Thực hiện phân hóa xuyên suốt tất cả các khâu của qui trình dạy học:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phân hóa chủ đề hệ thức lượng trong tam giác vuông cho học sinh lớp 9 trung học cơ sở​ (Trang 41)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Thực hiện phân hóa xuyên suốt tất cả các khâu của qui trình dạy học:

tƣợng HS trong suốt quá trình dạy học. Với hình thức dạy học này sẽ khuyến khích HS sự chủ động, độc lập, tích cực, phát triển tƣ duy và sáng tạo ở HS. Mỗi HS có năng lực nhận thức, phong cách học tập, đặc điểm trí tuệ rất khác nhau, điều đó quyết định khả năng riêng biệt khi tiếp nhận và xử lý thông tin trong quá trình học tập. Khi tổ chức DHPH, GV phải tìm hiểu năng lực nhận thức, phong cách học tập, đặc điểm trí tuệ của HS để tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp, giúp các em có trách nhiệm với việc học, chủ động phát huy điểm mạnh, cải thiện điểm yếu của bản thân để nâng cao hiệu quả học tập. GV phải quan tâm thực hiện phân hóa ở tất cả các khâu của quá trình dạy học: từ việc xác định mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung, thiết kế các hoạt động dạy học đến kiểm tra, đánh giá trong suốt quá trình dạy học, không đƣợc xem nhẹ phân hóa ở mọi khâu.

2.2.1.1. Phân loại đối tượng học sinh

- Bản chất và tính ƣu việt của DHPH là dựa vào đặc điểm riêng biệt trong học tập của học sinh (phong cách học tập, năng lực học tập, nhu cầu, hứng thú, động cơ học tập, định hƣớng giá trị, đặc điểm văn hóa cá nhân,...) để giáo viên lựa chọn mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức, phƣơng tiện,..dạy học thích hợp với từng nhóm đối tƣợng. Công việc đánh giá, phân loại học sinh đầu vào này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là khâu định hƣớng, chỉ đạo cả chiến lƣợc DHPH. Nhiệm vụ của giáo viên là xem xét, tìm hiểu những mặt mạnh và yếu trong năng lực, mức độ phát triển của học sinh, nhu cầu và hứng thú học tập của từng học sinh để có biện pháp cụ thể tác động đến đối tƣợng. Đó là con đƣờng giúp tất cả học sinh có kiến thức và kĩ năng tối thiểu . Đồng thời, phát hiện thiên hƣớng, năng khiếu của HS để HS có cơ hội phát triển năng khiếu, sở trƣởng qua đó bồi dƣỡng nhân tài. Đối với những giáo viên đã từng dạy những học sinh đó thì không khó khăn gì, nhƣng đối với những giáo viên mới nhận lớp thì cần có những biện pháp để tìm hiểu năng lực, trình độ phát triển của học sinh nhƣ: lập bảng điều tra hoặc phỏng vấn trực tiếp với giáo viên đã từng dạy hoặc giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh

học sinh, học sinh,… Ngoài ra, còn thể dựa vào những tƣ liệu, hồ sơ sau: + Phát phiếu khảo sát để tìm hiểu đối tƣợng học sinh;

+ Dựa vào học bạ;

+ Căn cứ vào kết quả của học kỳ trƣớc hoặc năm học trƣớc; + Dựa vào bài kiểm tra chất lƣợng có phân hóa mức độ; + Quan sát hoạt động học tập của học sinh;

+ Hồ sơ học sinh (nếu có).

Sử dụng mô hình DHPH, có thể phân loại HS nhƣ sau:

- Phân loại đặc điểm về phong cách học tập của HS, dựa vào nhận định khí chất của HS (hăng hái, bình thản, nóng này, ƣu tƣ), phân loại đặc điểm trí tuệ nổi bật của HS gồm: ngôn ngữ, logic – toán học, không gian, hình thể - động năng, âm nhạc, giao tiếp, nội tâm và tự nhiên học.

- Phân loại nhịp độ nhận thức trong học tập, là phân loại nhịp độ tiếp nhận và xử lý thông tin. Nhịp độ tiếp nhận xử lý thông tin đƣợc tính bằng lƣợng thời gian chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Khi GV đã có cơ hội làm việc với lớp nhiều lần, phải ghi chú nhịp độ này ở từng HS, phân thành từng nhóm nhanh chậm khác nhau để có thực hiện quá trình dạy học cho vừa sức từng nhóm, tránh tình trạng những HS nhịp độ tiếp nhận nhanh phải chờ đợi, HS chậm cảm thấy GV lƣớt nhanh vấn đề.

