-Nâng cao chất lượng, mẫu mã để đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.
-Tiến hành các hình thức quảng bá Trà hoa vàng trên báo, Internet, hội chợ, siêu thị, khu dành cho sản phẩm OCOP,…để nhiều người biết đến và tin dùng lựa chọn.
-Mở rộng thị trường tiêu thụ tạo ra sự cạnh tranh, dần nâng cao giá bán cho người dân.
5.2.5 Giải pháp cụ thể với từng hộ trồng Trà hoa vàng
Nhìn chung đối với các hộ trồng Trà cần chú trọng đầu tư và tích cực tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật, hội thảo về sản xuất Trà hoa vàng. Cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của cây Trà hoa vàng.
- Đối với nhóm hộ khá: Khuyến khích họ tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất Trà từ đó lấy kinh nghiệm phổ biến cho các nhóm hộ khác. Tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất Trà hoa vàng.
- Đối với nhóm hộ trung bình: Cần phải học hỏi những kinh nghiệm, lập kế hoạch phát triển sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Tìm ra những hạn chế và khó khăn để giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cuộc sống.
- Đối với nhóm hộ nghèo: Nên tìm ra những nguyên nhân khó khăn bất cập lớn của họ rồi từ đó tìm ra giải pháp cụ thể để khắc phục; Cần mạnh dạn đầu tư vào sản xuất
5.3 Kiến nghị
5.3.1 Đối với nhà nước
Để cho người nông dân thực sự yên tâm đầu tư vào sản xuất song song với việc hoàn thiện hệ thống chính sách chung Nhà nước cần có kế hoạch phát triển sản xuất triển khai tới người nông dân càng sớm càng tốt.
Nhà nước có chính sách trợ giúp người nông dân trong sản xuất như: Hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, xây dựng thương hiệu nông sản, tiêu thụ sản phẩm, trợ giá.
Có chính sách khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất, đặc biệt Nhà nước cần quan tâm tới việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ với sức mua lớn.
5.3.2 Với cấp cơ sở
Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn khuyến nông, thảo luận chuyên đề về kinh nghiệm sản xuất cho người dân, tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân để áp dụng vào sản xuất.
Tuyên truyền, giải thích để dân thấy rõ được việc canh tác theo đúng kỹ thuật cây Trà hoa vàng sẽ đem lại hiệu quả lâu dài, đáp ứng được mục tiêu đề ra.
Chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa tới công tác thị trường đầu ra đối với sản phẩm Trà hoa vàng để người nông dân yên tâm sản xuất như cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường, dự báo kinh tế, các mối thu mua Trà.
Có chính sách trợ giúp nông dân trong sản xuất như: Hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm, trợ giá.
5.3.3 Đối với các nông hộ
Các hộ nông dân tích cực tham gia các lớp tập huấn, các câu lạc bộ như hội nông dân, ,... để nâng cao kinh nghiệm sản xuất, cách phòng trừ các dịch bệnh thường gặp. Các hộ nông dân phải tự học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, hộ yếu kém học hỏi kinh nghiệm của các hộ tiên tiến.
Có ý kiến kịp thời về các vấn đề trong sản xuất như vốn vay, kỹ thuật, bệnh hại cây trồng,... với chính quyền địa phương, cán bộ khuyến nông để giải quyết hợp lý.
Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong sản xuất để khai thác hết được tiềm năng thế mạnh của cây trồng.
Sử dụng có hiệu quả nguồn lực sẵn có của gia đình như: Lao động, vốn, đất đai.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất
Trà hoa vàng HTX Hoà Thịnh, xã Nghĩa Tá huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn”, từ quan sát thực tế, từ các số liệu thu thập được qua các hộ nông dân,
các phòng ban của xã Nghĩa tá, tôi rút ra kết luận:
Nghĩa Tá có chủ trương, chính sách đưa cây Trà hoa vàng vào nông nghiệp nâng cao đời sống của nhân dân, xoá đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu là hướng đúng trong cơ cấu kinh tế của xã. Cây Trà hoa vàng đã phát triển nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một cây trồng khác trên địa bàn.
