Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thao túng lợi nhuận để tránh thuế điển hình trên 50 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 45 - 49)

5. Kết cấu đề tài

2.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu

Việt Nam chúng ta đã có một khoảng thời gian khá dài là thuộc địa của Pháp nên bị ảnh hưởng rất nhiều từ sự xâm lược này. Tất cả mọi hành vi của chúng ta đều được điều chỉnh theo các điều khoản trong các văn bản quy phạm pháp luật và kế toán cũng không phải ngoại lệ. Hệ thống kế toán của chúng ta tuân theo Chuẩn mực do Bộ Tài chính ban hành, có tính khái quát và ổn định. Chính sách thuế do Nhà nước ban hành nhằm động viên các nguồn thu vào ngân sách, điều tiết nền kinh tế vĩ mô và đảm bảo công bằng xã hội. Như đã đề cập ở trên, lợi nhuận theo quan điểm của thuế và lợi nhuận theo quan điểm của kế toán có phần khác nhau bởi theo quan điểm của thuế, có nhiều khoản chi phí không được trừ khi tính thuế. Vậy nên việc điều chỉnh lợi nhuận để giảm gánh nặng về thuế luôn là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp, trong đó có sự xuất hiện của DNNVV. Mặt khác, ở chương 1, em đã đề cập đến vai trò của việc tiết kiệm thuế tại các DNNVV và đây được coi là ưu tiên số một trong bài toán về vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với những điều kiện thuận lợi kể trên thì xu hướng điều chỉnh lợi nhuận với mục đích tránh thuế tại một số DNNVV tại Hà Nội diễn ra như thế nào? Căn cứ vào những nghiên cứu trước, em đã đặt ra 02 giả thuyết để kiểm tra vấn đề nêu trên cũng như trả lời câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra ở phần đầu:

- Giả thuyết 1: Một số DNNVV tại Hà Nội có thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận báo cáo để tiết kiệm thuế.

- Giả thuyết 2: Xu hướng điều chỉnh lợi nhuận báo cáo giảm dần theo thời gian.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Như đã đề cập ở chương 1 phần mô hình nhận biết hành vi điều chỉnh lợi nhuận, căn cứ vào những công trình nghiên cứu trước, với việc đưa ra những giả thuyết như vậy, em đã sử dụng các kiểm định để chứng minh và cụ thể ở đây em sẽ sử dụng mô hình Friedlan (1994) - mô hình phát triển của mô hình DeAngelo (1986) để kiểm định.

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu

Có nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình này để kiểm định các giả thuyết trong các nghiên cứu của mình bởi sự đơn giản, dễ hiểu trong quá trình thực hiện và phân tích. Trong nghiên cứu về xu hướng quản trị lợi nhuận do thay đổi thuế suất thuế TNDN của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam của Đặng Ngọc Hùng (năm 2015), cách tiếp cận này cũng được sử dụng. Vậy nên, mô hình này có thể được áp dụng để kiểm tra giả thuyết đã đề ra.

Vậy, cách tiếp cận của mô hình DeAngelo (1986) và mô hình Friedlan (1994) như thế nào và điểm khác biệt giữa hai mô hình ở đâu nằm ở đâu?

a, Mô hình DeAngle (1986)

Theo DeAngle, phần lợi nhuận được điều chỉnh theo sự cân nhắc của nhà quản trị hay còn gọi là biến kế toán có thể được điều chỉnh (DA) chính là phần chênh lệch giữa biến kế toán dồn tích (TA) năm t và năm t-1. Vì vậy mà có thể tính biến kế toán có thể được điều chỉnh (DA) như sau:

Biến kế toán có thể được điều chỉnh (DA) = Biến kế toán dồn tích năm t - Biến kế toán dồn tích năm t-1

Trong đó, biến kế toán dồn tích (TA) được tính từ chỉ tiêu lợi nhuận trên BCKQHĐKD và dòng tiền thuần từ HĐKD trên BCLCTT. Cụ thể là:

Biến kế toán dồn tích (TA) = Lợi nhuận sau thuế - Dòng tiền từ HĐKD

Điều này có được là do hai chỉ tiêu này được hạch toán trên hai cơ sở khác nhau, cụ thể là lợi nhuận được hạch toán theo cơ sở dồn tích còn dòng tiền được ghi nhận dựa trên cơ sở tiền mặt và các nhà quản trị đã dựa vào đặc điểm này để thực hiện điều chỉnh lợi nhuận thông qua các giao dịch không bằng tiền.

Nhưng theo các nhà nghiên cứu, bên cạnh biến kế toán có thể được điều chỉnh còn có biến kế toán không thể điều chỉnh (NDA) bởi những biến này liên quan đến hoạt động bình thường của công ty. Trong mô hình này, DeAngle giả định rằng, các thành phần biến kế toán không thể điều chỉnh (NDA) xuất hiện là do ngẫu nhiên và bằng tổng số biến kế toán dồn tích thời kỳ t-1.

Với số liệu từ các chỉ tiêu cụ thể như đã nêu ở trên, ta hoàn toàn có thể tính được DA của năm t và qua chỉ số này, hoàn toàn có thể chứng minh được hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các nhà quả trị theo 03 trường hợp:

- Trường hợp 1: DA = 0 ÷ Lợi nhuận của doanh nghiệp không bị điều chỉnh trong năm.

