Phát triển năng lực tự học cho sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức, thái độ, hành động về học chế tín chỉ của sinh viên trường đại học hải phòng​ (Trang 99 - 127)

* Mục tiêu của biện pháp: Giúp SV tự thay đổi theo mục tiêu nhiệm vụ học tập đã đề ra và hoàn thiện phát triển nhân cách theo mục tiêu nghề nghiệp; Giúp SV biết cách tiếp cận, khai thác có hiệu quả nguồn học liệu có được; Đảm bảo cho SV có khả năng tự học suốt đời.

* Nội dung và biện pháp thực hiện:

Cung cấp cho SV một cách có hệ thống các tri thức cần thiết về cách tiến hành hoạt động học tập và các hành động tự học. Việc cung cấp tri thức về kĩ năng tự học có thể thông qua nhiều con đường như: tổ chức các lớp học theo chuyên đề giúp SV lĩnh hội tri thức về kĩ năng tự học một cách nhanh chóng và có hệ thống; thông qua việc giảng dạy của GV trên lớp tăng cường các hoạt động thảo luận, làm việc nhóm, dạy học dự án cho SV. Hình thức này phù hợp với việc lĩnh hội tri thức về các kĩ năng chuyên biệt gắn với đặc trưng môn học; tổ chức trao đổi kinh nghiệm tự học trong SV; hướng dẫn SV tìm các tài liệu, sách báo liên quan để tự nghiên cứu…

Tổ chức cho SV luyện tập các kĩ năng trong quá trình học tập. Bằng hệ thống yêu cầu đặt ra GV đòi hỏi SV phải biết cách lập kế hoạch tự học bộ môn; giới thiệu sách, tài liệu tham khảo của môn học và yêu cầu SV lập kế hoạch đọc, viết thu hoạch, vận dụng để giải quyết các nhiệm vụ tự học; tăng cường các hình thức học tập có tính chất nghiên cứu như soạn đề cương thảo luận, làm bài tập lớn, tổ chức cho SV làm tiểu luận môn học.

Hướng dẫn SV tự kiểm tra, đánh giá kĩ năng tự học của bản thân kết hợp với sự kiểm tra của GV giúp SV điều chỉnh kĩ năng tự học của bản thân. Sự kiểm tra,

đánh giá kĩ năng tự học nhằm phát hiện những thiếu sót, sai lệch để làm cơ sở cho việc điều chỉnh các kĩ năng tự học đang rèn luyện.

Về nội dung tự học, GV cần hướng dẫn cho SV theo những nội dung như: + Các bước chuẩn bị cho hoạt động học tập: xác định yêu cầu, xây dựng động cơ, tạo hứng thú học tập, làm rõ mục đích và nhiệm vụ của việc tự học mà SV phải hoàn thành. Để làm tốt việc này cần giúp SV nắm nội dung học cái gì? Học để làm gì? Xác định nội dung trọng tâm của kiến thức cần phải học để có thể xây dựng kế hoạch học tập mang tính khả thi và có hiệu quả và cuối cùng phải trả lời được câu hỏi SV phải học như thế nào để thực hiện được mục tiêu, nội dung học tập đặt ra.

+ Thu thập tài liệu liên quan đến nội dung học tập: đây là công việc hết sức quan trọng đòi hỏi GV phải thể hiện rõ trong kế hoạch thực hiện chương trình chi tiết, những nội dung GV trình bày, những nội dung SV phải nghiên cứu, thảo luận, đồng thời giới thiệu cho SV nắm và tìm hiểu các tài liệu, giáo trình có liên quan.

+ Trình bày, thể hiện kết quả của việc tự học, tự nghiên cứu: việc trình bày kết quả tự học, tự nghiên cứu giúp SV có cái nhìn khái quát về những nội dung kiến thức đã nghiên cứu đồng thời rèn khả năng trình bày khoa học, chặt chẽ.

Để thực hiện đầy đủ các vấn đề đã nêu, nhà trường với tư cách là đơn vị quản lý GV cần phải tăng cường công tác quản lý, chỉ đaọ, đảm bảo cho GV thực hiện tốt vai trò của người hướng dẫn, người tổ chức quá trình tự học, tự nghiên cứu của SV.

* Điều kiện thực hiện biện pháp: GV phải nắm vững quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ, có phương pháp giảng dạy tốt, có kĩ năng tổ chức, hướng dẫn hoạt động tự học, tự nghiên cứu cho SV

SV phải nhận thức đúng về tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động tự học trong quá trình học tập, tự giác học tập và có kĩ năng tiến hành các hành động tự học.

Nhà trường cần xây dựng phát triển hệ thống học liệu để tạo môi trường, tạo phương tiện để SV tự học một cách hiệu quả dưới sự hướng dẫn của GV và cố vấn học tập.

