Đánh giá chung về năng lực dạyhọc của giảng viên trẻ Trường sĩ quan Tăng thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực dạy học của giảng viên trẻ trong trường sĩ quan tăng thiết giáp​ (Trang 56 - 57)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Đánh giá chung về năng lực dạyhọc của giảng viên trẻ Trường sĩ quan Tăng thiết

Phần dưới đây sẽ trình bày cụ thể kết quả thu được từ cuộc khảo sát đối với các giảng viên trẻ.

3.3. Đánh giá chung về năng lực dạy học của giảng viên trẻ Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp - Thiết giáp

Năng lực dạy học của giảng viên trẻ Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp đạt ở mức “Khá”. Qua đánh giá của giảng viên thì năng lực dạy học thể hiện không đồng đều ở các nhóm khác nhau. Trong đó, nhóm năng lực thành phần nổi trội nhất là “Năng lực thiết kế hoạt động dạy – học”; Tiếp theo là “Năng lực phát triển chuyên môn đáp ứng nhu cầu đổi mới đào tạo”; sau đó là “Năng lực tổ chức các hoạt động dạy-học”. Cuối cùng là “Năng lực kiểm tra-đánh giá”. Kết quả của luận văn cũng có điểm tương đồng với nghiên cứu khác về hạn chế của giảng viên trẻ trong công tác kiểm tra, đánh giá. Cụ thể nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Thanh với đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy học ở các trường đại học trong quân đội theo hướng phát triển năng lực người học” đã chỉ ra kết quả như sau: hiện nay việc tổ chức đánh giá kết quả học tập của học viên vẫn chủ yếu tập trung đánh giá mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng người học. Một số giảng viên đã chủ động đánh giá cách thức vận dụng kiến thức kỹ năng người học, nhưng mới ở những tình huống đơn giản. Theo đó, việc đánh giá theo năng lực, nhất là đánh giá khả năng vận dụng ở trình độ cao và sáng tạo đối với học viên chưa được vận dụng. Lí do chủ yếu xuất phát từ mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học hiện nay vẫn chủ yếu thực hiện theo tiếp cận nội dung. Ngoài ra, việc đánh giá thường tập trung vào cuối kỳ, cuối năm học, hơn nữa việc đánh giá theo năng lực đòi hỏi phải có thời gian và các điều kiện khác đi kèm. Từ những đề cập trên, đánh giá theo năng lực là vấn đề khá mới mẻ, nên một số giảng viên còn khó khăn trong tiếp cận.

Bảng 3. 5. Tổng hợp đánh giá năng lực dạy học của giảng viên trẻ

STT Năng lực dạy học ĐTB Thứ

bậc

1 Năng lực thiết kế hoạt động dạy – học 4.29 1 2 Năng lực tổ chức các hoạt động dạy-học 4.06 3

3 Năng lực kiểm tra-đánh giá 3.97 4

4 Năng lực phát triển chuyên môn đáp ứng nhu cầu đổi

mới đào tạo 4.10 2

Điểm trung bình chung 4.10

3.8 3.9 4 4.1 4.2 4.3 Năng lực thiết kế hoạt động dạy – học Năng lực tổ chức các hoạt động dạy-học Năng lực kiểm tra-đánh giá Năng lực phát triển chuyên môn

4.29

4.06

3.97

4.1

Hình 3. 1. Thực trang năng lực dạy học của giảng viên trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực dạy học của giảng viên trẻ trong trường sĩ quan tăng thiết giáp​ (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)