- Trường hợp 2: DA > 0 ÷ Lợi nhuận doanh nghiệp bị điều chỉnh tăng. - Trường hợp 3: DA < 0 ÷ Lợi nhuận của doanh nghiệp bị điều chỉnh giảm.

Bên cạnh đó, chỉ số này còn cho thấy mức độ điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị. DA càng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp bị điều chỉnh càng nhiều.

Tuy nhiên, mô hình này vẫn chưa thực sự chính xác trong trường hợp doanh nghiệp có xu hướng phát triển. Sự phát triển ấy có thể ảnh hưởng tới các biến kế toán dồn tích ở kỳ t nên nếu loại bỏ yếu tố tăng trưởng, sự thay đổi của các biến này có thể được xác định không chính xác. Điều này dẫn đến việc đưa ra kết luận không đúng về vấn đề cần chứng minh. Và mô hình của Friedlan (1994) đã khắc phục được nhược điểm này.

b) Mô hình Friedlan (1994)

Friedlan cải tiến mô hình của DeAngle nên đã khắc phục khuyết điểm kia bằng việc kiểm soát sự thay đổi của NDA theo mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để làm được điều này, Friedlan đã chia NDA cho doanh thu. Như vậy, DA có thể điều chỉnh là chênh lệch giữa tổng số biến kế toán dồn tích trong thời kỳ t được chuẩn hóa bởi doanh thu tại kỳ t và tổng số biến kế toán dồn tích trong thời kỳ t-1 được chuẩn hóa bởi doanh thu tại thời kỳ này. Mô hình được thực hiện theo công thức:

DA (t) = —-— - —≡⅛-

Với mô hình này, Friedlan đã giả định rằng sự thay đổi trong tổng số trích trước giữa hai giai đoạn gồm có hai thành phần, cụ thể là sự thay đổi do tăng trưởng và sự thay đổi do lựa chọn kế toán của tổ chức phát hành. Giống như DeAngle, mô hình giả định DA (t) chính là lợi nhuận bị điều chỉnh. Sau khi xác định xong, dựa vào giá trị của DA (t) để nhận xét việc có hay không sự can thiệp vào lợi nhuận của nhà quản trị và việc điều chỉnh này là tăng hay giảm tương tự như mô hình của DeAngle.

- Trường hợp 1: DA = 0 ÷ Lợi nhuận của doanh nghiệp không bị điều chỉnh trong năm.

- Trường hợp 2: DA > 0 ÷ Lợi nhuận doanh nghiệp bị điều chỉnh tăng. - Trường hợp 3: DA < 0 ÷ Lợi nhuận của doanh nghiệp bị điều chỉnh giảm.

Tóm lại, mô hình của Friedlan là biến thể của mô hình DeAngle khi xem xét đến những tác động của quy mô hay những ảnh hưởng của yếu tố tăng trưởng đến sự thay đổi củ các biến dồn tích. Vậy nên, dựa vào mô hình Friedlan, có thể đưa ra được kết luận chính xác hơn về khả năng điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị, do đó, em đã sử dụng mô hình này để kiểm định hai giả thuyết được đưa ra.

Trong bài nghiên cứu này, em đã sử dụng kiểm định Wilconxon - Mann Whitney để tính toán và phân tích kết quả sự khác biệt giữa hai nhóm tương đối độc lập với các biến phụ thuộc được sắp xếp theo thứ tự hoặc biến liện tục nhưng có phân phối bất kì, không yêu cầu phân phối chuẩn. Đây chính là sự khác biệt giữa kiểm định này với kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập T-test.

Khi đó, để thực hiện được kiểm định phải thỏa mãn các điều kiện tiêu chuẩn như sau:

- Biến phụ thuộc phải là biến thứ tự hoặc biến liên tục.

- Biến độc lập là biến phân loại 2 mức, ví dụ như giới tính (nam/nữ), biến lao động(có việc/thất nghiệp), biến khu vực (thành thị/nông thôn),...

- Đối với tính độc lập của mẫu phải không phụ thuộc lẫn nhau giữa 1 nhóm hoặc 2 nhóm.

- Biến phụ thuộc không yêu cầu nhất thiết phải có phân phối chuẩn trong từng nhóm. Tuy nhiên, có thể kiểm tra dạng phân phối theo 2 nhóm độc lập bằng biểu đồ Histogram trong phần mềm SPSS.

Thương mại - Dịch vụBên cạnh đó, khi sử dụng kiểm định trên để chạy tương quan và hồi quy đa27 đơn vị 81 quan sát ~ 54% mẫu nghiên cứu biến trong SPSS cần phải xác định các nhân số đại diện và thường có hai cách là dùng hàm mean tính ra trung bình cộng của các biến quan sát được và cách còn lại là chạy tự động trên phần mềm SPSS. Tuy nhiên, với số lượng mẫu chưa đủ lớn, sự hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu cũng, em lựa chọn cách thứ 2 để tính nhân số đại diện theo phần mềm đã chuẩn hóa.

Tóm lại, với số liệu sau khi thu thập và tính toán thành các biến phù hợp với yêu cầu nghiên cứu sẽ được tổng hợp thống kê bằng Excel. Sau đó, số liệu của các biến sẽ được đưa vào phần mềm SPSS 20 để xử lý, phân tích và dùng để kiểm định các giải thuyết đưa ra qua các mô hình.

2.2.2. Mô tả phương pháp thu thập và phân tích dữ liệua) Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Thao túng lợi nhuận để tránh thuế điển hình trên 50 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w