Thách thức toàn cầu đặt ra cho các nhà sản xuất tại Việt Nam đòi hỏi phải có khả năng cung cấp các dịch vụ trọn gói từ cung ứng nguyên liệu, chất lương sản phẩm đảm bảo, giá cả cạnh tranh, thời hạn giao hàng theo nhu cầu người mua mặc dù điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam đang duy trì hướng sản xuất gia công. Để vượt qua thách thức này, nên chuyển đổi phương thức sản xuất CMT sang các phương thức có giá trị gia tăng cao hơn.
Sự chuyển đổi phương thức sản xuất này đòi hỏi một chiến lược phù hợp trong cả ngắn và dài hạn:
Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp vẫn đang chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu từ các nhà cung cấp nước ngoài. Bước đầu để vẫn đảm bảo nguồn cung ứng không bị ngắt quãng thì vẫn tiếp tục liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp đảm bảo về chất liệu NPL cũng như thời hạn giao hàng và đẩy mạnh tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước. Để làm được điều này cần có mạng lưới nhà cung cấp từng loại nguyên phụ liệu trong và ngoài nước để doanh nghiệp dễ dàng sàng lọc và tiếp cận.
Trong dài hạn, các doanh nghiệp cần tham gia mạnh mẽ hơn vào khâu sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu để chủ động hơn trong sản xuất và dần sang thực hiện các đơn hàng ODM, OBM.
Về nghiên cứu thị trường và thiết kế thời trang là một trong những cách khai thác tốt nhất giá trị tăng thêm cho sản phẩm bởi giá trị vô hình và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng chính là cũng nằm ở công đoạn này. Với toàn bộ thị trường và chiến lược dài hạn cho sự phát triển mắt xích thiết kế thì rất khó, trước tiên cần xác định thị trường nào mình có khả năng tham gia thì nên quyết định đầu tư. Để nâng cao hiệu quả và tránh rủi ro từ bên đối tác, chủ động việc thiết kế sản phẩm xuất khẩu, ngành dệt may cần phân khúc thị trường xuất khẩu để đầu tư trong việc thiết kế. Những thị trường Nga, Ản Độ, New Zealand, ... được đánh giá là những thị trường dễ tính thì bước đầu ngành có thể mạnh dạn đầu tư vào khâu thiết kế thời trang. Với tiềm
63
lực về nhân lực thì dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể tự thiết kế sản phẩm cho các thị trường trên. Bước đầu làm được điều này sẽ giúp giảm bớt phụ thuộc các đơn hàng gia công nước ngoài, tập trung vào công đoạn ODM và OBM cho thị trường mục tiêu đồng thời kéo theo các nguyên phụ liệu được lựa chọn ở trong nước. Để phát triển công tác thiết kế thì nên tạo ra môi trường thiết kế sáng tạo cho các nhà thiết kế, chính sách thu hút những nhà thiết kế giỏi để cùng đồng hành nâng cao tay nghề cho các nhà thiết kế khác. Đối với những thị trường may mặc khó tính, là những quốc gia có vị thế cao trong ngành thời trang như Mỹ, EU, Nhật, ... thì xem xét thật cẩn trọng về khâu này.
về phát triển kênh phân phối nghĩa chính là việc doanh nghiệp phải tìm cách xóa bỏ được các nhà môi giới trung gian xuất hiện để tiến tới gần các nhà nhập khẩu, từ đó đi thêm một bước tiếp xúc trực tiếp tới những nhà bán lẻ. Một số đề xuất nhằm cải thiện kênh phân phối:
Đầu tiên xuất phát từ nội tâm doanh nghiệp, làm ăn uy tín, bán hàng văn minh để xây dựng uy tín với khách hàng và đa dạng hóa chủng loại hàng hóa đẹp, độc đáo. Và đầu tư xây dựng website của doanh nghiệp chuyên nghiệp, có cả tiếng Anh để dùng các kênh khác quảng cáo tới khách hàng nước ngoài, khi đó khách hàng có thể tìm thấy dễ dàng website đáng tin cậy để tìm hiểu thông tin, năng lực sản xuất của công ty, danh mục sản phẩm cụ thể, rõ ràng.
Thường cách tiếp cận khách hàng của các doanh nghiệp Việt là có mặt tại những hội chợ triển lãm may mặc được tổ chức ở Mỹ hay các thị trường khác để xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp, giới thiệu quảng bá sản phẩm tới các nhà nhập khẩu, mở rộng mối quan hệ làm ăn. Cách thức này được đánh giá là hiệu quả, sau khi tham gia thường sẽ có được đơn hàng từ đối tác và mối quan hệ mở rộng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn kinh phí để tham gia. Thay vì đó, có thể kết hợp các doanh nghiệp cùng với nhau, mỗi doanh nghiệp lựa chọn một số mặt hàng chủ lực để cùng tham gia hội chợ chuyên ngành tại một số thị trường tiềm năng xuất khẩu vừa chia sẻ chi phí và vừa hợp tác mở rộng danh mục sản phẩm.
Thương mại điện tử được coi là phương pháp hỗ trợ hiệu quả cho các quá trình quản lý hệ thống phân phối hàng hóa, do đó để phát triển hệ thống phân phối hàng hóa thì thương mại điện tử đối với doanh nghiệp là cách thức không thể bỏ qua, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tìm kiếm người mua tại thị trường nước ngoài.
Thực chất thương mại điện tử là sự mở rộng, kết nối, hội nhập giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chỉ bằng cách tìm hiểu tham gia các sàn thương mại điện tử bán buôn B2B (Business to Business) của nước ngoài như Alibaba, Tradekey, ec21, Tradewheel, ... thì doanh nghiệp hoàn toàn chủ động tìm kiếm các đơn hỏi hàng từ nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Đặc biệt, khi theo đuổi kênh bán hàng này thì doanh nghiệp cần thật sự nghiêm túc đầu tư nhân lực đủ trình độ về ngoại ngữ, kiến thức sản phẩm để chăm sóc gian hàng online này và hoàn toàn có thể tự tay phân phối hàng dệt may tới tay khách hàng. Ngoài lợi ích là để tìm kiếm khách hàng là mục tiêu hướng tới thì khi thiết lập được nhiều nền tảng thương mại điện tử này thì cũng là cách để nhiều khách hàng biết tới doanh nghiệp, củng cố thương hiệu tới bạn làm nước ngoài.
Bằng sự kết hợp thay đổi các bước như nguyên vật liệu, thiết kế, phân phối thì sẽ giúp doanh nghiệp tự tin khi tiến lên các nấc giá trị cao hơn trong chuỗi. Muốn thay đổi phương thức FOB truyền thống thì không chỉ là đề xuất ngắn hạn mà còn cân nhăc tới đề xuất thay đổi tới chuỗi cung ứng trong dài hạn. Từ đó, có thể đáp ứng dịch vụ cung cấp trọn gói tới tay khách hàng với chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh.