Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành dệt may việt nam thực trạng và đề xuất,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 74)

1.3.2.1. Chính sách của chính quốc gia

Để một doanh nghiệp có thể tự chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thuận lợi còn cần tới sự giúp đỡ từ phía Chính Phủ. Chính Phủ luôn đi đầu trong các chính sách hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp, đưa ra các chính sách giúp định hướng và điều tiết ở tầm vĩ mô. Có hai hướng để làm rõ được chính sách này: chính sách có tác động trực tiếp và gián tiếp tới doanh nghiệp.

Về tác động trực tiếp, Chính Phủ sẽ đưa ra những chính sách sẽ có tác động tới doanh nghiệp, giúp giảm bớt phần này khó khăn cho doanh nghiệp tại thời điểm đó ví dụ như các gói vay hỗ trợ doanh nghiệp về vay vốn để hoạt động sản xuất, hỗ trợ ưu đãi về tín dụng hoặc điều chỉnh các khoản thuế nhập khẩu một số nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra, các chính sách về sử dụng và cho vay đất đai để giúp doanh nghiệp có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, có thêm nguồn lực để tận dụng đổi mới công nghệ, kĩ thuật cải thiện năng suất

Về tác động gián tiếp, các chính sách này sẽ không thể có hiệu quả ngay mà cần có thời gian cho các doanh nghiệp thực hiện, áp dụng cụ thể vào từng môi trường khác nhau. Điển hình, Chính Phủ tích cực đàm phán các hiệp định ưu đãi về thuế quan, cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp sẽ dễ có những đường hướng đúng đắn. Hay Chính Phủ tổ chức các buổi định hướng cho các nơi sản xuất, từng tổ chức đơn vị riêng lẻ tại địa phương để đưa ra những cách thức, phương án cụ thể áp dụng phù hợp với nguồn lực vốn có. Đồng thời các khóa đào tạo về nhân lực cũng được tổ chức xây dựng bởi Chính Phủ và liên kết giữa nhiều đơn vị cùng đồng hành để các doanh nghiệp tham gia trao đổi, trang bị kiến thức và khoa học công nghệ một cách hiệu quả nhất vì chính sách khoa học công nghệ là giới hạn không phải quốc gia nào cũng kịp thời củng cố sự tân tiến này tới doanh nghiệp.

Ngoài ra, cũng có những công cụ hỗ trợ sản xuất khác như dự báo thị trường về cung - cầu, giá cả thị trường trong và ngoài nước và sự thay đổi của khoa học công nghệ. Số liệu của những dữ báo trên sẽ là yếu tố giúp doanh nghiệp một lần nữa có tầm nhìn rộng hơn trong tương lai trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lên kế hoạch cho việc sản hay đổi mới các sản phẩm, bắt kịp nhu cầu không ngừng thay đổi của thị trường.

1.3.2.2.Năng lực của đối tượng tham gia chuỗi giá trị dệt may

Sự thành công của đối tượng khi tham gia vào chuỗi giá trị dệt may đó chính là năng lực của chủ thể. Khi một đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị sẽ cần lưu tâm tới khu vực thượng nguồn về nguyên liệu đầu vào, nhân công lao động, tài chính,... và khu vực hạ nguồn là về sản phẩm, khâu marketing hay phân phối, dịch vụ sau bán,... Có thể chia năng lực của đối tượng tham gia vào ngành thành 2 nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất, các yếu tố liên quan tới việc vận hành, sản xuất ra sản phẩm. Nhóm nhân tố này chính là các yếu tố đầu vào, các khâu chuẩn bị tạo ra sản phẩm đủ kĩ lưỡng sẽ tạo ra được thành phẩm đầu ra chất lượng. Bao gồm:

- Quy mô sản xuất (cơ sở vật chất, nhà xưởng, dây truyền công nghệ, ..) quy mô sẽ phụ thuộc vào năng lực tài chính của doanh nghiệp, định hướng phát triển của công

ty.

- Đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm: là phần giá trị cốt lõi của doanh nghiệp để bắt đầu tham gia chuỗi giá trị.

