Nội dung điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phân hóa chủ đề hệ thức lượng trong tam giác vuông cho học sinh lớp 9 trung học cơ sở​ (Trang 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Nội dung điều tra

Tìm hiểu mức độ nhận thức, tình trạng áp dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực của GV toán ở trƣờng THCS; thực trạng học tập môn Toán; điều tra về động cơ hứng thú của HS với giờ học Toán và sự cần thiết phải áp dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực, phƣơng pháp dạy học phân hóa.

1.2.3. Phương pháp điều tra

+Phân tích chƣơng trình SGK Toán;

+Sử dụng phiếu hỏi (trắc nghiệm góp ý kiến);

+Hỏi ý kiến HS, GV, cán bộ quản lý.

1.2.4. Đối tượng điều tra

+Các GV trực tiếp giảng dạy bộ môn Toán ở các trƣờng THCS

+Các cán bộ quản lý ở các trƣờng cấp THCS;

+HS các trƣờng THCS.

1.2.5. Kết quả điều tra

Để đánh giá đƣợc thực trạng DHPH ở trƣờng trung học cơ sở, nhằm nghiên cứu các phƣơng pháp DHPH phù hợp với bộ môn Toán.

Tôi tiến hành khảo sát vào tháng 9 năm 2019

a) Hiện nay, có rất nhiều PPDH tích cực có khả năng phân hóa cao. Nhƣng giáo viên chƣa sử dụng nhiều nhƣ PPDH dự án, PPDH theo góc, PPDH hợp đồng. Để đánh giá đƣợc mức độ sử dụng các PPDH đó trong DHPH, tôi xin ý kiến của 60 GV Toán của 5 trƣờng về việc sử dụng các phƣơng pháp dạy học và phƣơng pháp đánh giá mức độ, khả năng nhận thức và khả năng học tập của HS (phiếu ý kiến trong phụ lục), kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 1.1 Kết quả phiếu khảo sát

STT Phƣơng pháp dạy học mà giáo viên dùng trong giờ học Toán Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên Rất thƣờng xuyên 1 Gợi mở, vấn đáp 6 10% 54 90% 2 Dạy học nêu và giải quyết vấn đề 5 8,3% 37 61,7% 10 16,7% 8 13,3% 3 Dạy học hợp tác 17 40 2 1

theo nhóm 28,3% 66,7% 3,3% 1,7% 4 Dạy học dự án 57 95% 3 5% 5 Dạy học hợp đồng 58 96,7% 2 3,3% 6 Dạy học theo góc 55 91,7% 5 8,3% 7 Kỹ thuật sơ đồ tƣ duy 3 5% 12 20% 37 61,7% 5 8,3% 3 5% 8 Sử dụng phƣơng tiện trực quan 58 96,7% 2 3,3% 9 Sử dụng công nghệ thông tin nhƣ máy chiếu projector, máy chiếu hắt, … 5 7,8% 19 29,7% 40 62,5%

1. Xin Thầy/ Cô cho biết các PPDH mà thầy cô không sử dụng hoặc ít sử dụng lí do là vì ?

 Chƣa bao giờ nghe thấy (10%)

 Mới chỉ nghe tên các PPDH đó (20%)

 Biết nhƣng chƣa hiểu rõ (36,7%)

 Hiểu rõ PPDH nhƣng ngại sử dụng (33,3%)

2. Xin Thầy/ Cô cho ý kiến, các phƣơng tiện mà thầy cô không sử dụng hoặc ít sử dụng hiện nay là vì?

 Cơ sở vật chất chƣa đủ (34,4%)

 Chƣa biết sử dụng (15,6%)

 Chƣa nghe thấy bao giờ (0%)

3. Xin Thầy/ Cô cho ý kiến, trong quá trình dạy học, thầy cô có đánh giá đƣợc năng lực học Toán của từng HS không?

 Đánh giá rất tốt (20%)  Đánh giá không tốt lắm (33,3%)

 Đánh giá tốt (46,7%)  Hầu nhƣ không đánh giá đƣợc (0%) 4. Xin Thầy/ Cô cho ý kiến, trong quá trình giảng dạy, thầy cô có đánh giá

đƣợc mức độ hứng thú của HS với môn Toán không?

