Biện pháp nâng cao năng lực dạyhọc của giảng viên trẻ trong Trường Sĩ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực dạy học của giảng viên trẻ trong trường sĩ quan tăng thiết giáp​ (Trang 57)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Biện pháp nâng cao năng lực dạyhọc của giảng viên trẻ trong Trường Sĩ quan

quan Tăng - Thiết giáp

Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp, điều cần thiết là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trẻ, những người sẽ quyết định đến hoạt động đào tạo của trường và họ cũng là người đang trực tiếp trang bị kiến thức, giáo dục, xây dựng bản lĩnh chính trị, niềm tin, động cơ, ý chí cho người học; trong đó, năng lực giảng dạy là yếu tố cơ bản nhất.

Qua ý kiến trả lời phỏng vấn của các cán bộ cho thấy sự cần thiết đánh giá thường xuyên năng lực dạy học của giảng viên trẻ. Tuy nhiên, để triển khai có hiệu quả hoạt động đánh giá năng lực dạy học cho giảng viên trẻ trong nhà trường hiện nay, cần đề xuất biện pháp phù hợp sẽ góp phần nâng cao năng lực dạy học cho họ.

Các biện pháp đề xuất trong đề tài này căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng năng lực của giảng viên trẻ và kết hợp với ý kiến trả lời của các cán bộ tham gia phỏng

vấn. Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp, phân tích các kết quả thu được, đề tài đưa ra một số đề xuất sau:

3.4.1. Thực hiện bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học cho giảng viên trẻ

Vấn đề quan trọng để nâng cao năng lực, trước hết cần nâng cao nhận thức cho các giảng viên trẻ. Thực tế chứng minh, năng lực không chỉ giúp các lực lượng sư phạm hiểu đúng vai trò, bản chất đổi mới phương pháp dạy học, thấy rõ được trách nhiệm cá nhân, từ đó có động cơ đúng đắn, trách nhiệm cao, tạo sự đồng bộ trong tổ chức thực hiện. Mặt khác còn giúp cho đội ngũ giảng viên đánh giá đúng trình độ, năng lực bản thân, từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực sư phạm mà trước hết là trình độ sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học để đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới; giúp học viên thấy rõ khả năng để điều chỉnh phương pháp học tập cho phù hợp. Nâng cao nhận thức, năng lực cho các lực lượng sư phạm là quá trình thay đổi tư duy cũ bằng tư duy mới, đây là quá trình khó khăn, lâu dài, cho nên cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và đồng bộ. Phải kết hợp chặt chẽ, đa dạng các hình thức, biện pháp khác nhau, giữa phát huy vai trò của tổ chức với vai trò tự giáo dục, bồi dưỡng của cá nhân. Tuy nhiên, do vị trí, vai trò không giống nhau, nên nội dung, hình thức giáo dục, bồi dưỡng cũng khác nhau.

3.4.1.1. Nội dung, cách thức tiến hành

* Nội dung nâng cao nhận thức

Điều quan trọng đầu tiên là tập trung giúp các giảng viên trẻ thấy rõ việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp không chỉ là vấn đề cấp thiết trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, mà còn là con đường chủ yếu nhằm phát triển người sĩ quan đáp ứng với sự nghiệp xây dựng quân đội trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó cần quan tâm giúp các tổ chức, các lực lượng sư phạm nhận thức đúng đắn về những xu thế, quan điểm chủ yếu trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, đồng thời hiểu được bản chất, nội dung, cách thức tiến hành đổi mới phương pháp dạy học cũng như vai trò, trách nhiệm cá nhân, trên cơ sở đó để xác định động cơ đúng đắn, thống nhất tư tưởng và hành động, phát huy tốt tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo tham gia hiệu quả vào quá trình đổi mới.

