Mặc dù Việt Nam luôn lấy điểm mạnh là nguồn nhân lực dồi dào và sẵn có nhưng chất lượng lại không cân bằng với số lượng đang có, vẫn còn yếu kém đặc biệt trong quá trình tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Để không bị tác động mạnh bởi cuộc cách mạng này dẫn tới thất nghiệp, mất việc thì cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp hỗ trợ nhiều hơn để vượt qua thách thức này.
Nhân lực trong ngành công nghiệp dệt may không chỉ có sự xuất hiện của những người công nhân, nhân viên các bộ phận mà bao gồm cả những nhà lãnh đạo, nhà quản lý. Cần phát triển nguồn nhân lực cần phải phát triển bài bản và bền vững cả về trình độ chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ và các kĩ năng xuất nhập khẩu, kĩ năng quản lý khác. Để có thể nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển cùng ngành, cần nên thực hiện nhiều biện pháp như sau:
Bằng cách có thể tăng cường việc liên kết đào tạo giữa các doanh nghiệp với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đi từ lí thuyết trên trường được áp dụng vào thực tiễn để đáp ứng lao động làm việc trong môi trường toàn cầu, dưới sức ép của cuộc cách mạng khắc nghiệt này. Hoặc hỗ trợ các sinh viên chuẩn bị tốt
65
nghiệp có cơ hội thực tập, trải nghiệm môi trường làm việc có trả lương, đào tạo trước khi làm việc để có thể dễ dàng thích ứng với chiến lược, định hướng của doanh nghiệp.
Đối với những người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp, thì có chính sách tài chính hỗ trợ gián tiếp thông qua cơ chế thưởng, hoặc hỗ trợ kinh phí đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động cho doanh nghiệp, có những buổi giảng dạy kiến thức cho người lao động để luôn cập nhật công nghệ trong sản xuất và có kiến thức chuyên môn vững vàng.
Khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ định hướng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, muốn xuất khẩu hàng hóa thành công thì cần tuyển dụng những nhân viên có tiếng anh, có kiến thức chuyên môn cao về xuất nhập khẩu để lựa chọn được những phương thức thanh toán phù hợp, thời hạn giao hàng, chứng từ,... để giảm chi phí giao dịch, tránh những rủi ro không đáng có giữa người bán và người mua.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đào tạo thì cần nắm bắt cơ hội có nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài về. Cần có những chính sách động viên, khuyến khích những đối tượng Việt Kiều, du học sinh quay trở về đất nước đóng góp công sức, hạn chế tình trạng chảy máu chất xám ra nước ngoài.