 Đánh giá rất tốt (13,3%)  Đánh giá không tốt lắm (33,3%)

 Đánh giá tốt (48,3%)  Hầu nhƣ không đánh giá đƣợc (5%) 5. Xin Thầy/ Cô cho ý kiến, thầy cô thƣờng sử dụng nguồn bài tập nào cho

HS là chủ yếu?

 Bài tập SGK (60%)  Bài tập sách tham khảo (5%)

 Bài tập sách bài tập (30%)  Bài tập tự thiết kế (5%)

6. Xin Thầy/ Cô cho ý kiến, thầy cô có quan tâm đến việc đƣa bài tập phù hợp với năng lực của từng HS chƣa?

 Rất quan tâm (0%)  Thỉnh thoảng (41,6%)

 Quan tâm (26,7%)  Không quan tâm (31,7%)

7. Xin Thầy/ Cô cho ý kiến, thầy cô thƣờng ra bài tập cho HS nhƣ thế nào?

 Ra bài tập chung cho cả lớp (60%)

 Ra bài tập phân loại theo nội dung học (39%)

 Ra bài tập phân loại theo năng lực của HS (0%)

 Ra bài tập thêm cho HS khá giỏi (1%)

8. Xin Thầy/ Cô cho ý kiến về sự cần thiết của việc DHPH trong dạy học môn Toán?

 Rất cần thiết (8,3%)  Cần thiết (72,8%)

 Không cần thiết (3,3%)  Không có ý kiến (1,7%)

9. Xin Thầy/ Cô cho ý kiến, thầy cô có thƣờng xuyên sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin nhƣ: Geometer’s Sketchpad, Geogebra, Quzizz,

Kahoot, Shub classroom, google form, Mindmap,… trong dạy học Toán?

 Rất thƣờng xuyên (0%)  Thỉnh thoảng (51,6%)

 Thƣờng xuyên (6,7%)  Hiếm khi (41,7%) Dựa vào số liệu thống kê kết quả sau khi khảo sát trên ta thấy:

+ Phần lớn các GV chủ yếu sử dụng phƣơng pháp dạy học truyền thống (gợi mở vấn đáp), đa số các GV chƣa áp dụng các phƣơng pháp dạy học mới và các phƣơng tiện, công nghệ thông tin vào giờ học. Trong quá trình dạy học, GV chƣa quan tâm đến đến nội dung kiến thức dành cho từng đối tƣợng học sinh. Nhiều giáo viên chƣa coi trọng soạn câu hỏi và bài tập phân hóa. Do GV đã quen với nếp dạy cũ, ngại thay đổi, hoặc mới chỉ biết đến các phƣơng pháp, phƣơng tiện đó nhƣng chƣa hiểu rõ, chƣa biết sử dụng. Cơ sở vật chất của trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới

+ Phần lớn GV chƣa quan tâm tìm hiểu tâm tƣ nguyện vọng, sở trƣờng, thái độ của HS với môn Toán

+ Đa số GV ra bài tập cho cả lớp hoặc ra bài tập theo nội dung

+ Việc kiểm tra và đánh giá học sinh chƣa đạt yêu cầu phân hóa, chƣa thực sự bám sát đối tƣợng học sinh. Do đó, thông tin phản hồi mà giáo viên cần biết về trình độ, mức độ nhận thức của học sinh qua kiểm tra, đánh giá chƣa thực sự hiệu quả

+ Hiện tƣợng dạy học thƣờng gặp là đồng loạt. Phần lớn GV yêu cầu HS thực hiện những nhiệm vụ, những yêu cầu, những hoạt động nhƣ nhau.

Khi đƣợc hỏi ý kiến về việc áp dụng phƣơng pháp DHPH vào quá trình dạy học môn Toán thì tất cả các GV đều có ý kiến là bản thân luôn phát hiện sự tồn tại của DHPH nhƣng việc sử dụng DHPH theo hƣớng tiếp cận để dạy học sinh hình thành năng lực, phát triển những phẩm chất phù hợp cho mỗi HS là chƣa đƣợc quan tâm nhiều.

b) Với HS, tôi đã tiến hành khảo sát 225 em tại THCS Lý Thƣờng Kiệt, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

1. Em hãy cho biết mức độ hứng thú của em đối với bộ môn Toán ?

 Rất hứng thú (7,5%)  Không hứng thú (30,4%)

 Hứng thú (17,7%)  Bình thƣờng (44,4%) 2. Em hãy cho biết môn Toán dễ hay khó ?

