Giải thích kết luận

Một phần của tài liệu Thao túng lợi nhuận để tránh thuế điển hình trên 50 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 63 - 66)

5. Kết cấu đề tài

3.3.2. Giải thích kết luận

Tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí luôn là cái đích hướng tới của bất cứ ai khi bắt tay vào công việc kinh doanh và các nhà quản trị tại DNNVV cũng không phải ngoại lệ. Mặt khác, để vận hành doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng đòi hỏi nhà quản trị phải bỏ ra rất nhiều chi phí chưa kể các chi phí khác để làm công tác thị trường và thường thì những nguồn chi ấy được lấy từ giá trị thặng dư của doanh nghiệp. Với quy mô kinh doanh không lớn, hoạt động kinh doanh không quá phức tạp nên giá trị thặng dư tại các doanh nghiệp thường không nhiều nên chính sách này càng được đề cao hơn và một trong những loại chi phí có thể tiết kiệm được chính là thuế.

thể coi thuế như một khoản chiếm dụng của doanh nghiệp bởi nó có thể được tồn tại dưới dạng một khoản thuế hoãn lại. Bên cạnh đó, khoản chiếm dụng này thường xuyên được các đơn vị tận dụng. Khi có đơn hàng cần thanh toán nhanh mà thiếu tiền, đa phần, các đơn vị lựa chọn việc chiếm dụng khoản thuế phải nộp hơn là việc vay vốn ngân hàng. Việc thanh toán ngay có thể khiến công ty được hưởng chiết khấu từ nhà cung cấp, cũng có thể làm tăng uy tín giữa hai bên, tạo tiền đề cho những thương thảo sắp tới và dễ dàng tiếp cận được với nguồn hàng chất lượng nhưng giá cả phù hợp. Không chỉ vậy, việc thanh toán nhanh đơn hàng còn khiến cho việc luân chuyển hàng hóa được đảm bảo đúng tiến độ, sản xuất kinh doanh của đơn vị không bị ngưng trệ vì thiếu nguyên vật liệu đầu vào. Và tiền thuế đã đáp ứng được đầy đủ tiêu chí đó. Tiền thuế bị chiếm dụng có thể được vốn hóa của đơn vị khi không bị Cơ quan Thuế phát hiện ra; trong trường hợp phát hiện ra thì bị truy thu thuế và phạt chậm nộp với lãi suất 0,03%/ngày

Ngược lại, khoản vay vốn của ngân hàng chưa đáp ứng được tối đa những yêu cầu nêu trên. Việc vay vốn của đơn vị tại ngân hàng được bắt đầu từ khi có bản đề nghị vay vốn, qua quá trình phân tích, thẩm định, ra quyết định rồi cuối cùng là giải ngân. Thời gian cho cả quá trình đó tương đối lâu so với việc phải thanh toán nhanh như đã đề cập ở trên. Mặt khác, nếu tình hình tài chính của đơn vị đủ điều kiện hay được đánh giá tương đối an toàn thì ngân hàng quyết định hạn mức vay, lãi suất và thời gian trả nợ rồi tiến tới bước giải ngân. Ngược lại, nếu lịch sử tín dụng của đơn vị không tốt thì việc giải ngân tương đối khó khăn, cần phải có tài sản đảm bảo. Không chỉ vậy, đơn vị phải mang gánh nặng nợ trong suốt quá trình vay. Có thể thấy rằng, trong trường hợp này, đơn vị sẽ ưu tiên lựa chọn việc sử dụng khoản thuế chiếm dụng được hơn là việc đi vay vốn; thay vì việc trả phí cho quá trình thẩm định của ngân hàng thì đơn vị chấp nhận trả phí phạt cho việc chậm nộp. Đứng trên góc độ là đơn vị thì việc đánh đổi này là hợp lý. Đó là một ví dụ rất điển hình trong khối doanh nghiệp để minh chứng cho việc điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn trong khuôn khổ của pháp luật.

Như đã biết, thuế là một công cụ đắc lực của Nhà nước không chỉ trong việc tăng nguồn thu mà nó còn là công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, theo quan điểm của thuế có những chi phí không được loại bỏ khi tính doanh thu chịu

thuế và thường doanh thu chịu thuế sẽ lớn hơn lợi nhuận kế toán. Bên cạnh đó, hệ thống luật của Việt Nam, đặc biệt là luật thuế có phần hơi cứng nhắc và khắt khe, xuất hiện nhiều lỗ hổng. Các doanh nghiệp đã lợi dụng những lỗ hổng này để khắc phục những “thiệt thòi” của mình. Theo Luật, nhiều loại chi phí doanh nghiệp vẫn phải chịu nhưng không được trừ khi tính thuế. Các thủ tục liên quan đến thuế phức tạp (điều này đã được báo cáo trong PCI năm 2019 của VCCI) và thường được giải quyết theo hướng có lợi cho Nhà nước nhất. Vậy nên, có đôi khi, các cơ quan ban ngành thường dựa vào những điều này để gây ra sự khó khăn cho doanh nghiệp rồi từ đó muốn “lấy” một chút để làm của riêng. Từ những lỗ hổng cũng như sự quá cứng nhắc trong Luật thuế khiến cho tầm quan trọng của việc thực hiện nghĩa vụ thuế chưa được nâng cao; bên cạnh đó, việc chiếm dụng không chỉ xảy ra ở doanh nghiệp mà còn tạo ra “sân sau” cho những cá nhân có liên quan.