- Khi kiến thức và kĩ năng quản lí của doanh nghiệp làm tốt từ mọi khâu sẽ hạn chế được việc phát sinh thêm các chi phí không cần thiết giúp gia tăng hiệu quả trong

sản xuất và có được giá trị gia tăng cao hơn.

- Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực của doanh nghiệp: có chương trình đào tạo và tổ chức có hệ thống, cung cấp các kĩ năng và cần thiết để nâng cao trình độ, kĩ năng

chuyên môn. Đối với một tổ chức có bộ phận chuyên môn hóa cao thì sẽ tạo ra được hiệu quả cao hơn so với một doanh nghiệp phải trực tiếp thực hiện nhiều công việc khác nhau.

- Sản phẩm của doanh nghiệp: Chất lượng đạt yêu cầu về tiêu chuẩn, mức giá cạnh tranh so với các đối thủ khác, đa dạng trong mẫu mã, chủng loại.

Nhóm thứ hai, các nhân tố thiên về thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm một cách trơn tru hơn và xây dựng được thương hiệu của doanh nghiệp bao gồm:

23

1.3.2.3. Năng lực nhân sự ở khâu nghiên cứu, thiết kế và marketing, phân phối

Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng cao tới lợi nhuận đem về trong chuỗi giá trị. Ở khâu sản xuất thì chất lượng nguồn nhân lực không yêu cầu quá cao nhưng đối với hai khâu trên thì năng lực nhân sự rất quan trọng. Ở các khâu này thì nhân lực tham gia đòi hỏi sự nhạy cảm với thị trường tiêu dùng, sự sáng tạo và tỉ mỉ trong từng bước thiết kế để đem đến các sản phẩm phù hợp với xu hướng thời trang và thị hiếu luôn thay đổi. Hay khả năng đưa sản phẩm đến tay từng đối tượng khách hàng, từng khu vực địa lí một các gần gũi mà tinh tế.

1.3.2.4. Khả năng cung ứng nguyên phụ liệu của ngành dệt may

Hình 1.3 là quy trình sản xuất vải (bao gồm kéo sợi, dệt vải, nhuộm và in vải, xử lý và hoàn tất) cũng là quy trình tạo ra nguyên liệu chính cho ngành dệt may và liên kết chặt chẽ tới ngành cắt may. Sự liên kết giữa công nghiệp phụ trợ với ngành may là những liên kết cực kì quan trọng vì sự liên kết này sẽ tạo điều kiện tham gia vào công đoạn ở khâu thượng nguồn, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng may mặc do nội địa hóa được nâng cao. Hơn nữa khi chủ động được nguyên phụ liệu sẽ đảm bảo được tính liên tục của chuỗi cung ứng không bị bó buộc vào bất cứ một nhà cung cấp nào thậm chí khi có biến động xấu xảy ra để làm ảnh hưởng tới ngành cắt may.

Tóm lại, chuỗi giá trị ngành dệt may toàn cầu bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Với những yếu tố bên ngoài khiến môi trường thay đổi, các đối tượng không còn cách nào khác phải tự điều chỉnh để thích nghi và bắt kịp với sự biến đổi ấy. Khi đó tạo ra khả năng cạnh tranh giữa các đối tượng trong chuỗi, đối tượng nào không thể tồn tại phát triển sẽ bị gạt ra khỏi chuỗi giá trị. Mặt khác, chính đối tượng cũng là nhân tố tạo nên sự tái định hình trong chuỗi giá trị. Các doanh nghiệp dệt may khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nên xác định và chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng và tác động mà yếu tố đó gây ra để đưa ra những kế hoạch giảm thiểu những hệ quả của tác động đó gây ra.