 Rất khó (4,4%)  Bình thƣờng (31,1%)

 Khó (46,2%)  Dễ (18,3%) 3. Em hãy cho biết trong giờ học môn Toán em thƣờng:

 Tập trung nghe giảng, sôi nổi phát biểu ý kiến (15,5%)

 Nghe giảng một cách thụ động (64,4%)

 Làm việc riêng (4,9%)

 Chƣa tập trung nghe giảng (15,2%)

4. Em hãy cho biết trong giờ học toán GV quan tâm đến đối tƣợng nào ?

 Chỉ quan tâm đến HS giỏi (11,5%)

 Chỉ quan tâm đến HS trung bình (46,7%)

 Chỉ quan tâm đến HS yếu kém (20,4%)

 Quan tâm đến cả 3 đối tƣợng trên (21,4%)

5. Em hãy cho biết mức độ GV hỗ trợ khi các em làm bài tập ?

 Thƣờng xuyên (26,7%)  Hiếm khi (11,1%)

 Thỉnh thoảng (57,8%)  Không bao giờ (4,4%)

6. Em hãy cho biết thầy cô giáo có giao các bài tập vừa sức với các em không ?

 Bài tập rất vừa sức (6,7%)  Bài tập khó quá (55,6%)

 Bài tập dễ quá (11,6%)  Bài tập khó (26,1%)

7. Em hãy cho biết thầy cô giáo có cho các em tự lựa chọn bài tập theo sở thích của mình không?

 Rất thƣờng xuyên (5,3%)  Thỉnh thoảng (4,4%)

 Thƣờng xuyên (10,7%)  Hầu nhƣ không (79,6%) 8. Em hãy cho biết ý kiến, nguồn bài tập các em làm là từ:

 Thầy cô cho (8%)  Sách bài tập (12,9%)

9. Em hãy cho biết mức độ cần thiết của việc làm bài tập vừa sức với năng lực nhận thức của bản thân là:

 Rất cần thiết (81,8%)  Bình thƣờng (0%)

 Cần thiết (18,2%)  Không cần (0%)

10. Khi GV giao bài tập vừa sức với lực học của em thì em sẽ cảm thấy:

 Rất độc lập và tự tin (87,6%)  Thiếu độc lập và tự tin (0%)

 Độc lập và tự tin (12,4%)  Không độc lập và tự tin (0%) Dựa vào số liệu thống kê sau khi hỏi ý kiến trên ta thấy:

- Đa số các em HS chƣa có hứng thú với môn Toán (74,8%), lí do chủ yếu là các em thấy môn toán khó (50,6%).

- Phần lớn các em HS học tập một cách thụ động (64.4%), không tập trung nghe giảng (20,1%), làm việc riêng (4,9%).

- Một số bạn HS cho rằng thầy(cô) chƣa quan tâm đến tất cả các đối tƣợng trong lớp, đối tƣợng HS trung bình là đƣợc quan tâm nhiều nhất (46,7%), còn các đối tƣợng HS khá giỏi và HS yếu kém thì ít đƣợc quan tâm hơn;

- Có tới 79,6% HS không đƣợc làm bài tập theo sở của mình, chỉ có 6,7% em cảm thấy các bài tập đƣợc giao là vừa sức, 100% HS cho rằng việc ra bài tập vừa sức là cần thiết, 100% HS cảm thấy độc lập và tự tin nếu đƣợc làm bài tập vừa sức với năng lực của bản thân.

