5. Kết cấu đề tài
3.4. Một số khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu của đề tài
a, Những đóng góp nghiên cứu trong tương lai
Về cơ bản, nghiên cứu đã chỉ ra được những ảnh hưởng của hệ thống luật cũng như tình hình thị trường đến mục đích tiết kiệm thuế tại các DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Mặc dù đã có thể chứng minh được hành vi điều chỉnh lợi nhuận để tránh thuế tại các doanh nghiệp nhưng với số lượng quan sát còn quá nhỏ, số liệu qua các năm thu thập được còn ít dẫn đến việc chưa thể đánh giá một cách
tổng quát cũng như chi tiết theo từng giai đoạn, từ việc ảnh hưởng của sự giảm đi về thuế suất năm 2016 đến xu hướng điều chỉnh lợi nhuận trong những năm tiếp theo. Do vậy, các vấn đề liên quan đến loại hình DNNVV vẫn là một mảnh đất màu mỡ. Trong tương lai, các nghiên cứu có thể mở rộng ra theo hướng ảnh hưởng của thuế suất đến việc điều chỉnh lợi nhuận hoặc xu hướng biến động lợi nhuận theo từng ngành kinh tế của DNNVV, để từ đó đưa ra kết quả tối ưu về chất lượng lợi nhuận cũng như tính thực tế của các văn bản quy phạm liên quan. Hiện nay, loại hình DNNVV rất phổ biết và đang dần khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nên việc nghiên cứu về loại hình doanh nghiệp này là thực sự cần thiết để có thể đưa ra những đề xuất, kiến nghị hợp lý trong công tác quản lý cũng như hỗ trợ doanh nghiệp. Em nhận thấy rằng, vấn đề đưa ra trong nghiên cứu chưa được nghiên cứu một cách triệt để nên trong tương lai có thể quay lại tiếp tục nghiên cứu thêm.
b, Một số khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu của đề tài
Bằng việc sử dụng mô hình, nghiên cứu đã chứng minh được hành động cũng như xu hướng tránh thuế tại các DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội và cũng đã lý giải nguyên nhân chính dẫn đến kết quả như vậy. Như đã biết, kế toán là một bộ phận không chỉ đơn thuần làm công việc tính toán, ghi chép lại số liệu rồi đưa ra báo cáo mà kế toán có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với một đơn vị kinh doanh mà còn với tất cả những người xung quanh như đối tác, nhà cung cấp, ngân hàng, nhà đầu tư, nhà nước, ... Có thể nói rằng, kế toán là giao điểm của tất cả các ngành kinh tế và các chủ thể trong nền kinh tế nên khi kế toán thay đổi theo chiều hướng tích cực thì toàn bộ các ngành khác cũng tự động thay đổi theo chiều hướng đó.
Nhà nước đã có những chính sách giảm thuế, ân hạn thuế hay thậm chí là miễn thuế đối với một số ngành đặc biệt nhưng vẫn còn hiện tượng thao túng lợi nhuận để tránh thuế bởi lòng tham con người nào có đáy. Chính bởi vậy, việc đưa ra giải pháp đối với các chính sách, hệ thống pháp luật từ phía Nhà nước hay với những yếu tố khác là tạm thời bởi Nhà nước cũng chính là một tổ chức gồm những người được Nhân dân tín nhiệm để quản lý, nếu không có con người thì Nhà nước cũng sẽ không tồn tại. Cái chính, cái quan trọng nhất, giải quyết vấn đề một cách
triệt để nhất vẫn là yếu tố về con người, là đạo đức của con người, đạo đức nghề nghiệp và cao hơn là đạo đức nhân bản, nhân quả.
