Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành dệt may việt nam thực trạng và đề xuất,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75 - 77)

Tranh thủ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ áp dụng vào sản xuất, việc đầu tư từ các công ty nước ngoài vào Việt Nam để có nguồn vốn cải thiện điểm yếu trong ngành công nghiệp phụ trợ, có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện chuyên môn về kĩ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do cũng giúp cho Việt

61

Nam mở rộng thị trường xuất khẩu và vận dụng linh hoạt các ưu đãi khuyến khích từ các quốc gia để gia tăng xuất khẩu.

Công nghiệp phụ trợ là ngành sản xuất nền tảng là xương sống cho ngành công nghiệp dệt may. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, một ngành công nghiệp của một quốc gia không thể tồn tại và phát triển được nếu không có ngành công nghiệp hỗ trợ tham gia bởi nó chính là yếu tố quyết định nên giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm và đặc biệt còn tránh được những thách thức rào cản phi thuế quan khi xuất khẩu theo các hiệp định tự do mang tới. Ý thức rõ điều này, Việt Nam đã xác định rõ tập trung nguồn lực xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển.

Mặc dù đã có những chiến lược phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và ngành công nghiệp dệt may, tuy nhiên để phát triển ngành tránh quá bị phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, chủ động vào sản xuất hàng may thì vẫn là một vấn đề chưa thể giải quyết triệt để được. Khi nâng cấp chuỗi giá trị trong ngành dệt may, cần tập trung củng cố nguyên liệu, đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu trong nước (khâu thượng nguồn). Câu hỏi đặt ra là “Có nên tối đa hóa nội địa bằng mọi giá?” Nên xác định phân khúc sản xuất có thể phá triển lâu dài, ứng với tiềm năng sẵn có để nâng cấp chuỗi giá trị. Thay vì phát triển ngành sản xuất bông do những điều kiện tự nhiên không thuận lợi để có được năng suất cao, chi phí rẻ, kèm theo những chính sách chưa phù hợp cho doanh nghiệp và người nông dân trồng bông không thu về nhiều lợi ích, năng lực sản xuất chưa gắn với thực tiễn thì nên xác định tập trung vào phát triển ngành dệt, nhuộm và hoàn tất sản phẩm. Đó là một quyết sách hợp lí đối với tình hình hiện tại của ngành để nắm lấy cơ hội đang hiện hữu đáp ứng được đầy đủ yêu cầu xuất khẩu dệt may từ các hiệp định thương mại CPTPP “từ sợi trở đi” và EVFTA “từ vải trở đi”. Chúng ta có thể lựa chọn phân khúc sản xuất sợi trở đi các công đoạn về sau là hợp lí, vẫn đáp ứng đủ quy tắc xuất xứ đặt ra để có được nhiều ưu đãi về thuế quan đưa đến cho khách hàng được mức giá cạnh tranh hơn so với nhiều đối thủ.

Đối với phân khúc dệt, may và hoàn tất sản phẩm cần có những chính sách phát triển thông qua quy hoạch vùng sản xuất thích hợp cho ngành dệt, nhuộm và hỗ trợ cụ thể đúng đối tượng và từng giai đoạn, từ quy hoạch đến đầu tư cơ sở hạ tầng, xét duyệt các dự án và cấp phép tránh dẫn tới tình trạng đầu tư giàn trải, tự phát ở địa phương dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường mà không hiệu quả tốn kém nguồn lực. Phân

khúc này đặc biệt cần nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước nhằm hỗ trợ môt phần trong xây dựng hệ thống xử lí nước thải, rác thải trong các khu công nghiệp dệt may. Đối với các doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành này, cần xem xét và cân nhắc kĩ lưỡng đối với các dự án đầu tư vào ngành này, ưu tiên các dự án đề cao vấn đề bảo vệ môi trường và xử lí nước thải.

Một phần của tài liệu Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành dệt may việt nam thực trạng và đề xuất,khoá luận tốt nghiệp (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w