Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu
Thao tác hóa các khái niệm, xây dựng khung lý thuyết của đề tài
Phác thảo phiếu khảo sát.
Thiết kế và thử nghiệm phiếu khảo sát (SPSS, CONQUEST)
Thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát chính thức
Kiểm định công cụ đo
Đo lường, đánh giá kỹ năng làm việc của SV khoa
Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Kết luận
- Kiểm định Cronbach’s Alpha
- Thống kê mô tả - Phân tích mỗi tương quan giữaa biến nhận thức với biến Đánh giá bộ công cụ khảo sát SPSS,
CONQUEST)
Điều chỉnh, hoàn thiện bộ công cụ khảo sát (SPSS, Hệ thống hóa lý thuyết về
Hệ thống tín chỉ
Tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan; lấy ý kiến của các chuyên gia, giáo viên hướng dẫn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2.2.1.1. Mục đích
Nghiên cứu các tài liệu, côngtrình nghiên cứu, các bài báo, các số liệu thống kê có liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó sẽ xây dựng cơ sở lý luận về đánh giá nhận thức, thái độ, hành động và học chế tín chỉ.
2.2.1.2. Nội dung
Nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các đề tài, bài báo liên quan đến đánh giá nhận thức, thái độ, hành động và học chế tín chỉ trong thời gian gần đây.
2.2.1.3. Phương pháp
- Tác giả tìm các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn như các công trình nghiên cứu, các bài báo, hội thảo, đã được công bố có liên quan đến vấn đề hoặc câu hỏi nghiên cứu của luận văn
- Chọn lọc những tài liệu có độ tin cậy cao cũng như các lý thuyết phù hợp có liên quan đến luận văn để làm cơ sở lý luận.
- Chắt lọc, tổng hợp và hoàn thành khung lý thuyết.
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu:
2.2.2.1. Mục đích
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu các em sinh viên nhằm hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề và phát hiện những khía cạnh mới mẻ và sâu sắc về vấn đề nghiên cứu
+ Nguyên tắc phỏng vấn: Phỏng vấn phải tiến hành trong bầu không khí cởi mở, chân thành, thiện cảm để tạo cho khách thể cảm giác an toàn, tin cậy và thoải mái, chia sẻ.
Khác với điều tra bằng bảng hỏi, trong phỏng vấn trực tiếp khách thể được trình bày một cách tự do về những vấn đề người phỏng vấn đưa ra. Vì vậy, để khai thác được nhiều thông tin từ khách thể, trong khi phỏng vấn cần đưa ra những câu hỏi đúng lúc, phù hợp với khách thể.
Thường bắt đầu bằng những câu hỏi chung chung để kích thích mong muốn được bày tỏ cao nhất của khách thể về vấn đề cần tìm hiểu. Sau đó bằng các câu hỏi
có trọng tâm để thu thập thông tin thuộc lĩnh vực nghiên cứu. Cần tránh những câu hỏi bế tắc, câu hỏi quá dài, khó hiểu. Cần chủ động quan sát, biết lắng nghe tích cực để khuyến khích, thúc đẩy khách thể trả lời.
2.2.1.2. Nội dung
Nội dung phỏng vấn: được thể hiện ở phiếu phỏng vấn. Trong đó tập trung khai thác những thông tin chính như: thông tin về bản thân, về thực trạng biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động học tập của SV, những yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động học tập của SV
2.2.1.3 Phương pháp
+ Khách thể phỏng vấn: 15 SV
+ Cách tiến hành: Lựa chọn thời điểm, địa điểm, không gian phỏng vấn. Tiến hành phỏng vấn: chúng tôi tiến hành gặp gỡ, trò chuyện với một số SV để tìm hiểu thêm những biểu hiện của thích ứng với hoạt động học tập của SV, những yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động học tập của SV.
+ Cách thu thập thông tin: Ghi chép nhanh chóng những câu trả lời của SV, CBQL, GV. Có thể sử dụng máy ghi âm mini hoặc chụp ảnh.
+ Xử lý thông tin: kết hợp với các phương pháp khác như nghiên cứu tài liệu, điều tra, quan sát… để có nhận xét khách quan về độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
2.2.3.1. Mục đích
Đây là phương pháp chính được sử dụng trong luận văn nhằm thu thập thông tin định lượng về đánh giá nhận thức, thái độ và hành động về học chế tín chỉ của sinh viên trường Đại học Hải phòng.
Đánh giá thử để xác định độ tin cậy, độ ứng nghiệm và tính khả thi của bộ công cụ đánh giá nhận thức, thái độ, hành động về học chế tín chỉ của SV. Tiến hành khảo sát và đánh giá nhận thức, thái độ, hành động về học chế tín chỉ của SV.