Vậy nền đạo đức nhân bản, nhân quả ở đây là gì? Chính là đức ly tham và đức thành thật. Hai giới đức này được thể hiện rõ nét nhất trong sự sai lệch về thông tin trong báo cáo tài chính (cụ thể ở đây là hành vi điều chỉnh lợi nhuận kế toán) và sự không nhất thống giữa báo cáo nội bộ và báo cáo được gửi tới bên thứ 03 (thậm chí rằng, báo cáo gửi cho ngân hàng để xét vay vốn khác với báo cáo gửi cho cơ quan Thuế), tạo ra sự mâu thuẫn về tình hình tài chính tại đơn vị. Chính điều này đã tạo ra những rào cản trong việc hòa hợp và hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tế trong suốt bao nhiêu năm qua và đây cũng chính là nguyên nhân cản trở việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài mặc dù Việt Nam là một thị trường khá tiềm năng với lao động giá rẻ và cũng chính sự điều này dẫn đến việc hành lang pháp lý có nhiều lỗ hổng, việc xây dựng hệ thống luật pháp còn quá nhiều khó khăn. Chúng ta có tham lam, có ham muốn thì chúng ta mới thao túng, mới gian lận, mới có những hành vi gian dối, lừa lọc, chèn ép lẫn nhau. Tham lam, ham muốn ở đây là tiền bạc, danh vọng. Khi không có những điều này thì liệu rằng có còn những vấn đề như trên sẽ không xảy ra. Khi ta sống trong một nền đạo đức nhân bản, nhân quả thì đương nhiên mọi thứ sẽ thay đổi theo đúng quỹ đạo của nó, sẽ không còn việc phải điều chỉnh luật này luật kia, phải thêm cái này, thêm cái kia để che đi những khoảng trống trong luật, từ đó mà chất lượng cuộc sống cũng như đời sống tinh thần con người trở nên thoải mái hơn bao giờ hết. Chúng ta có thể bắt đầu bằng hai từ “trung thực”, trung thực trong tất cả mọi chuyện bởi chân tướng sự thật là một trong ba điều không thể nào che giấu.
Thật vậy, Chuẩn mực kế toán số 21: Trình bày Báo cáo tài chính cũng đã quy định BCTC phải trình bày một cách trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà yếu tố trung thực được đưa lên hàng đầu. Trung thực ở đây là phải ghi nhận tất cả những những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, có ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Trung thực từ các chứng từ kế toán, cách ghi nhận cũng như việc đánh giá các khoản dự phòng, các khoản mang sự ước tính. Bên cạnh đó, đối với kế toán và kiểm toán, Bộ trưởng BTC ban hành Chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp kế toán, kiểm toán tại Thông tư 70/2015/TT-BTC, theo đó, kế toán phải tuân thủ 05 nguyên tắc cơ bản và đứng đầu là tính chính trực. Kế toán là giao điểm của các ngành kinh tế, kế toán thay đổi thì các ngành cũng sẽ tự động thay đổi. Kế toán trung thực trong quá trình thực hiện thì báo cáo sẽ minh bạch. Việc thay đổi này, cách giải quyết này không chỉ xuất phát từ một phía mà cần sự thay đổi của tất cả mọi người, tất cả mọi ngành nghề. Tất cả cùng thay đổi, hướng tới sống theo nền đạo đức nhân bản, nhân quả thì sự việc sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp.
