Một số mô hình để nhận diện việc thao túng số liệu để tránh thuế

Một phần của tài liệu Thao túng lợi nhuận để tránh thuế điển hình trên 50 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35 - 37)

5. Kết cấu đề tài

1.2.4 Một số mô hình để nhận diện việc thao túng số liệu để tránh thuế

Để nhận ra được việc thao túng lợi nhuận để tránh thuế hay với mục đích gì đi nữa thì quả là một điều khó khăn. Bởi tất cả đều mang ý nghĩ chủ quan từ

phía nhà quản trị, nếu dựa vào chứng từ kế toán thì cũng khó có thể nào nhận ra vì mọi chứng từ đều được hợp thức hóa ngay khi các báo cáo đã hoàn thành. Nếu để những người trực tiếp làm những công việc đó đưa ra quan điểm thì cũng chưa có sức thuyết phục nhiều. Mọi thứ mình có chính là báo cáo tài chính nên chúng ta sẽ dựa vào đó để phân tích và chỉ ra được hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

Dựa vào bộ BCTC, sẽ phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) và báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là chủ yếu. Bên cạnh đó, có thể dựa vào chỉ tiêu tổng thu nhập chịu thuế trên tờ khai thuế TNDN để xem xét. Điều đầu tiên có thể thấy được rằng, mặc dù báo lợi nhuận âm nhưng các lợi nhuận tại các DNNVV có xu hướng tăng dần nhưng không đáng kể. Mặt khác, lợi nhuận theo quan điểm của kế toán và của thuế không đồng nhất với nhau theo quy định nên đôi khi xảy ra sự chênh lệch giữa tổng thu nhập chịu thuế trên tờ khai và lợi nhuận kế toán trên BCTC. Đây cũng có thể coi là dấu hiệu để nghi ngờ về tính trung thực của lợi nhuận.

Đối với các DNNVV, vì hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp này không quá phức tạp và nhiều nghiệp vụ như tại các doanh nghiệp lớn nên phần lớn sự bất thường đều tập trung nhiều trên các khoản chi phí, cụ thể ở đây là giá vốn hàng bán, chi phí khác và chi phí quản lý kinh doanh trên BCKQHĐKD để làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận chịu thuế. Phần lớn các DNNVV áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 nên chỉ tiêu chi phí quản lý kinh doanh bao gồm cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. So với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì loại chi phí này đa phần chiếm trên 30% còn giá vốn hàng bán chiếm hơn 60%. Tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào mong muốn lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp. Đây cũng có thể coi là một dấu hiệu cho thấy sự thao túng trong lợi nhuận để tránh thuế.

Trên BCLCTT, ta xem xét chủ yếu là dòng tiền đến từ hoạt động kinh doanh, tiền chi trả cho người lao động, cho nhà cung cấp và các tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh thường cao bất thường dẫn đến dòng tiền âm. Nhưng trên bảng cân đối tài khoản (BCĐTK) thì các chỉ tiêu về tiền có số dư bên Nợ và lợi nhuận kế toán ở BCKQHĐKD lại dương. Đây là dấu hiệu để chúng ta có thể nghi ngờ về sự thao túng.

Bên cạnh việc dựa vào các chỉ tiêu trên BCTC để phân tích và tìm ra dấu hiệu thì có thể tham khảo và sử dụng các mô hình nghiên cứu. Trên thế giới có khá nhiều các mô hình để nhận diễn hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Có thể kể tới như mô hình Beneish M-Score, mô hình này được Giáo sư Messod Daniel Beneish phát triển trên các nền tảng và được xây dựng từ năm 1999. Đây là một trong những mô hình được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Ngoài ra còn có các mô hình để chứng minh điều tương tự như mô hình tổng biến kế toán dồn tích trung bình của Healy (1985). Healy cho rằng hành vi điều chỉnh xuất hiện trong từng giai đoạn nên tác giả đã chia mẫu thành 03 nhóm và thổi phồng lợi nhuận ở một nhóm và làm điều ngược lại với hai nhóm sau đó để tính các khoản dồn tích giữa các nhóm rồi đưa ra kết luận. Mô hình của Jone Model (1991) xem xét và kiểm soát tối đa những tác động của nền kinh tế nói chung đến đến các khoản dồn tích không thể điều chỉnh. Qua mô hình này, tác giả muốn khẳng định rằng các khoản dồn tích có thể bị thay đổi theo thời gian. Mô hình DeAnglo (1986) giả định các biến kế toán không thể điều chỉnh được là ngẫu nhiên và bằng với số biến kế toán dồn tích tại thời kỳ trước và phần biến kế toán có thể điều chỉnh là lợi nhuận điều chỉnh được thực hiện bởi sự cân nhắc của nhà quản trị. Tuy nhiên, với mỗi hoạt động kinh doanh khác nhau thì phần biến kế toán không thể điều chỉnh sẽ khác nhau, để khắc phục vấn đề này, Friedlan (1994) đã kiểm soát phần biến này bằng cách chia biến kế toán không thể điều chỉnh cho doanh thu và xác định phần biến có thể điều chỉnh để đưa ra kết luận có hay không việc điều chỉnh lợi nhuận. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp nhận biết hành vi này phụ thuộc vào các tiếp cận vấn đề, do sự hạn chế về kiến thức chuyên môn nên trong bài nghiên cứu này, em sử dụng mô hình Friedlan (1994) được cải tiến từ mô hình DeAnglo (1986) để

Một phần của tài liệu Thao túng lợi nhuận để tránh thuế điển hình trên 50 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w