Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất Trà hoa vàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất trà hoa vàng tại HTX hòa thịnh xã nghĩa tá huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn​ (Trang 45 - 48)

Hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu trong sản xuất của các hộ trồng Trà hoa vàng. Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để sản xuất Trà có hiệu quả hơn. Bởi vậy, để xác định đúng hướng sản xuất và làm kinh tế như thế nào để có hiệu quả cao cần nhận định được các nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng chúng tới hiệu quả kinh tế của mỗi hộ.

Khi đi sâu vào nghiên cứu, phỏng vấn các hộ dân cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất Trà hoa vàng như quy mô sản xuất, thị trường, sâu bệnh, khoa học kỹ thuật, lượng phân bón,... nhưng đáng quan tâm nhất là điều kiện kinh tế của từng nhóm hộ, phần lớn điều kiện kinh tế hộ sẽ là nhân tố quyết định quy mô sản xuất của các hộ ở mức độ lớn hay nhỏ, là nhân tố sẽ dẫn đến sự khác biệt về việc sử dụng và phát huy các nguồn lực như lao động, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, phương tiện trong sản xuất quýt giữa các nhóm hộ, cụ thể:

Nhóm hộ khá, nhóm hộ trung bình có nguồn thu nhập tương đối ổn định, cao hơn các nhóm hộ nghèo nên có khả năng đầu tư thâm canh lớn hơn về phân bón, về diện tích, đúng quy trình kỹ thuật sản xuất hơn các nhóm hộ nghèo.

Nhóm hộ nghèo có diện tích trồng mới chiếm phần lớn trong tổng diện tích, chưa có nguồn thu hoặc nguồn thu tương đối ít và không phải ai cũng có thể mạo hiểm đầu tư lớn cho trồng quýt trước những rủi ro, biến động thường xuyên của thị trường. Để biết tình hình kinh tế hộ tác động như thế nào tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất Trà hoa vàng của người nông dân ta đi phân tích bảng sau.

Qua bảng trên cho ta thấy:

Năng suất bình quân tăng thêm 5kg qua mỗi năm. Giá trị sản xuất tăng qua các năm, năm 2017 10.500 triệu đồng/ năm. Năm 2018 là 15.750 triệu đồng/năm, năm 2019 272 triệu đồng/năm. Một trong những nguyên nhân mà năm 2017 và 2018 có giá trị sản xuất thấp và lợi nhuận bị âm là do đây là

những mùa đầu tiên cây cho hoa. Nên chưa có kinh nghiệm để tập chung chăm sóc cho cây để cây ra năng suất cao. Chưa có kĩ thuật bón phân, chưa nhận được tập huấn của các cán bộ khuyến nông. Do chi phí đầu tư cho 1ha Trà hoa vàng dưới 10 triệu/ha/năm. Công lao động bỏ ra để chăm sóc cây qua mỗi năm cũng khác nhau. Một điều rõ ràng là chi phí bỏ ra nhiều hơn thì công chăm sóc cũng phải nhiều hơn.

Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế Trà hoa vàng qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT

2017 2018 2019

(1) (2) (3)

Năng suất bình quân Kg/ha 20 25 30

1.Giá trị sản xuất GO 1000đ/ha 10.500 15.750 272.000 2.Chi phí trung gian

IC

1000đ/ha 7.881 11.765 22.895

3.Giá trị gia tăng VA 1000đ/ha 2.619 3.985 249.105 4.Thu nhập hỗn hợp

MI

1000đ/ha 2.619 3.985 249.105

5.Lợi nhuận Pr 1000đ/ha -2.381 -2.515 240.105

6.Công lao động 100 100 100 7.Một số chỉ tiêu: 8.GO/IC Lần 1.33 1.34 11.88 9.VA/IC Lần 0.33 0.34 10.88 10.Pr/IC Lần -0.30 -0.21 10.48 11.GO/công lao động 1000đ 105 157.5 2 720 12.VA/công lao động 1000đ 26.19 39.85 2 491,05

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)

Năm 2019 giá trị sản xuất tăng lên 272 triệu đồng/năm. Chi phí cho 1ha trồng cây của năm là 22.895.000 tăng đáng kể so với 2 năm trước, công lao động cũng nhiều hơn.

Tóm lại giữa các năm có sự khác biệt về năng suất, chi phí sản xuất sẽ đều tăng,lợi nhuận cũng sẽ tăng.

Để có thể tăng hiệu quả kinh tế của Trà hoa vàng cần mạnh dạn chú trọng vào đầu tư để tiến tới xoá đói giảm nghèo và làm giàu, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nắm bắt thông tin thị trường nhanh và kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất trà hoa vàng tại HTX hòa thịnh xã nghĩa tá huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn​ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)