Năm Trung Quốc Bangladesh Việt Nam Ấn Độ Parkistan 2015 273.393 32.546 26.778 37.161 12.918 2016 253.261 34.818 28.213 35.429 12.407 2017 257.321 36.837 31.368 37.189 13.001 2018 266.420 40.957 36.375 37.119 13.569 2019 260.292 41.944 39.001 37.639 12.945 Thay đổi % 2019/2018 (2,30) 2,41 7,22 1,40 (4,60) Thay đổi % 2018/2017 3,54 112 15,96 (0,19) 4,37 Thay đổi % 2017/2016 1,60 5,79 11,18 4,97 4,79 Thay đổi % 2016/2015 (7,36) 6,98 5,36 (4,66) (3,96) TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, đặc biệt kèm theo xu hướng phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, việc các quốc gia tích cực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng nguồn lực, lợi thế so sánh tương đối với các chủ thể khác là thực sự cần thiết. Chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may hiện nay có năm mắt xích là thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu, cắt & may, xuất khẩu, marketing & phân phối. Ngành dệt may là ví dụ điển hình của chuỗi sản xuất hướng tới người mua. Các hoạt động có giá trị nhất trong chuỗi giá trị may mặc không liên quan đến sản xuất mà được tìm thấy trong thiết kế, xây dựng thương hiệu và tiếp thị sản phẩm do người mua chi phối thường tập trung ở các trung tâm thời trang cùng các thị trường phát triển nhanh như Hoa Kì, Pháp, Y,... Còn các quốc gia đang phát triển như Việt Nam có lợi thế về lao động giá rẻ cần chuyển sang nền kinh tế có năng suất và chất lượng lao động cao để nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị. Các doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cần xác định trước các nhân tố chủ quan hay khách quan sẽ có ảnh hưởng tới hoạt động cũng như giá trị gia tăng tạo nên trong chuỗi đó.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam là ngành dệt may, có giá trị xuất khẩu đóng góp từ 10-15% vào GDP. Dệt may cũng là ngành “tiên phong” trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới, thu về cho đất nước môt lượng ngoại tệ khá lớn, thặng dư thương mại năm 2019 đạt 17,7 tỷ USD tăng lên 106,5 lần so với 185 triệu USD của năm 1999 (Hiệp hội Dệt May Việt Nam, 2019). Ưu điểm của ngành dệt may là đòi hỏi ít tài nguyên không tái tạo, không đòi hỏi vốn nhiều, giải quyết lượng công ăn việc làm lớn, có sự liên kết chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp. Ngoài ra, ngành công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp nhẹ ít tạo ra cú sốc lớn về kinh tế như tài chính hoặc bất động sản.

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may các quốc gia thuộc top 10 thế giới 2015-2019

Chỉ tiêu Đơn

vị Giá trị

Số lượng công ty Công ty 7000

Quy mô doanh nghiệp Người Doanh nghiệp SME chiếm tỷ trọng lớn (200-500+)

Cơ cấu công ty theo hình thức sở hữu

Tư nhân (74%), FDI (25%), Nhà nước

(1%) _______________

Cơ cấu công ty theo hoạt động Gia công (85%), Sản xuất vải, nhuộm (13%); Xơ, sợi (2%)

Số lượng lao động Người 3 triệu người

Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành dệt may lớn nhất thế giới. Theo Tổng Cục Hải Quan (2019), trong các quốc gia luôn dẫn đầu về xuất khẩu ngành dệt may như Trung Quốc giảm 2,3%, Pakistan giảm 4,6%, Ản Độ tăng 1,4% và Bangladesh tăng 2,4% thì Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định 7,22% so với năm 2018. Kết quả kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đã đạt được năm 2019 đạt ngưỡng 38,8 tỷ USD, thiếu 1 tỷ USD so với mục tiêu đề ra từ đầu năm, đã ghi tên là nhà xuất khẩu ngành dệt may lớn thứ ba trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và Ản Độ. Ngành dệt may đứng vị trí thứ ba trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của năm 2019 tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cùng với hai ngành điện thoại di động linh kiện và ngành điện tử, máy tính và linh kiện.

