10. Cấu trúc đề tài
3.5.2. Về khả năng lĩnh hội của học sinh ở lớp thực nghiệm
Học sinh hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức lý thuyết để thực hiện giải một số bài tập về phƣơng trình đƣờng thẳng. Ngoài ra các em còn khắc phục đƣợc những khó khăn và hạn chế đƣợc những sai lầm mà học sinh ở lớp đối chứng còn mắc phải. Bên cạnh đó các em còn rèn luyện thêm đƣợc tính tích cực và chủ động hơn trong học tập.
Kết thúc quá trình thử nghiệm chúng tôi nhận thấy:
- Học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực hơn, không còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên. Khả năngtƣ duy của học sinh đƣợc phát huy tối đa, đặc biệt là học sinh có lực học trung bình, yếu thì quá trình tƣ duy cũng đƣợc cải thiện đáng kể. Phần lớn là nhờ vào sự nỗ lực trong học tập của các em.
- Khi gặp bài toán mới các em tự tin và mạnh dạn trình bày cách hiểu, cách giải của mình. Vì vậy kết quả học tập của học sinh đƣợc thể hiện qua bài kiểm tra và thái độ học tập ngày càng tăng lên rõ rệt.
- Học sinh tự học ở nhà thuận lợi hơn, hiệu quả hơn, lí do là trong các tiết học trên lớp giáo viên đã quan tâm tới việc tạo ra các tình huống học tập để hƣớng dẫn học sinh trong việc tự học ở nhà.
- Việc cho học sinh làm bài kiểm tra là cách tốt nhất giúp các em phát triển năng lực PH&GQVĐ. Vì trong thời gian có giới hạn quy định, học sinh buộc phải tƣ duy tối đa để xác định đúng hƣớng giải bài toán, phát hiện mấu chốt của bài toán và giải quyết bài toán.
Kết luận chƣơng 3
Ở chƣơng này chúng tôi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để thử nghiệm phƣơng án đã đề xuất ở chƣơng 2, mặc dù chỉ mới tiến hành thực nghiệm trên một phạm vi hẹp và thời gian ngắn với mới hai tiết học cùng với hai bài kiểm tra, song kết quả thu đƣợc qua đợt thực nghiệm này có thể rút ra một số kết luận ban đầu nhƣ sau:
- Các giáo án đƣa ra trong quá trình TN bám sát nội dung, phù hợp với mục tiêu của chủ đề, đáp ứng đƣợc yêu cầu TN.
- Việc thiết kế và tạo ra các tình huống PH&GQVĐ vào tổ chức các hoạt động trong dạy học chủ đề Phƣơng trình đƣờng thẳng đƣợc đề tài đƣa ra bƣớc đầu đạt hiệu quả.
- Học sinh lớp thử nghiệm bƣớc đầu đã hình thành một phƣơng pháp học tập mới, tự mình biết cách phát hiện ra vấn đề cần giải quyết và quan trọng hơn biết cách giải quyết vấn đề đó nhƣ nào sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao, điều này bƣớc đầu đƣợc minh chứng qua kết quả kiểm tra của học sinh lớp TN cao hơn lớp ĐC. Nhƣ vậy có thể kết luận mục đích thử nghiệm đã đạt đƣợc.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận
Luận văn đã tiến hành hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận của phƣơng pháp dạy học PH&GQVĐ và quá trình vận dụng phƣơng pháp dạy học PH&GQVĐ vào một số tình huống điển hình trong môn Toán ở trƣờng THPT.
Tìm hiểu thực trạng về dạy học chủ đề Phƣơng trình đƣờng thẳng tại một số trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Lai Châu, là cơ sở để khẳng định hiệu quả mà đề tài mang lại.
Phân tích cấu trúc và nội dung chủ đề Phƣơng trình đƣờng thẳng trong mặt phẳng, trong không gian, và mối quan hệ của nó trong mặt phẳng với trong không gian, từ đó đề tài đã xây dựng và thiết kế một số tình huống dạy học khái niệm, dạy học định lý, dạy học bài tập và hai giáo án trong chủ đề Phƣơng trình đƣờng thẳng theo hƣớng PH&GQVĐ. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm đã chứng minh tính khả thi trong việc vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong nội dung Phƣơng trình đƣờng thẳng không chỉ có tác động tích cực đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên, tạo hứng thú cho ngƣời học mà còn góp phần giúp ngƣời học vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống.
Việc tạo ra các tình huống có vấn đề và định hƣớng cho học sinh giải quyết đƣợc vấn đề trong chủ đề Phƣơng trình đƣờng thẳng nhƣ đã trình bày trong luận văn là rất cần thiết và thiết thực, nó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề này ở trƣờng THPT. Việc đƣa ra các tình huống vừa sức với cách sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở trong từng tình huống đã thực sự lôi cuốn và gây hứng thú cho học sinh và tạo cho học sinh ý thức muốn khám phá và thử sức, góp phần khắc phục những sai lầm của học sinh trong khi học chủ đề này nói riêng và học toán THPT nói chung.