2.2.3.2. Nội dung
- Thử nghiệm công cụ đánh giá nhận thức, thái độ và hành động về học chế tín chỉ của sinh viên.
- Khảo sát đánh giá nhận thức, thái độ và hành động về học chế tín chỉ của sinh viên.
2.2.3.3. Phương pháp
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 22.0 và phần mềm CONQUEST
2.2.3.3.1. Thiết kế phiếu hỏi
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các công trình nghiên cứu về nhận thức, thái độ và hành động về học chế tín chỉ của sinh viên, tác giảtiến hành thiết kế và xây dựng bảng hỏi phục vụ cho việc nghiên cứu theo 5 bước chính sau:
* Bước 1. Xác định mục đích, phạm vi, các tiêu chí đánh giá của bảng hỏi
- Bảng hỏi được thiết kế với mục đích đánh giá nhận thức, thái độ và hành động về học chế tín chỉ thông qua ý kiến của SV. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của Nhà trường về học chế tín chỉ.
- Nội dung trọng tâm của phiếu khảo sát là lấy ý kiến của SV về những nội dung sau:
+ Mức độ nhận thức của sinh viên về học chế tín chỉ với các nội dung:
Đánh giá mức độ hiểu biết về phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ thông qua các tiêu chí: Từ câu 1.1 – 5.6
Chương trình đào tạo được thiết kế theo môn học/học phần gắn với đơn vị là tín chỉ, đa dạng hóa hình thức tích lũy;
Người học có thể tự chọn tiến trình học cho bản thân;
Phương pháp kiểm tra, thi cử, đánh giá được thay đổi theo hướng đánh giá quá trình và đảm bảo tính khách quan;
Dạy học theo tín chỉ giảm bớt giờ lý thuyết trên lớp, tăng cường tính chủ động học tập cho người học, giúp người học phát triển tư duy sáng tạo;
Dạy học theo học chế tín chỉ đòi hỏi phải có đủ điều kiện cơ sở vật chất hiện đại; Vai trò chủ động của người học được đặc biệt chú trọng;
GV và SV đều phải thay đổi phương pháp dạy và phương pháp học.
Đánh giá mức độ quan trọng, hiểu biết về các hành động khi tham gia học chế tín chỉ:
Xây dựng kế hoạch học tập;
Học lý thuyết trên lớp;
Thảo luận nhóm, xêmina, Tự học, tự nghiên cứu; Thực hành, thực tế…;
Kiểm tra, đánh giá.
+ Thái độ của SV khi tham gia học chế tín chỉ: Từ câu 6.1-10.7; 16.1-16.14.
Đánh giá sự đồng tình về tác dụng của phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ :
Giúp người học hình dung và định hướng các yêu cầu đối với bản thân;
Chủ động lên kế hoạch và thực hiện hoạt động học tập dựa vào năng lực, điều kiện thời gian, công việc;
Tăng cường tính mềm dẻo và linh hoạt của chương trình học, giúp SV không bị mất đi mảng kiến thức;
Đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của người học;
Nâng cao năng lực tự học của người học;
Thuận lợi trong việc công nhận nội dung đào tạo, đáp ứng nhu cầu luôn biến đổi của thị trường nhân lực;
Tạo điều kiện để xúc tiến quá trình hội nhập và quốc tế;
Kiểm tra, đánh giá người học theo quá trình.
Đánh giá mức độ hài lòng, mức độ chủ động khi tham gia học chế tín chỉ: Đăng kí môn học; Học lý thuyết trên lớp; Thảo luận nhóm, xêmina; Tự học, tự nghiên cứu; Thực hành, thực tế…; Kiểm tra, đánh giá
Đánh giá mức độ tích cực các hành động khi tham gia học chế tín chỉ: Tham gia các chương trình tập huấn theo học chế tín chỉ;
Thực hiện các nhiệm vụ học tập của bản thân;
Tìm hiểu những nội dung liên quan đến phương thức đào tạo theo tín chỉ; Đổi mới phương pháp học tập theo tín chỉ;
Tham gia các phong trào đoàn thể do nhà trường tổ chức ;
Tham gia phản hồi ý kiến với hoạt động giảng dạy của GV một cách trung thực; Liên hệ với các bạn SV ở các khóa trên để tham khảo ý kiến về những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập;
Lựa chọn số tín chỉ cần tích lũy trong một học kì; Lựa chọn GV giảng dạy;
Tính khả thi của kế hoạch học tập; Lựa chọn môn học tự chọn;
Cân đối thời gian học tập giữa các buổi trong tuần; Đăng kí trên mạng trực tuyến của nhà trường;
Điều chỉnh kế hoạch học tập theo tình hình thực tế.
