Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong nội dung phương trình đường thẳng cho học sinh trung học phổ thông​ (Trang 85)

10. Cấu trúc đề tài

3.2. Tổ chức thực nghiệm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm

Học sinh lớp 10, lớp12 THPT, chúng tôi chọn các lớp đối chứng và thực nghiệm nhƣ sau: Lớp 10A2(TN) và 10A3(ĐC); Lớp 12A2 (TN) và 12A3 (ĐC) – trƣờng THPT chuyên Lê Qúy Đôn, Lai Châu. ‎

Để lựa chọn mẫu thực nghiệm phù hợp với đối tƣợng học sinh, chúng tôi đã tiến hành:

- Trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy bộ môn toán để biết tình hình học tập của học sinh.

- Trao đổi với học sinh để tìm hiểu năng lực học tập, mức độ hứng thú của các em đối với môn toán nói chung và chủ đề Phƣơng trình đƣờng thẳng nói riêng.

Nhìn chung các lớp thực nghiệm và đối chứng không có sự khác biệt đáng kể vì lớp 10A2, 12A2 là chuyên Lý, và 10A3 và 12A3 là chuyên Hóa, hai lớp này đều đƣợc học chƣơng trình Toán cơ bản.

Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tƣơng đƣơng với nhau về sĩ số, kết quả học lực đồng đều. Sự tƣơng đƣơng này thể hiện ở các bảng sau :

Bảng 3.1.Kết quả xếp loại học lực ở cuối học kì I( Năm học 2019 – 2020) của lớp TN và ĐC STT Tên lớp Tổng số HS Kết quả học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém 1 10A2-TN 34 05 24 05 0 0 2 10A3-ĐC 35 06 22 07 0 0 3 12A2-TN 31 04 24 03 0 0 4 12A3-ĐC 32 05 22 05 0 0

3.2.2. Giáo viên thực nghiệm

Giáo viên dạy các lớp thực nghiệm là tác giả luận văn. Các lớp đối chứng do cô giáo Nguyễn Thị Khuyên (Giáo viên trƣờng THPT chuyên Lê Quý Đôn, Lai Châu) dạy theo giáo án thông thƣờng.

Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã cùng trao đổi, thảo luận với các giáo viên bộ môn trong tổ và một số đồng nghiệp ở các trƣờng khác trong địa bàn thành phố, tỉnh về nội dung cũng nhƣ phƣơng pháp giảng dạy.

3.2.3.Thời gian, địa điểm và quy trình tổ chức thực nghiệm.

- Thời gian thực nghiệm: tiến hành thực nghiệm trong học kì II, từ tháng 2/2020 đến 6/2020.

- Quy trình thực nghiệm:

1. Khảo sát và chọn lớp thực nghiệm và đối chứng.

2. Thiết kế bài học, giáo án,các hoạt động học tập theo chủ đề đã chọn. 3. Tiến hành thực nghiệm tại các lớp học.

4. Báo cáo và đánh giá kết quả thực nghiệm.

3.2.4.Phương án thực nghiệm:

Phƣơng án TN đƣợc tiến hành song song trên hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng. Sau mỗi nội dung, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lƣợng và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh ở cả hai nhóm ĐC và TN bằng hình thức kiểm tra 45 phút với cùng đề kiểm tra và cùng biểu điểm (Phụ lục).

3.3. Nội dung và kết quả thực nghiệm

3.3.1. Nội dung thực nghiệm

- Tiến hành dạy 02 giáo án (đính kèm phụ lục) để rèn luyện kĩ năng PH&GQVĐ trình đƣờng thẳng trong mặt phẳng, trong không gian ở lớp TN.

- Ở lớp ĐC do cô giáo Nguyễn Thi Khuyên dạy theo giáo án thông thƣờng.

- Kiểm tra bài 45 phút để đánh giá kết quả của đợt TN, tổ chức kiểm tra ở lớp TN và lớp ĐC với cùng nội dung, trong cùng khoảng thời gian nhƣ nhau.

3.3.2. Kết quả thực nghiệm

3.3.2.1. Phân tích định tính

Sau quá trình thực nghiệm chúng tôi thấy học sinh có hứng thú trong học tập, ý thức học tập của các em nghiêm túc và không khí lớp sôi nổi khi các hoạt động nhóm đƣợc diễn ra. Hầu hết học sinh trong lớp nắm chắc nội dung cơ bản bài học, bƣớc đầu biết vận dụng khá linh hoạt để giải quyết các tình huống khó.

nghiệm và nhận thấy việc triển khai phƣơng pháp PH&GQVĐ vào quá trình dạy học Toán bƣớc đầu đã tạo ra đƣợc những tình huống hấp dẫn lôi cuốn học sinh tham gia qua đó kích thích đƣợc tính tích cực độc lập của học sinh.