- Phân loại theo nhu cầu của HS; mỗi cá nhân có nhu cầu nhận thức khác nhau: tìm tòi khám phá, nâng cao năng lực bản thân, rèn luyện kỹ năng,...

- Phân loại theo hứng thú của HS; HS bất kể ở trình độ nào nếu có hứng thú đối với nhiệm vụ GV đề ra sẽ làm việc cùng nhau và hỗ trợ nhau.

- Phân loại hỗn hợp chia nhóm theo khu vực: chia nhóm theo bàn, theo tổ, theo dãy bàn hoặc toàn thể lớp cùng thực hiện nhiệm vụ học tập, mỗi nhóm từ 6 đến 8 học sinh có thể duy trì cả tiết học hay thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm đƣợc giao cùng nhiệm vụ hay đƣợc

giao các nhiệm vụ khác nhau. Trong mỗi nhóm đều có đủ ba đối tƣợng học sinh khá giỏi, trung bình, yếu kém. Bầu một bạn trong nhóm làm nhóm trƣởng . Theo cách chia nhóm theo khu vực có ƣu điểm giúp học sinh hòa mình vào hoạt động tập thể nhƣng lại có mặt tiêu cực là tạo điều kiện cho học sinh có lực học yếu dễ ỉ lại, lƣời suy nghĩ.

- Phân loại năng lực học tập là cách phổ biến mà GV đang thực hiện. Thông thƣờng GV chia nhóm theo trình độ nhận thức của học sinh trong lớp (chia nhóm theo đối tƣợng, nhận thức khá giỏi, nhận thức trung bình và nhận thức yếu kém)

Nhà nghiên cứ tâm lí- giáo dục Vygotsky với thuyết “vùng phát triển gần nhất” cho rằng dạy học phải quan tâm đến trình độ phát triển tiềm năng mới là quan trọng. Do đó, trong dạy học phân hóa phải nhằm vào tiềm năng của ngƣời học, chính là hƣớng vào vùng phát triển lân cận và khi đó sẽ phát huy tối đa tiềm năng của học sinh. Chính vì thế, hình thức chia nhóm theo trình độ nhận thức sẽ phát huy tối đa khả năng hoạt động cá biệt hoá đến từng cá nhân ngƣời học, mang tính vừa sức, giúp giáo viên có cái nhìn rõ hơn về trình độ hiện tại của ngƣời học. Nếu số lƣợng HS của nhóm quá đông ta có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ để các nhóm hoạt động có hiệu quả hơn. Với cách phân chia này, giáo viên dễ dàng phát hiện mức độ tiếp thu của từng học sinh, có thể đánh giá một cách khách quan, chính xác. Để chia nhóm theo hình thức này đƣợc một cách chính xác phải có biện pháp điều tra, phát hiện, thu thập thông tin và phân loại đối tƣợng học sinh về khả năng lĩnh hội kiến thức và trình độ phát triển. Đặc biệt, trong quá trình học tập, giáo viên thƣờng xuyên cập nhật để điều chỉnh lại thành viên của nhóm cho phù hợp với trình độ phát triển của mỗi học sinh trong lớp học theo từng tuần, hoặc từng tháng. Trên cơ sở đã hiểu biết về từng đối tƣợng HS và tùy theo mục đích của từng giờ học, GV có thể chia lớp thành các nhóm đối tƣợng để đảm bảo cho HS lĩnh hội đƣợc kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu dạy học đồng thời phát huy

đƣợc sở trƣờng và năng khiếu của bản thân.

2.2.1.2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp

DHPH tạo ra một môi trƣờng học tập mà dƣới sự sáng tạo của GV thì HS học tập và rèn luyện trong hoạt động và bằng hoạt động. Mỗi cá nhân HS tự học, học theo nhóm, học theo sở thích và nhu cầu của HS chủ động tìm tòi, sáng tạo , phát hiện và chiếm lĩnh tri thức và vận dụng vào giải quyết các tình huống thực tế cuộc sống. Do vây, việc tổ chức hoạt động của HS trƣớc, trong và sau tiết học đóng vai trò rất quan trọng.

