giá trị toàn cầu
Trước hết nhà nước cần xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp dệt may Việt Nam tầm nhìn 2035 - 2040, Chính Phủ cần xác định rõ ngành dệt may sẽ phát triển đến quy mô nào. Trong chiến lược phát triển cho ngành công nghiệp dệt may cần phân tích kỹ chính sách của các quốc gia cạnh tranh để có quyết sách phù hợp.
Thứ nhất, chính sách đổi mới công nghệ
Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển chung cho toàn ngành đi kèm mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp trong ngành, đồng thời cần có chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ, đầu tư công nghệ mới tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường... Hiện tại, việc đầu tư công nghệ mới tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường đòi hỏi vốn lớn nên phải có hỗ trợ giúp nhà đầu tư có thể cạnh tranh được với các nhà sản xuất sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, thậm chí đã hết khấu hao, bán phá giá, ví dụ như hỗ trợ vốn trực tiếp hoặc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giúp tạo nguồn lực đầu tư công nghệ hiện đại; đẩy mạnh hỗ trợ các nghiên cứu, ứng dụng về đổi mới công nghệ, sản phẩm kỹ thuật mới trong ngành dệt may.
Thứ hai, cải tiến quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ
Ở Việt Nam chỉ cơ quan chính phủ mới có quyền cấp C/O để thỏa mãn yêu cầu xuất xứ “từ sợi trở đi” trong hiệp định CPTPP trong khi đó các quốc gia nhập khẩu trong hiệp định này chấp nhận doanh nghiệp xuất khẩu có thể tự chứng nhận xuất xứ. Việc để chính phủ hoặc bộ công thương cấp C/O sẽ không tiết kiệm được chi phí cũng như tính chủ động cho doanh nghiệp. Chính Phủ cần có những quyết sách hướng dẫn cụ thể và những quy trình tinh gọn tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp về việc cấp C/O.
Thứ ba, chính sách bảo vệ môi trường
Câu chuyện về môi trường vẫn là trở ngại lớn nhất để phát triển ngành công nghệ phụ trợ cho ngành dệt may. Chủ trương đúng đắn “Không đánh đổi vấn đề môi trường để làm kinh tế” cũng đang là xu hướng hiện nay của thế giới. Do đó, cần sớm có quy hoạch các khu công nghiệp dành riêng cho dệt nhuộm với cơ sở hạ tầng được