Chính sách phát triển ngành

Một phần của tài liệu Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành dệt may việt nam thực trạng và đề xuất,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74)

Quyết định 3218/QĐ-BCT: về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Định hướng phát triển sản phẩm, lĩnh vực quan trọng

Thứ nhất: Lấy xuất khẩu là phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu nội địa. Tăng cường cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường.

Thứ hai: xây dựng chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu, tập trung phát triển khâu dệt nhuộm để phát huy lợi thế của các hiệp định FTA

Thứ ba: phát triển nguồn nguyên liệu xơ bông, các loại cây có xơ sợi, xơ sợi nhân tạo. Phát triển vùng trồng bông tại Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận. Phát triển nhà máy sản xuất xơ sợi nhân tạo gắn với khu hóa dầu ở Nghi Sơn, Thanh Hóa. Phát triển mạnh đầu tư các nhà máy sợi, dệt, nhuộm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã có cơ sở hạ tầng đặt ở các tỉnh thành trải dài cả nước từ Bắc đến Nam.

- Quy hoạch theo vùng, lãnh thổ

Phát triển các cụm công nghiệp dệt may ở 7 vùng phù hợp (Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên), phụ thuộc vào từng thuận lợi về nguồn cung cấp lao động, giao thông, cảng biển.

Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng nhất, được định hướng trở thành trung tâm thiết kế thời trang, trung tâm sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ dệt may, tiếp tục phát triển một số doanh nghiệp may các sản phẩm cao cấp, sản phẩm mẫu có chất lượng cao, giá trị gia tăng cao.

Một phần của tài liệu Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành dệt may việt nam thực trạng và đề xuất,khoá luận tốt nghiệp (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w