Hình 2.1: 10 nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng trưởng lớn nhất về giá trị trong năm 2019

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan

Những thành tựu đã đạt được này là nhờ doanh nghiệp đã tích cực củng cố quan hệ hợp tác xuất khẩu với nhiều nhà nhập khẩu và không ngừng chủ động tìm kiếm thông qua nhiều kênh đa dạng: thương mại điện tử, hội chợ triển lãm,... đồng thời tận dụng tối đa lợi thế lao động dồi dào, có kỹ năng tay nghề và có chi phí thấp cùng vị trí địa lý thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài. Triển vọng ngành công nghiệp dệt may càng tươi sáng hơn khi bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Vào năm 2000 hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết; năm 2007 Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO và năm 2008 khi Việt Nam và Nhật Bản Ký kết hiệp định đối tác toàn diện Việt Nam - Nhật Bản là những dấu mốc quan trọng của ngành khi hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu. Tới đây, Việt Nam đang có bước tiến lớn hơn tham gia vào nhiều Hiệp Định Thương mại Tự do trong năm 2019 và 2020 tạo ra sức bật mạnh mẽ cho cho sản phẩm dệt may Việt Nam.

Thu nhập bình quân của

người lao động VND Gần 5 triệu/người/tháng Trị giá xuất khẩu dệt may

năm 2019 USD 32,85 tỷ USD

Trị giá nhập khẩu dệt may

năm 2019 USD 24,13 tỷ USD

Thị trường xuất khẩu chính Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản Thị trường nhập khẩu chính Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,

Hoa Kì

Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu Áo sơ mi, áo jacket, áo thun, quần Phương thức sản xuất chủ yếu

Phương thức CMT chiếm 65%, hàng FOB 25%, ODM và OBM chỉ chiếm tỷ trọng 10%

28

Theo thống kê của Tập đoàn dệt may Việt Nam (2019), hiện nay có khoảng gần 7000 doanh nghiệp ngành dệt may, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 3 triệu người lao động, chiếm 25% số lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp trong ngành dệt may hiện nay đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm tới hơn 90% và chỉ có hơn 30 doanh nghiệp có quy mô trên 5000 công nhân. Trước năm 1990, ngành dệt may chỉ có thể hoạt động trong phạm vi trong nước do bị cấm vận và quy mô rất nhỏ. Từ năm 2000, sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ và chế độ hạn ngạch trong thương mại quốc tế bị xóa bỏ, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) nhanh chóng tới Việt Nam đầu tư vào ngành dệt may nhằm khai thác tối đa nguồn lực tiềm năng này. Tuy năng lực xuất khẩu của ngành đã gia tăng nhanh chóng những năm vừa qua nhưng chủ yếu là do lượng vốn FDI khủng được đổ vào ngành này. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 25% nhưng đem tới 60% kim ngạch xuất khẩu của ngành. Chính đầu từ FDI đang tồn tại làm thay đổi cơ cấu, diện mạo của ngành dệt may nhưng cũng tiềm ẩn là đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

Tổng thể ngành dệt may, vải là yếu tố quan trọng quyết định tới chi phí và chất lượng cuối cùng của một sản phẩm may mặc, kéo theo ngành dệt để tạo ra vải cũng quan trọng không kém trong việc cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho ngành may. Nhưng trên thực tế, hiện nay cơ cấu doanh nghiệp ngành dệt (chiếm 13%) với ngành may (chiếm 85%) chênh lệnh lớn khiến cho sự cộng hưởng, hợp tác cùng phát triển cho toàn ngành chưa được bền vững khiến cho các doanh nghiệp may chủ yếu xuất khẩu hàng hóa với hình thức may gia công đơn thuần.

Hình 2.2: Cơ cấu doanh nghiệp theo hoạt động năm 2019

2%

■ Gia công hàng may mặc ■ sản xuất vải, nhuộm ■ Chế biến xơ, sợi

2.2. CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 2.2.1. Chính sách hỗ trợ chung toàn ngành

2.2.1.1. Chính sách hỗ trợ tài chính

Quyết định số 55/2001/QĐ - TTg của Chính phủ có quy định về hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp dệt may nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành dệt may. Tuy nhiên, vốn vay nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may tương đối ít, chủ yếu là vốn vay ngân hàng trong nước dẫn tới hiệu quả của quyết định này không cao. Về vốn ngân hàng, mức lãi suất cho vay hiện nay khoảng 6%, nếu doanh nghiệp vay lâu dài có thể lên đến 8% thậm chí 10%. Như vậy, chính sách chính phủ hỗ trợ về vốn

Một phần của tài liệu Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành dệt may việt nam thực trạng và đề xuất,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w