Để làm được điều này, em muốn đề xuất ý kiến về việc đưa bộ môn Đạo đức: đạo đức làm người, đạo đức nghề nghiệp vào giảng dạy tại các trường học, ngay từ bậc mầm non, tiểu học, đặc biệt, bộ môn này nên được giảng dạy tại các trường đại học có khối ngành Tài chính - Kế toán. Kế toán là giao điểm của các ngành kinh tế nên khi kế toán thay đổi thì các ngành sẽ thay đổi, tính minh bạch, khách quan trong BCTC được nâng cao, tạo điều kiện để hội nhập sâu hơn, thu hút nguồn vốn lớn từ các quốc gia trên toàn thế giới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Ở chương 3, em đã thực hiện kiểm định để xem xét hai giả thuyết được đưa ra và thu thập bảng kết quả để phân tích. Qua đây, có thể nói rằng, các đơn vị được xem xét có hành vi thao túng l ợi nhuận tuy nhiên với thay đổi vượt bậc của công tác hành chính cũng như việc tổ chức các buổi tọa đàm ở cấp quận/huyện đã phần nào đó giải quyết được những khó khăn tại thời điểm hiện tại cho các DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Thêm vào đó, Thành phố cũng có những ưu ái cũng như tạo điều kiện, mở rộng thị trường để doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm được cơ hội kinh doanh. Tất cả điều này đã khiến cho xu hướng thao túng lợi nhuận để tiết kiệm thuế của DNNVV của Thành phố đã giảm xuống từ năm 2019. Từ đó, đề xuất các khuyến nghị để giải quyết tình hình. Cuối cùng đã tự rút ra những ưu điểm và nhược điểm của bài nghiên cứu, từ đó, đưa ra những đề xuất về hướng nghiên cứu có thể tiếp cận trong tương lai.
KẾT LUẬN
Trong tất cả các vấn đề, con người luôn là yếu tố quan trọng nhất và trong tất cả các yếu tố của con người thì đạo đức luôn giữ vị trí hàng đầu. Con người có thể thay đổi tất cả kể cả một nền kinh tế bởi nền kinh tế do con người tạo ra. Tuy nhiên, bằng mắt thường có thể thấy được rằng, đạo đức con người, đạo đức xã hội ngày càng đi xuống một cách trầm trọng. Bài nghiên cứu này của em không chỉ dừng lại ở việc tìm ra bằng chứng của hành vi thao túng và tìm hiểu về xu hướng biến động của chúng mà thông qua bài viết này, em muốn đánh lên một hồi chuông cảnh tính tới tất cả mọi người về vấn đề đạo đức. Con người phải thay đổi để đứng trước mỗi nghề nghiệp luôn đặt đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu, đặc biệt là với kế toán. Tính trung thực, chính xác, khách quan là ba yếu tố cần thiết được thể hiện trên BCTC để người người trong xã hội, các nhà đầu tư trong và ngoài nước thẩm định, lựa chọn phương án đầu tư phù hợp đem lại lợi ích kinh tế chính xác, tạo nguồn thu, lợi nhuận phục vụ những lợi ích an sinh xã hội, cải thiện hơn chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ronen, J., & S. Sadan. (1981), Smoothing Income Numbers: Objectives, Reasons and Implications. Reading, MA: Addison-Wesley,.
2. James M. Patell & Mark A. Wolfson (1984), The intraday speed of adjustment of stock prices to earnings and dividend announcements, Elsevier.
3. Messod D. Beneish (2001), Earnings management: a perspective, Indiana University - Kelley School of Business - Department of Accounting.
4. Watts & Zimmerman (1990), Positive accounting theory: a ten year perspective, American Accounting Association.
5. Thomas D. Fields, Thomas Z. Lys and Linda Vincent (2001), Empirical research on accounting choice
6. Schipper, K. (1989), Commentary on earnings management.
7. Healy, P.M. and Wahlen, J.M. (1999), A Review of the Earnings Management Literature and Its Implications for Standard Setting, Accounting Horizons.
8. TS. Đào Nam Giang (2017), ‘Nghiên cứu chất lượng thông tin lợi nhuận kế toán công bố của các ngân hàng thương mại Việt Nam’, luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.
9. Bùi Thị Mai Hoài & Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2015), ‘Các nhân tố quyết định hành vi điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: trường hợp Việt Nam’, Tạp chí phát triển và hội nhập, số 22, tháng 5-6/2015.
10. TS. Nguyễn Công Phương (2009), ‘Liên kết giữa kế toán và thuế ở Việt Nam’,
Phát triển kinh tế, tháng 9/2010.
11. Trần Thị Kim Oanh (2019), ‘ Thao túng lợi nhuận báo cáo và động cơ giảm thiểu thuế TNDN phải nộp tại Việt Nam’