Cần giúp cho giảng viên có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học; về bản chất, nội dung, phương hướng và các biện pháp tiến hành đổi mới; về cách thức vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại và cách thức, biện pháp khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị dạy học. Phương pháp dạy học là con đường nhằm hiện thực hóa mục tiêu dạy học, đây là vấn đề không mới, nhưng làm thế nào để sử dụng có hiệu quả, đạt được mục tiêu như mong muốn là vấn đề luôn luôn mới, do đó cần phải có sự đầu tư, tìm tòi và sáng tạo không ngừng của đội ngũ giảng viên với vai trò chủ thể.

Cán bộ quản lý giáo dục ở trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp cần tạo điều kiện hỗ trợ cho giảng viên trẻ trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp có ảnh hưởng lớn đến kết quả đổi mới, cho nên đòi hỏi họ phải luôn có nhận thức đầy đủ về chức trách, nhiệm vụ bản thân với quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy, nội dung bồi dưỡng cần làm tốt việc quán triệt nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch huấn luyện hàng năm, hàng tháng về công tác giáo dục, đào tạo.

* Cách thức tiến hành

Hoạt động nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học cần thực hiện linh hoạt, phong phú, đa dạng hình thức, trong đó cần coi trọng tổ chức tốt các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, về quản lý, khai thác các phương tiện, thiết bị dạy học. Thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa học, các buổi diễn đàn, tọa đàm xung quanh vấn đề đổi mới phương pháp dạy học để tạo cơ hội cho cán bộ, giảng viên giữa các thế hệ trao đổi, chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm.

Tiếp đến, các khoa giáo viên và tổ bộ môn, bên cạnh việc thực hiện tốt vai trò chỉ đạo tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, cần nắm chắc trình độ, năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên, xây dựng kế hoạch và tổ chức thường xuyên, đa dạng các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, năng lực như thông qua tổ chức các buổi xêmina, dự giảng, giảng mẫu, trao đổi kinh nghiệm... qua đó vừa giúp giảng viên tự đánh giá được bản thân để kịp thời điều chỉnh, vừa có điều kiện tiếp cận với các phương pháp dạy học mới và học hỏi được kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Bên cạnh đó cần tạo mọi điều kiện, đồng thời có sự quan tâm sâu sát, tạo môi trường thuận lợi để giảng viên phát huy hết khả năng, sở trường trong nghiên cứu và tổ chức, thực hiện hoạt động đổi mới.

Giảng viên trẻ là chủ thể của phương pháp dạy học, là nhân tố quyết định trực tiếp đến kết quả đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy, mỗi giảng viên phải luôn có nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm trong hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, trên cơ sở đó nâng cao ý thức, trách nhiệm, chủ động, tích cực trong tự học, tự nghiên cứu, không ngừng tìm tòi, cải tiến, sáng tạo, nâng cao năng lực sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới.

3.4.1.2. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường cần tạo những điều kiện cần thiết và cơ chế phù hợp để động viên, khuyến khích, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho của các lực lượng giảng viên trẻ trong tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong hoạt động đổi mới phương pháp dạy học. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, góp phần nâng cao trình độ sử dụng phương pháp dạy học cho giảng viên trẻ.

Các khoa giáo viên, tổ bộ môn cần tạo được môi trường sư phạm tích cực, làm cơ sở để mỗi giảng viên trẻ phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong đổi mới.

3.4.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Có thể nói, hiện nay công nghệ thông tin ứng dụng vào mọi lĩnh vực hoạt động, trong đó, việc ứng dụng trong dạy học đã mang lại hiệu quả to lớn và thiết thực. Công nghệ thông tin như vừa có khả năng cung cấp nguồn thông tin phong phú, đa chiều với dung lượng lớn, trong thời gian ngắn, đồng thời có khả năng tạo ra môi trường tương tác ảo, sống động tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn. Vì vậy, ứng dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết, đồng thời được xem là biện pháp tối ưu nhằm phát triển năng lực. Điều đó mở ra cơ hội để người dạy phát triển hết khả năng sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời giúp người học tăng hứng thú, dễ tiếp nhận nội dung, được tham gia tương tác trong môi trường ảo với những tình huống tương tự thực tiễn.

