Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực dạy học của giảng viên trẻ trong trường sĩ quan tăng thiết giáp​ (Trang 41 - 46)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp luận

Luận văn được thực hiện dựa trên các quan điểm tiếp cận khoa học sau đây:

Tiếp cận hệ thống và cấu trúc

Quá trình dạy học là một hệ thống trong đó có sự tương tác giữa các thành tố như: Mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cơ sở vật chất và môi trường dạy học... Theo quan điểm hệ thống, năng lực dạy học của giảng phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ không tách rời với tất cả các thành tố khác trong quá trình dạy học.

Tiếp cận hoạt động

Năng lực là một thành phần quan trọng trong nhân cách con người, được hình thành thông qua các hoạt động thực tiễn đầy tích cực và sáng tạo của người học. Vì vậy, để nâng

cao năng lực dạy học thì cần tăng cường hoạt động tích cực của người học. Điều này cũng có nghĩa là phương pháp phải nhằm phát huy tốt vai trò chủ thể của người học, biến người học thành chủ thể hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo.

Tiếp cận quá trình

Phát triển năng lực dạy học của giảng viên là quá trình diễn ra liên tục, lâu dài từ việc tiếp thu tích lũy kiến thức, kỹ năng, hình thành thái độ và vận dụng vào thực tiễn. Vì vậy, nâng cao năng lực dạy học của giảng viên chỉ có thể đạt hiệu quả thiết thực khi đứng trên quan điểm tiếp cận quá trình, để xác định đúng bản chất, quy trình phát triển năng lực, từ đó tạo ra những tác động phù hợp với sự phát triển năng lực giảng viên.

Tiếp cận phát triển năng lực

Phát triển năng lực giảng viên là yêu cầu đòi hỏi cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Do vậy, theo cách tiếp cận này, trước hết đòi hỏi các chủ thể đổi mới phải có nhận thức đúng về năng lực, phát triển năng lực người dạy theo điểm hiện đại, trên cơ sở đó để tiến hành các biện pháp tác động nhằm hình thành phát triển năng lực giảng viên đáp ứng kịp thời với sự phát triển của thực tiễn.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài luận văn và đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây.

2.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này nhằm phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài luận văn để xây dựng hệ thống khái niệm (đo lường, đánh giá, năng lực dạy học…), khung lý thuyết của đề tài; tổng quan các nghiên cứu về năng lực dạy học làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn.

Đặc biệt, đề tài thu thập và phân tích các yêu cầu, quy định đối với giảng viên của các trường đại học quân sự nói chung và giảng viên Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp nói riêng nhằm xây dựng bảng hỏi sát thực với hoạt động dạy học đặc thù ở các trường này.

Đây là phương pháp chính của luận văn nhằm đánh giá năng lực dạy học của đội ngủ giảng viên Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp. Bảng hỏi được xây dựng theo thang đo likert 5 bậc.

1 2 3 4 5

Yếu Kém Trung bình Khá Tốt

Cấu trúc năng lực dạy học được thể hiện qua 4 mặt sau đây: - Năng lực thiết kế hoạt động dạy-học

- Năng lực tổ chức các hoạt động dạy-học - Năng lực kiểm tra-đánh giá

- Năng lực phát triển chuyên môn đáp ứng nhu cầu đổi mới đào tạo

Mỗi nhóm năng lực nêu trên lại gồm các năng lực thành phần. Trong đó cụ thể như sau:

Năng lực thiết kết hoạt động dạy – học gồm có 10 năng lực thành phần; Năng lực tổ chức các hoạt động dạy – học gồm 13 năng lực thành phần; Năng lực kiểm tra – đánh giá gồm 7 năng lực;

Năng lực phát triển chuyên môn đáp ứng nhu cầu đổi mới đào tạo gồm 5 năng lực.

Thông qua bảng hỏi, tác giả thu thập những thông tin về thực trạng năng lực dạy học của giảng viên trẻ tại Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp và các biến số liên quan có khả năng ảnh hưởng đến năng lực dạy học của giảng viên trẻ tại Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp.

Khách thể điều tra gồm 40 giảng viên trẻ của Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp.

2.4.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Ngoài điều tra bảng hỏi, tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu 05 cán bộ đào tạo, lãnh đạo các khoa nhằm thu thập thông tin về các nội dung liên quan đến năng lực dạy học của giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp. Tác giả cũng tiến hành hỏi ý kiến của các cán bộ, giảng viên, lãnh đạo có kinh nghiệm về năng lực dạy học của giảng viên trẻ.

Nội dung phỏng vấn hướng đến các vấn đề sau:

- Nội dung đánh giá năng lực giảng viên trẻ

- Những khó khăn khi đánh giá năng lực giảng viên trẻ

- Cách thức đánh giá năng lực giảng viên trẻ một cách hiệu quả

Ngoài ra còn một số vấn đề liên quan đến việc nâng cao năng lực dạy học cho các giảng viên trẻ của Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp.

2.4.2.4. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động

Phương pháp này nhằm mục đích đánh giá thực trạng năng lực dạy học của giảng viên trẻ tại Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp. Qua nghiên cứu kết quả hoạt động giảng dạy của giảng viên trẻ tại Trường để đánh giá năng lực dạy học. Ngoài ra, việc đánh giá còn thông qua nghiên cứu kế hoạch dạy học, giáo án, kế hoạch thảo luận, xêmina, sản phẩm biên soạn, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học... của giảng viên trẻ.

2.4.2.5. Phương pháp thống kê toán học

Kết quả nghiên cứu từ khảo sát thực trạng sẽ được xử lí bằng phần mềm SPSS theo thống kê mô tả và thống kê diễn dịch nhằm đánh giá thực trạng của giảng viên trẻ đối với năng lực dạy học tại Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp. Ngoài ra, phép thống kê còn cho phép xem xét các biến độc lập (giới tính, trình độ…) với biến số năng lực dạy học của giảng viên trẻ.

2.5. Xử lí số liệu khảo sát

Bảng hỏi đánh giá năng lực của giảng viên trẻ Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp được tiến hành theo thang đo Likert 5 bậc. Tác giả chia mức độ đánh giá theo điểm số sau đây: Từ 1.0 – 1.8: Mức độ Kém Từ 1.81 – 2.60: Mức độ Yếu Từ 2.61 – 3.40: Mức độ Trung bình Từ 3.41 – 4.20: Mức độ Khá Từ 4.21 trở lên: Mức độ Tốt

Số liệu khảo sát được xử lí bằng phần mềm thống kê SPSS theo hình thức thống kê mô tả với điểm số trung bình trong đánh giá năng lực dạy học của giảng viên trẻ.

Việc phân tích sẽ dựa trên số liệu xử lí kết hợp với thông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn cán bộ của nhà trường.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong phần chương 2, tác giả đã khái quát về Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp; giới thiệu quy trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ gồm quá trình nghiên cứu lí luận và nghiên cứu thực tiễn. Ngoài ra, chương 2 còn trình bày rõ cách thức thu thập số liệu qua các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn. Tác giả cũng tiến hành mô tả rõ khách thể nghiên cứu gồm các giảng viên trả lời phiếu hỏi và các cán bộ quản lí, đào tạo trả lời phỏng vấn sâu. Các số liệu thu thập được xử lí bằng phần mềm SPSS. Từ nghiên cứu lí luận và nghiên cứu thực trạng, đề tài cũng chỉ ra một số hạn chế trong nghiên cứu này.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực dạy học của giảng viên trẻ trong trường sĩ quan tăng thiết giáp​ (Trang 41 - 46)