+ Hành động đối với học chế tín chỉ Từ câu 11.1 – 14.5
Đánh giá mức độ thực hiện giờ học lý thuyết thông qua các tiêu chí:
Nghe và ghi chép mục đích, yêu cầu bài học, nội dung công việc, kế hoạch thực hiện và các tài liệu học tập liên quan;
Nghe và ghi chép những nội dung trọng tâm mà GV giảng giải;
Thực hiện các hoạt động theo sự phân công của GV;
Lý giải được những vấn đề bản thân thấy băn khoăn, thắc mắc khi đọc tài liệu qua sự định hướng của GV;
Nghe và ghi chép những nội dung mà GV hướng dẫn tự học;
Nghe và ghi chép những nội dung bài tập và yêu cầu về bài làm của GV;
Tiếp thu những kiến thức mà giảng viên mở rộng;
Lưu giữ thông tin trong giờ lý thuyết để phục vụ học tập. Đánh giá mức độ thực hiện giờ thảo luận, giờ tự học, tự nghiên cứu:
Xác định vấn đề thảo luận;
Tìm tài liệu liên quan đến bài thảo luận;
Chia sẻ kinh nghiệm;
Đọc tài liệu và ghi chép những nội dung liên quan đến buổi thảo luận;
Trả lời câu hỏi của GV và các bạn SV khác;
Phát hiện được vấn đề mới trong buổi thảo luận;
Ghi chép lời nhận xét của GV và các bạn SV;
Tổng kết, rút kinh nghiệm về nội dung thảo luận;
Đánh giá mức độ thực hiện giờ kiểm tra, đánh giá:
Thực hiện qui chế thi, kiểm tra;
Thời gian hoàn thành bài thi, kiểm tra;
Hoàn thành bài tập, bài thực hành, bài tiểu luận đúng hạn;
Kết quả bài thi,kiểm tra;
Rút kinh nghiệm sau khi làm bài thi, kiểm tra.
+ Những khó khăn, thuận lợi khi tham gia học chế tín chỉ.
* Bước 2. Sơ thảo phiếu hỏi
- Xây dựng cấu trúc bảng hỏi theo theo mục đích đã được xác định tại bước 1
* Bước 3. Dự thảo lần 1 phiếu hỏi
- Phiếu sơ thảo được thảo luận giữa tác giả với giáo viên hướng dẫn để phân tích kỹ về tính logic của cấu trúc phiếu, hình thức, số lượng và các nội dung của từng câu hỏi trong phiếu.
- Chỉnh lý lại các câu hỏi và tổng thể phiếu trên cơ sở các phân tích trên để có phiếu dự thảo lần 1.
* Bước 4. Phương pháp chuyên gia
- Phiếu dự thảo lần 1 được gửi tới các chuyên gia có kinh nghiệm về thiết kế các loại phiếu hỏi để lấy ý kiến;
- Phân tích các ý kiến đóng góp của các chuyên gia để hoàn thiện phiếu dự thảo lần 2.
* Bước 5. Lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên cúa các Khoa trường Đại học Hải Phòng.
- Phiếu dự thảo lần 2 được gửi đến 1 cán bộ quản lý, 1 giảng viên giảng dạy chuyên ngành giáo dục mầm non để đánh giá về mức độ rõ ràng của các câu hỏi và hướng dẫn trả lời của phiếu;
- Hoàn thiện lần cuối phiếu hỏi và định dạng lại hình thức phiếu để chính thức đưa vào thử nghiệm.
2.2.3.3.2. Thử nghiệm và điều chỉnh công cụ đánh giá
Sau khi thiết kế bảng hỏi, chúng tôi tiến hành thử nghiệm bảng hỏi để đánh giá độ tin cậy; kết quả thử nghiệm là cơ sở để điều chỉnh và hoàn thiện bảng hỏi. Để
đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi, chúng tôi sử dụng mô hình tương quan Alpha của Cronbach’s (Cronbach’s Coeficient Alpha). Theo các chuyên gia, độ tin cậy của bảng hỏi được chấp nhận khi hệ số Cronbach's Alpha đạt từ 0,6 trở lên, hệ số tương quan giữa các item và tổng điểm được chấp nhận nếu đạt từ 0,3 trở lên [24][25][38][39]. Chúng tôi khảo sát thử nghiệm bảng hỏi trên 65 sinh viên ngành giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, kinh tế và quản trị kinh doanh của Trường Đại học Hải Phòng và thu được số phiếu là 60 phiếu.