3.3.2.2. Phân tích định lượng .

- Lâp bảng phân phối về tần số, tần suất, tần suất tích lũy điểm số của các lớp thực nghiệm và đối chứng.

- Biểu diễn kết quả bằng đồ thị theo bảng phân phối tần suất. - Các số liệu đƣợc xử lí chủ yếu sử dụng các thông số sau:

+ Tỉ lệ phần trăm (%): Để phân biệt kết quả học tập của học sinh làm cơ sở so sánh kết quả giữa lớp TN và ĐC trong quá trình TN.

+ Giá trị trung bình X + Độ lệch chuẩn:

Độ lệch càng nhỏ thì kiểm nghiệm – đánh giá phƣơng pháp dạy học truyền thống và tích cực phân tán quanhX càng ít và ngƣợc lại.

+ Mức ảnh hƣởng (ES) + Phép kiểm chứng t-test:

Thƣờng tính giá trị p, trong đó p là khả năng xảy ra ngẫu nhiên, thông thƣờng hệ số p ≤ 0.05 là chênh lệch có ý nghĩa hay chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên.

- Kết quả các bài kiểm của học sinh lớp 10A2- TN và học sinh lớp 10A3

Bảng 3.2. Phân phối tần suất điểm của bài kiểm tra lớp 10

Lớp Số HS

Số bài kiểm tra Điểm

TB

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 34 0 0 0 0 03 05 09 07 06 04 7.58

ĐC 35 0 0 0 02 08 09 08 04 03 01 6.49

Bảng 3.3. Phân phối tần suất điểm kiểm tra lớp 10 tính theo %

Lớp Số

HS

Số % bài kiểm tra

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 34 0 0 0 0 8.8 14.7 26.5 20.6 17.6 11.8

ĐC 35 0 0 0 5.7 22.9 25.7 22.8 11.4 8.6 2.9

Từ bảng 3.2; bảng 3.3 ta vẽ đƣợc các biểu đồ tƣơng ứng sau

Biểu đồ 3.1. Phân bố tần số tích lũy kết quả bài kiểm tra lớp 10

- Kết quả các bài kiểm tra của học sinh lớp 12A2(TN) và học sinh lớp 12A3 (ĐC) đƣợc thể hiện thông qua các bảng thống kê sau đây:

Bảng 3.4. Phân phối tần suất điểm của bài kiểm tra lớp 12

Lớp Số HS

Số bài kiểm tra đạt điểm tƣơng ứng Điểm

TB

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 31 0 0 0 0 04 04 10 03 05 05 7.6

ĐC 32 0 0 0 03 09 06 08 01 03 02 6.5

Bảng 3.5.Phân phối tần suất điểm tính theo % lớp 12

Lớp Số

HS

Số % bài kiểm tra đạt điểm tƣơng ứng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 31 0 0 0 0 12.9 12.9 32.3 9.7 16.1 16.1

ĐC 32 0 0 0 9.4 28.2 18.9 25.0 3.1 9.4 6.2

Từ bảng 3.4; bảng 3.5 ta vẽ đƣợc các biểu đồ tƣơng ứng sau

Biểu đồ 3.4. Phân bố tần số tích lũy kết quả bài kiểm tra lớp 12 tính theo %

Kết quả dạy học một số tiết thử nghiệm và kết quả của bài kiểm tra cho thấy rằng nhìn chung học sinh lớp TH nắm đƣợc kiến thức cơ bản, vận dụng các kiến thức một cách linh hoạt và biết vận dụng khá tốt các hoạt động trí tuệ điển hình hơn học sinh lớp ĐC. Số học sinh có điểm dƣới 7 ở lớp TN thấp hơn và số học sinh có điểm từ 8 điểm trở lên ở lớp TN cao hơn lớp ĐC.

Kết quả trên hình 3.2 và hình 3.4 cho thấy tỉ lệ % học sinh đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp TN thấp hơn tỷ lệ % học sinh đạt điểm yếu kém, trung bình ở lớp ĐC, mặt khác tỉ lệ % học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp TN cao hơn tỉ lệ % học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp ĐC.

Bảng 3.6. Các tham số thống kê kết quả của lớp TN và ĐC

Nhóm X Độ lệch chuẩn Điểm <5 Điểm 5 Khá (7-8 điểm) Giỏi (9-10 điểm) TN 7,58 1,45 0 23,5 63.33 13.32 ĐC 6.49 1,46 7,55 45.16 43.31 3.15

Dựa vào các tham số thống kê ta thấy độ lệch chuẩn của lớp ĐC lớn hơn độ lệch chuẩn của lớp TN, điều này chứng tỏ điểm trung bình của mỗi

học sinh trong lớp ĐC có độ phân tán lớn hơn so với điểm trung bình của cả lớp (6.49). Trong khi đó lớp TN có độ phân tán điểm quanh điểm trung bình của cả lớp (7.58) là nhỏ.