Hiện nay thực trạng phổ biến nhất trong HS là các em không chuẩn bị bài mới ở nhà. Vì thế mà trong giờ học, HS không tham gia hoạt động xây dựng bài đƣợc tạo nên không khí lớp học nặng nề, buồn chán. Vấn đề đặt ra ở đây là phải làm sao để HS tham gia tích cực vào tiết học ? Để giải quyết đƣợc vấn đề đó thì ngƣời GV cần phải thiết kế nhiệm vụ chuẩn bị bài trƣớc cho HS.

Theo đó, ngƣời GV cần phải thiết kế đƣợc nhiệm vụ cụ thể cho mỗi tiết học và phù hợp với đặc điểm của từng học sinh để đạt hiệu quả cao trong dạy học. Các nhiệm vụ phải đƣợc thiết kế một cách rõ ràng và tƣờng minh. Trong đó, mức độ câu hỏi, bài tập cũng đƣợc thiết kế khác nhau đối với các nhóm HS khác nhau.

Ví dụ 2.2. Khi thiết kế nhiệm vụ về nhà cho HS trƣớc khi học bài “Một số hệ thức về cạnh và đƣờng cao trong tam giác vuông ”. Với cùng một mục tiêu xây dựng hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền, với HS yếu kém GV cần có những gợi ý, dẫn dắt để HS có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Dành cho HS có mức độ trung bình Dành cho HS có mức độ khá

Nhiệm vụ về nhà

Cho tam giác ABC vuông tại A, AH là đƣờng cao (H thuộc BC). Chứng minh: AC2 = BC.HC AB2 = BC.HB Gợi ý: Muốn chứng minh AC2 = BC. HC Thì cần chứng minh tỉ số AC ? BC Để chứng minh hai tỉ số đó bằng nhau cần chứng minh hai tam giác nào đồng dạng?

Nhiệm vụ về nhà

Chứng minh định lý:

Trong một tam giác vuông, bình phƣơng mỗi cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và hình chiếu của cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền.

Ví dụ 2.3. Khi dạy bài “Tỷ số lƣợng giác của góc nhọn”, để hình thành khái niệm tỷ số lƣợng giác giáo viên hƣớng dẫn HS chuẩn bị theo mức phân hóa sau Dành cho HS có mức độ trung bình Dành cho HS có mức độ khá

Cho tam giác MNP vuông tại M, giả sử có độ dài tăng theo bảng sau, em có nhận xét gì về tỉ số độ dài của chúng Hình vẽ Độ dài MN 2 3 Độ dài NP 5 7,5 Tỉ sốMN NP Dùng phần mềm Geometer's Sketchpad: đo độ dài cạnh BC và độ dài AC trong tam giác vuông ABC, HS quan sát điểm C di chuyển chậm trên tia BM và thấy độ dài của hai cạnh thay đổi, từ đó học sinh thấy đƣợc khi độ dài cạnh đối của một góc nhọn và cạnh huyền trong tam giác vuông thay đổi thì tỉ số giữa chúng luôn là một số không đổi.

2.2.1.3. Thiết kế kế hoạch bài học phân hóa

Kế hoạch bài học hay còn gọi là giáo án (bài soạn) là kế hoạch của ngƣời giáo viên để dạy từng tiết học. Kế hoạch dạy học (giáo án) không phải là sự chép lại kiến thức trong sách giáo khoa mà giáo án còn thể hiện sinh động mối quan hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học. Để thiết kế kế hoạch bài học theo hƣớng phân hóa, GV dựa vào điểm mạnh, điểm yếu của HS, mục tiêu giáo dục (những phẩm chất, kiến thức, kĩ năng cần hình thành cho HS), hình dung đƣợc hiệu quả của các tác động giáo dục thông qua việc tổ chức hoạt động. Từ đó, GV xác định mục tiêu bài học/giáo dục, nội dung bài học/giáo dục, xác định khối lƣợng kiến thức, kĩ năng, thiết kế các hoạt động và dự kiến mức độ tham gia của HS trong bài học, dự kiến kết quả đạt đƣợc,... Để thiết kế kế hoạch bài học theo hƣớng phân hóa, dự kiến các hoạt động dạy học dựa vào sự khác biệt của HS về năng lực, nhu cầu, hứng thú nhận thức. Khi đó, cần lƣu ý một số vấn đề sau:

a) Xác định mục tiêu kế hoạch bài học

Khi thiết kế giáo án cần xác định đúng mục tiêu bài học. Khi xác định mục tiêu học tập cho ngƣời học, giáo viên phải hình dung sau khi học xong bài đó, học sinh phải có đƣợc những kiến thức gì?, kĩ năng ra sao?, thái độ nhƣ thế nào?, hình thành năng lực gì?, phẩm chất đƣợc rèn luyện sau khi học xong. Khi xác định mục tiêu bài học, giáo viên cần dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn Toán và kết quả nghiên cứu bài học. Khi xác định mục tiêu bài học, giáo viên cần trả lời các câu hỏi sau:

- Học sinh có đƣợc những kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất gì sau khi học bài này?