Cơ sở vật chất, hệ thống giao thông, hạ tầng kĩ thuật phục vụ cho sản xuất Trà hoa vàng ngày càng được các lãnh đạo địa phương quan tâm vì vậy sự luân chuyển hàng hoá ra được thuận tiện hơn.
Địa phương có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất và có ý thức tự vươn lên trong cuộc sống.
Thấy được hiệu quả kinh tế của cây Trà hoa vàng, trong những năm gần đây xã đã có những bước phát triển đáng kể trong sản xuất. Diện tích trồng Trà hoa vàng được mở rộng, năng suất, sản lượng tăng lên tạo ra một khối lượng Trà lớn cung cấp cho thị trường.
Qua điều tra, đánh giá, phân tích hiệu quả kinh tế cây Trà hoa vàng đã khẳng định được đây là cây trồng có giá trị sản xuất cao, có hiệu quả kinh tế lớn đối với sản xuất của xã nói riêng và toàn huyện nói chung. Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá của cây Trà hoa vàng
Nhờ có cây Trà hoa vàng mà đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân ở địa phương tăng lên một cách rõ rệt. Nhiều hộ gia đình từ tình trạng nghèo đói, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nhưng nhờ có cây Trà hoa vàng đã vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo, mua sắm được tivi, xe máy, có điều kiện sinh hoạt tốt hơn,… và cải thiện được chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, giá trị của cây Trà hoa vàng còn được thể hiện trong việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải tạo môi trường sinh thái, tạo cảnh quan môi trường trong lành, sạch đẹp.
Sản xuất Trà hoa vàng thu hút lao động góp phần giải quyết vấn đề cơ bản về việc làm cho lao động nông thôn tại địa phương.
Bên cạnh những mặt đạt được, việc sản xuất Trà hoa vàng còn có những mặt hạn chế như:
Thời tiết ngày càng khắc nghiệt do sự biến đổi của khí hậu toàn cầu, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến thời vụ trồng Trà, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, kết quả của cây Trà hoa vàng.
Trình độ dân trí còn hạn chế nên trình độ kỹ thuật sản xuất Trà hoa vàng chưa đồng đều, còn mang nặng tập quán sản xuất cũ, bảo thủ, chậm thay đổi,... vì vậy nhận thức và tiếp thu khoa học kỹ thuật còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Do chi phí sản xuất Trà hoa vàng lớn, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn nên một số hộ chưa mạnh dạn đầu tư để phát huy tiềm năng của cây, đặc biệt việc bón phân đúng kỹ thuật để ổn định năng suất, chất lượng sản phẩm dẫn đến hiệu quả kinh tế còn thấp.
Thị trường tiêu thụ Trà hoa vàng vẫn còn bấp bênh, giá cả chưa thực sự ổn định khiến người nông dân chưa thực sự yên tâm và tin tưởng vào sản xuất Trà hoa vàng hàng hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tiếng việt:
1. Ngô Quang Đê, 2001. Trà hoa vàng – nguồn tài nguyên quý hiếm cần bảo vệ và phát triển. Việt Nam hương sắc, tháng 5 năm 2001.
2. Lương Thịnh Nghiệp, 2000. Trung Quốc danh ưu trà hoa, Nxb Kim Thuần, Bắc Kinh.
3. Đỗ Văn Tuân, 2013-2016, Khai thác và phát triển nguồn gen trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia tamdaoensis) và trà hoa vàng petelo
(Camellia petelotii) tại Vườn Quốc Gia Tam Đảo, đề tìa nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.
4. Trần Ninh, 2002, Kết quả nghiên cứu phân loại các loại trà hoa vàng của Việt Nam.
5. Bùi Thị Thanh Tâm (2006), Bài giảng Thống kê nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
II. Internet 1. http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/202002/tra-hoa-vang-ba- che-2469612/ 2. https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/dat-nhu-vang- rong-tam-dao-tim-cach-phat-trien-cay-tra-hoa-vang- 609801.html 3. http://www.baobackan.org.vn/channel/2262/202001/ve-nghia- ta-thuong-tra-ngay-xuan-5666196/ 4. http://www.baobackan.org.vn/channel/1104/201902/bao-ton- va-phat-trien-cay-che-hoa-vang-5620530/