Bảng 3.7. So sánh các tham số thống kê đặc trưng giữa lớp TN và ĐC

Tham số Lớp ĐC Lớp TN Chênh lệch

Điểm trung bình 6,49 7,58 1,09

Phƣơng sai 2,14 2,12

Độ lệch chuẩn 1,46 1,45

Hệ số biến thiên 0,19 0,18

Giá trị của T - test : p = 0,0037

Mức ảnh hƣởng ES = 0,76

Qua bảng trên ta thấy:

- Điểm trung bình cộng của học sinh lớp TN là 7,58 cao hơn điểm trung bình của học sinh lớp ĐC 1,09 điểm (bảng 3.6). Điều đó chứng tỏ HS các lớp TN tiếp nhận và vận dụng kiến thức, kỹ năng tốt hơn các lớp học sinh lớp ĐC. - Độ lệch chuẩn ở lớp thực nghiệm (1,45) nhỏ hơn ở lớp ĐC (1,46), chứng tỏ số liệu của lớp TN ít phân tán hơn so với lớp ĐC (bảng 3.7).

- Thông số p nhỏ hơn 0,05 (bảng 3.7) cho thấy việc vận dụng phƣơng

pháp PH&GQVĐ trong dạy học toán là có ý nghĩa.

Mặc dù thời gian thực nghiệm ngắn nhƣng dựa vào các kết quả TN chúng tôi thấy rằng hiệu quả đạt đƣợc là tƣơng đối rõ ràng, kĩ năng PH&GQVĐ về phƣơng trình đƣờng thẳng của học sinh lớp TN đã có sự chuyển biến tích cực chứng tỏ phƣơng án dạy học chúng tôi đề xuất là có thể chấp nhận đƣợc.

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5.1. Về phương pháp giảng dạy

Giáo thực nghiệm bảo đảm tính hệ thống, dạy đầy đủ nội dung, làm rõ trọng tâm từng tiết học, hệ thống bài tập đƣa ra có mức độ khó tăng dần, sử dụng phƣơng pháp phù hợp với đặc trƣng của bộ môn, với nội dung của bài dạy cũng nhƣ đối tƣợng học sinh. Kết hợp linh động phƣơng pháp trong quá trình tổ chức, điều khiển hoạt động học của học sinh và nhận thấy học sinh học tập tích cực, chủ động hơn, hứng thú hơn với các giờ Toán.

3.5.2. Về khả năng lĩnh hội của học sinh ở lớp thực nghiệm

Học sinh hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức lý thuyết để thực hiện giải một số bài tập về phƣơng trình đƣờng thẳng. Ngoài ra các em còn khắc phục đƣợc những khó khăn và hạn chế đƣợc những sai lầm mà học sinh ở lớp đối chứng còn mắc phải. Bên cạnh đó các em còn rèn luyện thêm đƣợc tính tích cực và chủ động hơn trong học tập.

Kết thúc quá trình thử nghiệm chúng tôi nhận thấy:

- Học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực hơn, không còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên. Khả năngtƣ duy của học sinh đƣợc phát huy tối đa, đặc biệt là học sinh có lực học trung bình, yếu thì quá trình tƣ duy cũng đƣợc cải thiện đáng kể. Phần lớn là nhờ vào sự nỗ lực trong học tập của các em.

- Khi gặp bài toán mới các em tự tin và mạnh dạn trình bày cách hiểu, cách giải của mình. Vì vậy kết quả học tập của học sinh đƣợc thể hiện qua bài kiểm tra và thái độ học tập ngày càng tăng lên rõ rệt.

- Học sinh tự học ở nhà thuận lợi hơn, hiệu quả hơn, lí do là trong các tiết học trên lớp giáo viên đã quan tâm tới việc tạo ra các tình huống học tập để hƣớng dẫn học sinh trong việc tự học ở nhà.

- Việc cho học sinh làm bài kiểm tra là cách tốt nhất giúp các em phát triển năng lực PH&GQVĐ. Vì trong thời gian có giới hạn quy định, học sinh buộc phải tƣ duy tối đa để xác định đúng hƣớng giải bài toán, phát hiện mấu chốt của bài toán và giải quyết bài toán.