Để khuyến khích các giảng viên trẻ ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm nâng cao năng lực bản thân thì cần: “Xây dựng chương trình dạy học ứng dụng khoa học công nghệ cho giảng viên thực hiện” (Trích kết quả PV4).

3.4.2.1. Nội dung và cách thức tiến hành

* Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào nâng cao hiệu quả bài giảng

Nội dung bài giảng không chỉ đơn thuần chứa đựng nội dung dạy học, mà còn là sự thể hiện cách thức truyền đạt nội dung kiến thức, bao hàm cả phương pháp dạy học của giảng viên. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng và thực

hiện bài giảng có vai trò to lớn trong việc nâng cao năng lực dạy học cho giảng viên tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn người học. Hiện nay có thể kể đến hai công cụ chủ yếu có thể khai thác, sử dụng trong xây dựng bài giảng đó là E- Learning và sử dụng trình chiếu Powerpoint.

Xây dựng bài giảng E- Learning được dựa trên nền tảng web, có thể hỗ trợ cho giảng viên trong việc thiết kế, phát triển tài liệu học tập và giảng dạy. Giảng viên dành thời gian thiết kế, biên soạn tài liệu một lần và có thể sử dụng lâu dài, về sau chỉ cần hiệu chỉnh, bổ sung nội dung để đảm bảo tính cập nhất và hiện đại.

Đối với ứng dụng trình chiếu Powerpoint được dùng phổ biến nhất hiện nay, dùng để hiện thực hoá ý tưởng sư phạm của bài giảng đã được thiết kế trên giấy thành những bản trình diễn sống động, cho phép giảng viên có thể phát triển tối đa khả năng sáng tạo trong xây dựng bài giảng, thông qua các công cụ hỗ trợ như kỹ thuật đồ họa, mô phỏng, kỹ thuật video, audio…. Nhờ vậy, bài giảng sẽ trở nên sống động, cuốn hút và hấp dẫn học viên. Ngoài ra, giảng viên có thể xây dựng các tình huống học tập, tình huống mô phỏng. Khi giảng dạy, giảng viên vừa có thể tương tác với học viên, vừa có thể kiểm tra người học bằng những câu hỏi, bài tập hay chủ đề thảo luận.

* Ứng dụng công nghệ thông tin trong tìm kiếm tài liệu

Với sự phát triển như vũ bão của Internet đã hỗ trợ tích cực cho quá trình dạy học của giảng viên. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển internet rất nhanh, số người sử dụng internet cũng thuộc loại cao trên thế giới. Nhờ có Internet, giảng viên có thể dễ dàng tìm kiếm, khai thác những tài liệu bổ trợ cần thiết cho hoạt động dạy và học. Ngoài các tài liệu, giáo trình chính thống thì nhờ có internet, nguồn tư liệu bổ sung cho việc đạy và học cũng rất lớn. Nhờ đó giảng viên làm giàu được kiến thức của mình và có cơ hội tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.

3.4.2.2. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện được biện pháp nêu trên giảng viên phải nắm chắc đơn vị kiến thức và làm chủ về phương pháp dạy học, đồng thời phải chịu khó tìm tòi, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, biết khai thác hiệu quả các phần mềm ứng dụng trong dạy học.

Nhà trường cần xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học theo lộ trình cụ thể. Trên cơ sở đó, các giảng viên thực hiện theo yêu cầu đặt ra. Cuối mỗi năm học, cần có sự tổng kết đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Xem xét mặt mạnh và mặt còn tồn tại để điều chỉnh trong thời gian tiếp theo.

Nhà trường cần bảo đảm đầy đủ các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại như máy chiếu, và các phương tiện dạy học bổ trợ; có quy định chặt chẽ trong khai thác sử dụng phương tiện, kỹ thuật hiện đại; có cơ chế phù hợp khuyến khích đội ngũ giảng viên trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ kỹ thuật dạy học hiện đại vào đổi mới dạy học.