- Học sinh đã có đƣợc những kiến thức nào liên quan đến bài học?

- Học sinh đã có vốn kinh nghiệm thực tiễn gì liên quan đến kiến thức bài học?

- Học sinh đƣợc rèn luyện, củng cố kiến thức, năng lực gì qua mỗi bài tập? - Học sinh ứng dụng kiến thức của bài học vào thực tế cuộc sống nhƣ thế nào? Khi viết mục tiêu bài học, giáo viên cần xác định rõ mức độ hoàn thành công việc của học sinh và mục tiêu đƣợc diễn đạt sao cho có thể lƣợng hóa đƣợc mức độ cần đạt của học sinh bằng cách sử dụng các động từ đo đƣợc để viết nhƣ : trình bày, xác định, phát biểu, phân tích, giải thích, so sánh, vận dụng,...Lƣu ý, mỗi mục tiêu đƣa ra phải thuận tiện cho việc kiểm tra, đánh giá.

Trong dạy học phân hóa, mục tiêu của giáo án đƣợc thể hiện ở nhiều mực độ khác nhau phù hợp với các đối tƣợng học sinh. Khi xác định mục tiêu dạy học, giáo viên căn cứ vào trình độ chung của học sinh cả lớp và phải hình dung thêm yêu cầu phân hóa đối với những nhóm học sinh có trình độ kiến thức và tƣ duy khác nhau để mỗi học sinh đƣợc lao động trí óc phù hợp với mình. Do vậy cần xác định đƣợc những yêu cầu cơ bản và nâng cao về kiến thức, kỹ năng và năng lực mà học sinh ở các đối tƣợng khác nhau cần đạt đƣợc sau mỗi tiết học.

+ Yêu cầu kiến thức, kỹ năng cơ bản: Đó là chuẩn kiến thức và kỹ năng mà mọi học sinh đều phải đạt đƣợc.

+ Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nâng cao: Đây là những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đáp ứng các tiêu chuẩn.

+ Yêu cầu phân hóa: Đây là những yêu cầu riêng mà mỗi nhóm học sinh phải đạt đƣợc.

Ví dụ minh họa: Khi thiết kế bài “Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông”, GV xác định mục tiêu nhƣ sau:

* Yêu cầu kiến thức, kỹ năng cơ bản:

- Phát biểu đƣợc các hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông - Hiểu cách chứng minh quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác vuông - Giải một tam giác vuông khi biết độ dài cạnh và số đo góc nhọn - Giải tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh

- Tính toán đƣợc chu vi, diện tích tam giác, tứ giác - Giải quyết đƣợc bài toán giải tam giác nhọn

-Xác định khoảng cách và chiều cao không tới đƣợc trong các bài toán thực tế

- Tìm đƣợc nhiều cách giải, ra đề toán tƣơng tự * Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nâng cao: - Vẽ thêm đƣờng phụ để giải toán chứng minh - Tìm độ dài, diện tích lớn nhất và nhỏ nhất * Yêu cầu phân hóa:

- Đối với HS yếu kém thì phải nắm kiến thức, kĩ năng, năng lực ở độ nhận biết: Phát biểu/ Nhận biết đƣợc hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác

- Đối với HS trung bình thì phải nắm kiến thức, kĩ năng, năng lực ở mức độ nhận biết, thông hiểu: Phát biểu/ Nhận biết đƣợc hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác; Hiểu các chứng minh các hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông; Giải tam giác vuông khi biết độ dài một cạnh và số đo một góc nhọn; Giải tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh

- Đối với HS khá thì phải nắm kiến thức, kĩ năng, năng lực ở mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng: Phát biểu/ Nhận biết đƣợc hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác; Hiểu các chứng minh các hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông; Giải tam giác vuông khi biết độ dài một cạnh và số đo một góc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phân hóa chủ đề hệ thức lượng trong tam giác vuông cho học sinh lớp 9 trung học cơ sở​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)