Điều chỉnh giảm lợi nhuận để được hưởng những ưu đãi không chỉ về thuế mà còn về hoạt động kinh doanh đầu tư. Đặc biệt là sau dịch Covid-19 - một dịch bệnh được đánh giá là nguy hại đến toàn cầu, nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng một cách trầm trọng và Việt Nam cũng nằm trong số đó. Tuy nhiên, tùy từng ngành nghề, cơ cấu vốn, quy mô khác nhau thì mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau. Đứng trước tình hình này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra chỉ thị số 11 và nhiều ban ngành đã đưa ra những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch. Ngặt nỗi, đơn vị nào cũng muốn được hưởng chế độ đó nên đã có hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Bên cạnh việc chứng minh được rằng mức độ ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh sau dịch ví dụ như bị mất hợp đồng, thực hiện các đơn hàng chậm trễ, thay đổi giờ làm hay tạm thời đóng cửa, ... thì một trong những minh chứng quan trọng nhất, thể hiện rõ nét nhất việc bị ảnh hưởng chính là báo cáo lợi nhuận âm. Điều này lại càng chứng minh rõ nét hơn luận điểm liên quan đến động cơ thao túng em đã đề cập ở chương 1 - động cơ duy nhất dẫn đến thao túng chính là lòng tham vô đáy của con người.

Sang đến giả thuyết 2, lợi nhuận báo cáo có dấu hiệu của sự tăng lên một năm sau khi công tác quản lý, thủ tục hành chính công vụ được cải thiện. Điều này có được là do sự vào cuộc của các cấp chính quyền Thành phố trong việc nỗ lực hỗ trợ, thúc đẩy các DNNVV phát triển trở thành lực lượng nòng cốt trong nền kinh tế

bước đầu đã có hiệu quả, đã giải quyết được những khó khăn cho doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại. Thành phố cũng đã có nhiều “ưu ái” để đẩy mạnh xu hướng khởi nghiệp như đã đề cập ở phần bối cảnh kinh tế chung. Nhưng sự cố gắng của Thành phố cũng phải tuân thủ theo Luật, từ thực trạng kia cũng có thể thấy rằng, hệ thống luật của Việt Nam chưa có tính chặt chẽ và các nhà làm luật chưa bao quát hết được những trường hợp có thể phát sinh, tính thực tế chưa cao, chưa có những điều chỉnh trong dài hạn. Điều này có thể được chứng minh thông qua việc ban hành cũng như khi thực hiện.

Luật được xây dựng để điều chỉnh hành vi của con người cũng như để điều tiết nền kinh tế, vậy nên, hệ thống Luật có tính bao quát cao hơn bao giờ hết, mặt khác, để mọi người tuân theo hay để hệ thống Luật phát huy hiệu quả tối đa thì yếu tố mạch lạc, dễ hiểu được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật, chúng ta mới phát hiện ra sự thiếu xót, điều này được chứng minh bằng cách văn bản bổ sung, văn bản sửa đổi. Hay chúng ta có các nghị định, thông tư, các văn bản hướng dẫn để thực hiện luật, điều này có nghĩa là yếu tố mạch lạc, dễ hiểu chưa cao. Bên cạnh đó, có những điều luật được đề ra nhưng chưa có phương hướng thực hiện hay văn bản này chồng chéo văn bản kia, đôi khi có thể dẫn đến sự mâu thuẫn hay khoảng cách giữa luật với thực tế vẫn còn tương đối lớn. Tại diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía Bắc, lần thứ XII, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) Nguyễn Văn Thân nhấn mạnh: “Nhiều doanh nghiệp chưa nhận được hỗ trợ theo quy định do Chính phủ ban hành, các hộ kinh doanh còn chuyển đổi chậm sang mô hình doanh nghiệp do tâm lý lo ngại về thuế. Nhiều địa phương triển khai hỗ trợ DNNVV rất chậm, nhất là trong các hỗ trợ về miễn, giảm thuế, hỗ trợ giảm lãi suất vay”.

Một phần của tài liệu Thao túng lợi nhuận để tránh thuế điển hình trên 50 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại hà nội,khoá luận tốt nghiệp (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w