3.4.3. Nâng cao năng lực kiểm tra- đánh giá cho giảng viên trẻ

Trong 4 năng lực thành phần của năng lực dạy học như đã phân tích ở phần trên, kết quả cho thấy năng lực kiểm tra- đánh giá đạt điểm thấp hơn so với các năng lực khác. Điều này đòi hỏi cần nâng cao năng lực này cho đội ngũ giảng viên trẻ. Cần thiết đổi mới kiểm tra đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực vận dụng, năng lực thực tiễn của học viên nhằm phát triển năng lực người học. Muốn vậy, giảng viên phải nắm được nguyên tắc và cách thức thực hiện kiểm tra - đánh giá; biết thiết kế bộ công cụ đánh giá dựa trên các tiêu chí đã đề ra.

3.4.3.1. Nội dung và cách thức tiến hành

* Thiết kế bộ công cụ kiểm tra – đánh giá

Kiểm tra - đánh giá ở từng môn học nhằm hướng tới đạt yêu cầu đào tạo ở môn học đó. Nói cách khác, cần hình thành cho học viên các nội dung kiến thức và kĩ năng thực hành cụ thể. Kiểm tra – đánh giá thường được thể hiện dưới dạng một câu hỏi, một bài tập hay một tình huống cụ thể trong đó chứa đựng những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và khả năng vận dụng thực tiễn. Do đó, cần thiết kế bộ công cụ đánh giá làm sao giúp người học biết vận dụng kiến thức đã học được vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể.

Một yêu cầu của việc thiết kế bộ công cụ kiểm tra – đánh giá là đảm bảo đánh giá được đúng năng lực thực tiễn của người học. Thông qua đó, học viên biết được sự phát triển của năng lực bản thân, làm cơ sở để họ cố gắng rèn luyện, học tập tốt hơn.

* Đa dạng hóa hình thức kiểm tra-đánh giá

Năng lực được hình thành trong một quá trình liên tục, được thể hiện thông qua việc vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Do đó, đánh giá năng lực cần được đặt trong các hoạt động cụ thể với những điều kiện và môi trường cụ thể và tiến hành với những phương thức khác nhau. Vì thế, giảng viên trẻ cần được bồi dưỡng những hiểu biết và kĩ năng đánh giá đối với học viên.

Việc kiểm tra – đánh giá cần hướng tới giúp học viên hình thành năng lực tự học. Đánh giá cần kết hợp theo quá trình và kết hợp đánh giá của giảng viên và đánh giá lẫn nhau của học viên.

Thông qua việc thực hiện các nội dung nêu trên, giảng viên trẻ sẽ hình hành và phát triển được năng lực kiểm tra – đánh giá, một năng lực thành phần của dạy học.

3.4.3.2. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường cần tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cho giảng viên trẻ về các phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá. Đặc biệt là cách thiết kế đa dạng các công cụ kiểm tra – đánh giá với các thang đánh giá, tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, sát thực.

Tiến hành các xemina, thảo luận chuyên môn về kiểm tra – đánh giá giữa các giảng viên có nhiều kinh nghiệm và giảng viên trẻ để tạo cơ hội cho giảng viên trẻ học hỏi từ những thế hệ đi trước.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã đề cập đến sự cần thiết thực hiện đánh giá năng lực dạy học của giảng viên trẻ. Kết quả thu được cho thấy năng lực dạy học của giảng viên trẻ không đồng đều. Trong 4 năng lực thành phần của năng lực dạy học thì Năng lực thiết kế hoạt động dạy – học của giảng viên trẻ được đánh giá cao hơn. Ngược lại, năng lực kiểm tra – đánh giá đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực dạy học của giảng viên trẻ trong trường sĩ quan tăng thiết giáp​ (Trang 57)