Kết luận chƣơng 3

Ở chƣơng này chúng tôi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để thử nghiệm phƣơng án đã đề xuất ở chƣơng 2, mặc dù chỉ mới tiến hành thực nghiệm trên một phạm vi hẹp và thời gian ngắn với mới hai tiết học cùng với hai bài kiểm tra, song kết quả thu đƣợc qua đợt thực nghiệm này có thể rút ra một số kết luận ban đầu nhƣ sau:

- Các giáo án đƣa ra trong quá trình TN bám sát nội dung, phù hợp với mục tiêu của chủ đề, đáp ứng đƣợc yêu cầu TN.

- Việc thiết kế và tạo ra các tình huống PH&GQVĐ vào tổ chức các hoạt động trong dạy học chủ đề Phƣơng trình đƣờng thẳng đƣợc đề tài đƣa ra bƣớc đầu đạt hiệu quả.

- Học sinh lớp thử nghiệm bƣớc đầu đã hình thành một phƣơng pháp học tập mới, tự mình biết cách phát hiện ra vấn đề cần giải quyết và quan trọng hơn biết cách giải quyết vấn đề đó nhƣ nào sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao, điều này bƣớc đầu đƣợc minh chứng qua kết quả kiểm tra của học sinh lớp TN cao hơn lớp ĐC. Nhƣ vậy có thể kết luận mục đích thử nghiệm đã đạt đƣợc.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

Luận văn đã tiến hành hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận của phƣơng pháp dạy học PH&GQVĐ và quá trình vận dụng phƣơng pháp dạy học PH&GQVĐ vào một số tình huống điển hình trong môn Toán ở trƣờng THPT.

Tìm hiểu thực trạng về dạy học chủ đề Phƣơng trình đƣờng thẳng tại một số trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Lai Châu, là cơ sở để khẳng định hiệu quả mà đề tài mang lại.

Phân tích cấu trúc và nội dung chủ đề Phƣơng trình đƣờng thẳng trong mặt phẳng, trong không gian, và mối quan hệ của nó trong mặt phẳng với trong không gian, từ đó đề tài đã xây dựng và thiết kế một số tình huống dạy học khái niệm, dạy học định lý, dạy học bài tập và hai giáo án trong chủ đề Phƣơng trình đƣờng thẳng theo hƣớng PH&GQVĐ. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm đã chứng minh tính khả thi trong việc vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong nội dung Phƣơng trình đƣờng thẳng không chỉ có tác động tích cực đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên, tạo hứng thú cho ngƣời học mà còn góp phần giúp ngƣời học vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống.

Việc tạo ra các tình huống có vấn đề và định hƣớng cho học sinh giải quyết đƣợc vấn đề trong chủ đề Phƣơng trình đƣờng thẳng nhƣ đã trình bày trong luận văn là rất cần thiết và thiết thực, nó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề này ở trƣờng THPT. Việc đƣa ra các tình huống vừa sức với cách sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở trong từng tình huống đã thực sự lôi cuốn và gây hứng thú cho học sinh và tạo cho học sinh ý thức muốn khám phá và thử sức, góp phần khắc phục những sai lầm của học sinh trong khi học chủ đề này nói riêng và học toán THPT nói chung.

2. Khuyến nghị

Dạy học PH&GQVĐ là một phƣơng pháp dạy học hay, phù hợp với tình hình dạy học ở nƣớc ta và giáo viên trong quá trình dạy học có thể sử dụng phƣơng pháp dạy học này kết hợp thêm với các phƣơng pháp dạy học khác để đổi mới phƣơng pháp dạy học và nâng cao chất lƣợng Giáo dục và Đào tạo. Mặc dù, phƣơng pháp đã đƣợc Bộ GĐ&ĐT triển khai thực hiện trên diện rộng nhƣng đâu đó với một số giáo viên thì phƣơng pháp này thật sự chƣa đƣợc sử dụng nhiều. Vì vậy, cần phải khuyến khích giáo viên khai thác đƣợc thế mạnh của phƣơng pháp để áp dụng vào quá trình dạy học sao cho phù hợp với nội dung bài học và chủ đề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ GD-ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng

thể (Ban hành kèm theo Thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT ngày

26/12/2018 của Bộ trƣởng Bộ GD-ĐT)

[2] Nguyễn Vĩnh Cận (2006), Toán nâng cao hình học 10, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm.

[3] Văn Nhƣ Cƣơng, Phạm Khắc Ban, Lê Huy Hùng, Tạ Mẫn (2011), Bài tập

hình học 12 nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục.

[4] Nguyễn Minh Hà (Chủ biên) (2009), Bài tập nâng cao và một số chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong nội dung phương trình đường thẳng cho học sinh trung học phổ thông​ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)