Kết quả phân tích và điều chỉnh bảng hỏi nhằm đảm bảo độ tin cậy được trình bày cụ thể như sau:
* Phân tích bằng phần mềm SPSS
Bảng 2.1 Độ tin cậy của thang đo các tiêu chí nhận thức
Độ tin cậy các tiêu chí nhận thức
Cronbach's Alpha Tổng số biến quan sát
0,886 21
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Kt3.1 44.53 72.207 .589 .868 Kt3.2 44.14 73.576 .517 .870 Kt3.3 44.27 73.743 .482 .871 Kt3.4 44.21 74.183 .455 .872 Kt3.5 44.18 73.209 .476 .871 Kt3.6 44.11 74.878 .339 .875 Kt3.7 44.18 73.003 .477 .871 Kt3.8 44.10 72.975 .453 .872 Kt3.9 44.15 74.317 .352 .875 Kt4.1 44.40 74.816 .320 .876 Kt4.2 44.29 73.120 .487 .871 Kt4.3 44.14 73.753 .377 .874 Kt4.4 43.95 71.049 .518 .870 Kt4.5 43.99 71.853 .536 .869 Kt4.6 43.90 72.534 .441 .872 Kt5.1 44.14 74.414 .327 .876 Kt5.2 43.99 73.617 .470 .871 Kt5.3 43.82 68.616 .636 .865 Kt5.4 43.89 69.275 .577 .867 Kt5.5 43.82 70.047 .514 .870 Kt5.6 43.94 68.600 .564 .868
Căn cứ vào kết quả thu được, chúng tôi thấy hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của 21 câu hỏi phần nhận thức đạt 0,886, hệ số tương quan giữa các item và tổng điểm của phần lớn các item đạt 0,3 trở lên. Cho phép tác giả kết luận kết quả khảo sát đáng tin cậy.
Bảng 2.2 Độ tin cậy của thang đo các tiêu chí nhận thức
Độ tin cậy các tiêu chí thái độ
Cronbach's Alpha Tổng số biến quan sát
0,923 48 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted TD6.1 105.44 414.473 .391 .923 TD6.2 105.03 410.620 .185 .930 TD6.3 105.15 415.838 .377 .923 TD6.4 105.22 414.985 .422 .923 TD6.5 105.05 407.256 .515 .922 TD6.6 105.18 414.804 .375 .923 TD6.7 105.15 409.286 .519 .922 TD6.8 105.05 407.549 .512 .922 TD7.1 105.42 414.246 .428 .923 TD7.2 105.36 414.732 .439 .922 TD7.3 105.09 407.441 .577 .921 TD7.4 105.15 410.545 .490 .922 TD7.5 105.12 410.434 .520 .922 TD7.6 105.09 409.845 .479 .922 TD8.1 105.33 413.690 .424 .923 TD8.2 105.26 413.610 .440 .922 TD8.3 105.20 408.935 .553 .921 TD8.4 105.12 407.744 .541 .921 TD8.5 105.15 407.677 .551 .921 TD8.6 105.28 414.532 .447 .922 TD9.1 105.40 412.536 .430 .923 TD9.2 105.32 413.873 .415 .923 TD9.3 105.06 408.471 .513 .922 TD9.4 105.05 414.601 .382 .923 TD9.5 105.04 414.196 .403 .923 TD9.6 105.17 414.505 .392 .923 TD9.7 105.27 407.390 .503 .922 TD10.1 105.32 411.115 .461 .922 TD10.2 105.23 413.593 .392 .923 TD10.3 105.13 413.871 .470 .922
TD10.4 105.20 412.383 .484 .922 TD10.5 105.09 407.500 .569 .921 TD10.6 105.15 406.642 .512 .922 TD16.1 105.22 411.933 .465 .922 TD16.2 105.21 413.738 .446 .922 TD16.3 105.17 413.005 .434 .922 TD16.4 105.17 411.953 .424 .923 TD16.5 105.31 413.525 .418 .923 TD16.6 105.35 411.971 .440 .922 TD16.7 105.34 414.192 .406 .923 TD16.8 105.24 417.563 .305 .924 TD16.9 105.32 414.063 .410 .923 TD16.10 105.44 416.628 .405 .923 TD16.11 105.28 407.825 .580 .921 TD16.12 105.38 418.704 .342 .923 TD16.13 105.30 415.367 .389 .923 TD16.14 105.16 409.689 .478 .922
Căn cứ vào kết quả thu được, chúng tôi thấy hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha