Tình hình nghiên cứu hoạt tính sinh học trong chanh Thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định lượng vitamin c và phân lập hợp chất từ lá cây chanh thái (citrus hystrix) tại tỉnh champasack, miền nam lào​ (Trang 31 - 33)

2. Mục tiêu của đề tài

1.2.3. Tình hình nghiên cứu hoạt tính sinh học trong chanh Thái

Năm 2009, Chaniphun Butryee cùng các cộng sự Viện dinh dưỡng, đại học Mahidol, Nakhon Pathom, Thái Lan, nghiên cứu việc sử dụng lá chanh Thái tươi và tác động của việc luộc, chiên ngập dầu ảnh hưởng đến tổng hàm lượng phenolic, flavonoid cũng như khả năng chống oxy hóa của lá chanh Thái. Kết quả nghiên cứu được đo bằng ba thử nghiệm khác nhau: khả năng hấp thụ gốc oxy, khả năng khử sắt / chống oxy hóa, và tác dụng loại bỏ gốc tự do 2,2- diphenyl-1-picrylhydrazyl cho thấy rằng phương pháp chế biến có thể ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng của flavonoid và khả năng chống oxy hóa của lá chanh Thái. [12]

Năm 2011, Fah Chueahongthong, Chadarat Ampasavate, Siriporn Okonogi, Singkome Tima and Songyot Anuchapreeda đại học Chiang Mai, Chiang Mai, Thái Lan, đã nghiên cứu về nghiên cứu tác dụng của tinh dầu chanh Thái đến sự phát triển và phản ứng kháng virus ở Spodoptera litura (S. Litura).

Năm 2014, Wenny Irawaty cùng nhóm nghiên cứu trường đại học Surabaya, Indonesia, đã nghiêu cứu hoạt tính sinh học của dịch chiết từ vỏ chanh Thái kết quả khẳng định dịch chiết có đặc tính sinh lý như chống viêm, chống vi khuẩn, bảo vệ cơ tim, bảo vệ thần kinh chống bệnh tiểu đường, bảo vệ gan và chống oxi hóa. [39]

Năm 2014, Arumugam Abirami, Gunasekaran Nagarani, Perumal Siddhuraju, Bioresource Lab, trường đại học Bharathiar, Ấn Độ, đã nghiên cứu khả năng chống oxy hóa, chống tiểu đường, ức chế cholinesterase và tyrosinase của nước trái cây tươi chanh Thái. [8]

Năm 2015, Woro Anindito Sri Tunjunga, Jindrich Cinatl jr, Martin Michaelisc, C. Mark Smalesc, trường đại học Faculty of Biology, Indonesia đã nghiên cứu khả năng chống ung thư cổ tử cung, và các tế bào u nguyên bào thần kinh của dịch chiết xuất từ lá cây chanh Thái. [38]

Năm 2015, Irda Fidrianny, Yurika Johan, Sukrasno, Nhóm nghiên cứu sinh học dược phẩm, viện công nghệ Bandung, Indonesia nghiên cứu về hoạt động chống oxy hóa của các chất nhóm flavonoid, phenolic, carotenoid chiết xuất từ vỏ, thân và lá của chanh Thái. Kết quả cho thấy lá, vỏ và thân của chanh Thái có thể được khai thác làm nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên để giảm bớt stress oxy hóa. [23]

Năm 2015, Arumugam Abirami, Gunasekaran Nagarani, Perumal Siddhuraju, Nhóm nghiên cứu của trường đại học Bharathiar, Ấn độ đã nghiên cứu và cho thấy dịch chiết xuất từ lá chanh Thái bằng dung môi methanol có tác dụng bảo vệ gan rất hiệu quả, chúng có khả năng chống lại độc tính trên gan do paracetamol gây ra tổn thương gan ở chuột. Tuy nhiên cần có những nghiên cứu sâu hơn để làm sáng tỏ cơ chế sinh hóa trong quá trình bảo vệ gan. [9]

thô từ lá chanh Thái đối với hoạt động ổn định màng, hoạt động tiêu huyết khối và hoạt động chống oxi hóa in-vitro. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự hiện diện của các hợp chất alkaloids, carbohydrate, flavonoid, glycoside, phenol.. trong dịch chiết từ lá cây có tác dụng chống huyết khối do khả năng làm tan huyết khối đáng kể của dịch chiết đồng thời đều có hoạt tính chống oxi hóa cao. Có thể nói nghiên cứu này đã chứng minh được y học dân gian có hiệu quả như y học hiện đại trong việc chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Việc sử dụng lá cây chanh Thái trong y học dân gian là một giải pháp an toàn và kinh tế trong điều trị bệnh. Do đó việc nghiên cứu sâu rộng cần được triển khai cấp bách để phân loại các hợp chất có hoạt tính sinh học, nghiên cứu về hoạt động và cơ chế chống oxi hóa. Để từ đó có cơ sở đưa ra các sản phẩm có hoạt tính chống oxi hóa phục vụ tốt hơn trong điều trị bệnh. [28]

Năm 2011, Fan Siew Loh, Rita Muhamad Awang, Dzolkhifli Omar and Mawardi Rahmani, trường đại học Putra Malaysia, đã nghiên cứu bằng sắc kí khí (GC) và sắc kí khí – khối phổ ( GC-MS) cho thấy sự hiện diện của 29 hợp chất trong tinh dầu lá tươi cây chanh Thái, trong đó β- citronellal là hợp chất chính có mặt tới 66,85% tổng lượng tinh dầu, tiếp theo là β- citronellol (6,59%), linalool (3,90%), β- citronellal có đặc tính diệt, xua đuổi côn trùng, ấu trùng. Các quan sát về chỉ số phát triển và tăng trưởng của côn trùng cho thấy rằng tinh dầu chanh Thái có đặc tính kháng vi khuẩn dẫn đến ức chế sự phát triển nghiêm trọng của

Spodoptera litura (S. Litura). [20]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định lượng vitamin c và phân lập hợp chất từ lá cây chanh thái (citrus hystrix) tại tỉnh champasack, miền nam lào​ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)