Nhƣ vậy đa số HS chƣa cảm thấy hứng thú trong giờ học Toán. Nhiều HS vẫn ngồi học trong tƣ thế thụ động, chƣa có ý thức tự học. Bài tập dành cho HS giỏi chƣa đƣợc chú ý nên dẫn đến HS cảm thấy chản nản, không tập trung vì bài tập chƣa phù hợp với khả năng nhận thức. Để khắc phục đƣợc những khó khăn trên thì vai trò của ngƣời GV là rất quan trọng. GV cần phải thay đổi phƣơng pháp dạy học với mục tiêu là tôn trọng sự khác biệt của từng HS và tiến hành dạy học theo năng lực của học sinh thì có thể thu hẹp sự khác biệt về năng lực tiếp thu và vận dụng tri thức mới. Bên cạnh đó, cần chú ý đến tình cảm, ý chí và tích cách, biết cách phát huy tính tích cực tham gia học tập của học sinh. Từ đó chất lƣợng dạy học sẽ đƣợc nâng lên một cách thực chất, bền vững, hiệu quả.

Kết luận chƣơng 1

Trong chƣơng này, tác giả đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về DHPH: các khái niệm DHPH, những tƣ tƣởng chủ đạo DHPH, những cấp độ và hình thức, vai trò của DHPH,… Về sơ sở thực tiễn tác giả đã tìm hiểu đƣợc thực trạng dạy và học môn Toán hiện nay ở các trƣờng THCS, đánh giá đƣợc ƣu nhƣợc điểm. Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, tác giả nhận thấy DHPH là hƣớng tới các giá trị riêng của mỗi học sinh trên cơ sở những giá trị chung về năng lực và các phẩm chất khác theo mục tiêu của giáo dục. Dạy học theo quan điểm DHPH đòi hỏi giáo viên trong quá trình dạy học không tiến hành giảng dạy chung chung mà cần phải thay đổi và thích nghi với sự đa dạng của học sinh, tối ƣu hóa sự trƣởng thành của từng học HS góp phần đáp ứng công cuộc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hƣớng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngƣời học mà nghị quyết của Đảng đã đề ra. Do vậy, nhiệm vụ của GV tìm ra con đƣờng, biện pháp để DHPH đạt hiệu quả cao đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời đại mới.

CHƢƠNG 2.

DẠY HỌC PHÂN HÓA CHỦ ĐỀ “HỆ THỨC LƢỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG”

2.1. Một số định hƣớng về dạy học phân hóa chủ đề “Hệ thức lƣợng trong tam giác vuông” tam giác vuông”

2.1.1. Đảm bảo tính hệ thống

DH nói chung, DHPH nói riêng cần đáp ứng yêu cầu của một hệ thống các thành tố nhƣ: mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức, phƣơng tiện và kiểm tra đánh giá. Các thành tố trên luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, quy định, tác động và ảnh hƣởng lẫn nhau. Logic của quá trình DHPH môn Toán 9 nói chung và chủ đề “Hệ thức lƣợng trong tam giác vuông” phải luôn thể hiện đƣợc mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết giữa việc thấu hiểu đặc điểm của mỗi HS trong lớp học, việc xác định mục tiêu, cách thức tổ chức DH, kiểm tra đánh giá phù hợp với NLNT, trí tuệ, PCHT, hứng thú học tập của HS. Các hoạt động DH cần đƣợc thiết kế phù hợp với HS nhằm đạt mục tiêu DH đề ra. Hoạt động kiểm tra, đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình DH để kiểm soát việc thực hiện mục tiêu và điều chỉnh tiến trình DH để mọi HS đều tiếp nhận đƣợc các kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài học. Nếu một trong các “mắt xích” của hệ thống trên không đáp ứng đƣợc yêu cầu của DHPH thì hiệu quả DH sẽ không đƣợc nhƣ mong muốn.

2.1.2. Đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh

Việc học của HS sẽ không thể diễn ra khi HS phải học những điều mà bản thân đã am hiểu, đã có kĩ năng thành thạo hoặc các em đƣợc giao những nhiệm vụ học tập nằm ngoài sự hiểu biết của bản thân.

Nguyên tắc này thể hiện ở các điểm sau: GV hiểu biết sâu sắc nội dung môn học, chủ động lựa chọn các nội dung DH có mức độ kiến thức phù hợp với NLNT của HS; Các PPDH, các tài liệu học tập đƣợc sử dụng trong giờ

học phù hợp với nội dung DH, PCHT, đặc điểm trí tuệ và phù hợp với từng bậc NLNT của HS; Mức độ yêu cầu về nội dung kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với NLNT của HS và phù hợp với mục tiêu DH đã đề ra. GV nâng dần mức độ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để tăng cƣờng lƣợng tri thức HS cần phải tiếp thu một cách khả thi. Việc thiết kế và sử dụng các nhiệm vụ học tập phân hóa này trong giờ học không chỉ giúp cho học sinh hoạt động học tập phù hợp với trình độ của mình, khơi dậy niềm tin ở năng lực bản thân. Ngoài ra, kiến thức của từng đối tƣợng học sinh khám phá đều liền mạch nên học sinh yếu kém vừa đƣợc quan tâm bồi dƣỡng kiến thức cơ bản vững chắc, vừa có thể theo dõi tiếp thu các kiến thức từ hoạt động của đối tƣợng học sinh trung bình hay khá giỏi, đồng thời học sinh khá giỏi vẫn phát huy hết khả năng tƣ duy của mình vận dụng, củng cố khắc sâu lý thuyết thông qua hoạt động của học sinh trung bình hay yếu kém. Mặt khác, thời lƣợng mà giáo viên sử dụng nhiệm vu học tập theo hƣớng phân hóa cho mọi đối tƣợng học sinh trong lớp học vẫn đảm bảo hợp lý, đây là một yếu tố quan trọng góp phần thành công của tiết dạy. Tuy nhiên, để có những nhiệm vụ học tập có độ khó vừa sức tƣơng ứng với giới hạn cao nhất của vùng phát triển gần nhất đối với mỗi HS, ngƣời giáo viên cần nắm chắc kiến thức trọng tâm của từng bài và chuẩn bị tài liệu, đầu tƣ công sức, thời gian cho bài soạn một cách chu đáo, kỹ lƣỡng. Mỗi HS có trình độ tiếp nhận tri thức khác nhau nên GV lƣu ý không đƣợc đồng nhất nội dung kiến thức mà phải phân hóa.

Ví dụ 2.1:

Cho tam giác ABC (AB = 9cm, AC=12cm, BC = 15cm). AH là đƣờng cao. a) Chứng minh tam giác ABC là tam giác vuông.

b) Tính AH; BH.

c)Vẽ HE vuông góc AB tại E; Vẽ HI vuông góc AC tại I. Chứng minh AE. AB =AI.AC.

d) Chứng minh: BH.HC BC 2 .

Đối với học sinh yếu kém, trung bình thì phải giải thứ tự từ ý (a) cho tới ý (b) nhƣng đối với những học sinh khá thì có thể giải ý (a) rồi chuyển sang ý (c). Đối với học sinh khá giỏi thì có thể bỏ qua ý (b), ý (c) chuyển sang ý (d).

2.1.3. Đảm bảo thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giáo viên và vai trò chủ động của HS trong quá trình dạy học động của HS trong quá trình dạy học

Vai trò hàng đầu của GV trong việc tổ chức DHPH đƣợc thể hiện ở việc hiểu và phân loại HS , thiêt kế hoạt động phù hợp với từng HS và giám sát hiệu quả các hoạt động DH. Vai trò tích cực của HS thể hiện ở việc chủ động tham gia tất cả các hoạt động học tập để chủ động tiếp nhận kiến thức qua đó phát triển bản thân. GV có thể tác động để HS thể hiện chủ động hơn trong học tập bằng cách: Điều chỉnh nội dung, quy trình và sản phẩm học tập theo sự sẵn sàng, sự quan tâm và đặc điểm cá nhân của HS; Thấu hiểu điểm mạnh và hạn chế của từng HS để giao nhiệm vụ học tập phù hợp. Khích lệ, động viên các em tự nghiên cứu, chủ động vận dụng kiến thức để thiết kế những sản phẩm học tập sáng tạo mang dấu ấn cá nhân của mỗi HS; Lựa chọn phƣơng pháp, kĩ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phân hóa chủ đề hệ thức lượng trong tam giác vuông cho học sinh lớp 9 trung học cơ sở​ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)