Hoạt động quản lý đào tạo phải tạo điều kiện cho người học, thân thiện với người học, trợ giúp người học học theo năng lực và học theo nhu cầu, giảm thiểu những thủ tục gây phiền hà, khó khăn cho SV trong quá trình học.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Về nhận thức: nhìn chung SV đã nhận thức được bản chất, những đặc trưng cơ bản của phương thức đào tạo theo tín chỉ và mức độ quan trọng và yêu cầu của các hành động học tập theo tín chỉ. Tuy nhiên, có những đặc trưng, yêu cầu cơ bản nhất thì các em chưa nhận thức được. Điều này thể hiện hạn chế trong nhận thức của SV về phương thức đào tạo theo tín chỉ.

Về thái độ: SV thể hiện thái độ khi tham gia hoạt động học tập theo tín chỉ ở mức trung bình. Có hai hành động rất đặc trưng khi tham gia học tập theo tín chỉ là hành động xây dựng kế hoạch học tập và hành động thảo luận nhóm, xêmina thì SV thể hiện thái độ ở mức thấp nhất. Điều này thể hiện hạn chế trong thái độ của SV về phương thức đào tạo theo tín chỉ.

Về hành động: Phần lớn SV thực hiện các hành động học tập ở mức trung bình. Trong số các hành động học tập thì SV thực hiện tốt hành động học lý thuyết trên lớp, kiểm tra, đánh giá. SV thực hiện yếu các hành động như xây dựng kế hoạch học tập, xêmina. Chính điều này đã thể hiện những hạn chế trong khi tiến hành các hành động học tập theo tín chỉ của SV.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, những đặc điểm phát triển tâm lý, nhân cách SV và kết quả nghiên cứu thực tiễn chúng tôi đề xuất ba biện pháp giúp SV thích ứng tốt hơn với hoạt động học tập theo tín chỉ: nâng cao nhận thức của SV về quy chế đào tạo theo tín chỉ; Hướng dẫn hành động học tập cho SV; Phát triển năng lực tự học cho SV.

KẾT UẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Nghiên cứu “Đánh giá nhận thức - thái độ - hành động về học chế tín chỉ của sinh viên trường Đại học Hải Phòng” đã chứng minh được thực trạng nhận thức, thái độ và hành động của sinh viên về học chế tín chỉ.

Hoạt động học tập theo học chế tín chỉ là hoạt động của sinh viên tự tổ chức, điều khiển, điều chỉnh hoạt động học của bản thân dưới sự tổ chức, điều khiển, điều chỉnh của giảng viên nhằm lĩnh hội hệ thống tri thức, thái độ, hình thành hành động tương ứng để đạt được văn bằng, chứng chỉ sau khi đã tích lũy đủ hệ thống môn học (được đo bằng số tín chỉ) theo trình tự quy định của chương trình đào tạo đối với các văn bằng chứng chỉ đó.

Thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ là sự tích cực, chủ động thay đổi nhận thức, thái độ và hành động của sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động học tập theo tín chỉ (xây dựng kế hoạch học tập, thực hiện giờ lý thuyết trên lớp, giờ tự học, tự nghiên cứu, thảo luận nhóm...) để tích lũy đủ hệ thống môn học theo trình tự quy định của chương trình đào tạo nhằm đạt được văn bằng một cách tốt nhất.

Thích ứng với hoạt động học tập của SV được thể hiện ở 03 mặt: nhận thức, thái độ và hành động. Nhận thức về bản chất, đặc trưng, tác dụng của phương thức đào tạo theo tín chỉ; nhận thức được tầm quan trọng, yêu cầu của các hành động học tập và nhiệm vụ của SV khi tham gia hoạt động học tập theo tín chỉ. Thái độ của sinh viên phải được thể hiện sự tích cực, chủ động, sáng tạo khi tham gia hoạt động học tập theo tín chỉ; có cảm xúc dương tính khi tham gia học tập và thấy hài lòng khi thực hiện các hành động học tập theo tín chỉ. Về hành động: sinh viên phải thực hiện có kết quả các hành động học tập theo học chế tín chỉ như xây dựng kế hoạch học tập, học lý thuyết trên lớp, tự học, tự nghiên cứu...

Sự thích ứng với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Các yếu tố đó là: Hứng thú học tập của SV, ý chí học tập, thói quen học tập của SV, phương pháp giảng dạy của giảng viên, chương trình đào tạo theo tín chỉ…

1.2 .Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy sự thích ứng với hoạt động theo tín chỉ của SV chủ yếu ở mức trung bình. Về nhận thức: nhìn chung SV đã nhận thức được bản chất, những đặc trưng cơ bản của phương thức đào tạo theo tín chỉ và mức độ quan trọng và yêu cầu của các hành động học tập theo tín chỉ. Tuy nhiên, có những đặc trưng, yêu cầu cơ bản nhất thì các em chưa nhận thức được. Điều này thể hiện hạn chế trong nhận thức của SV về phương thức đào tạo theo tín chỉ.

Về thái độ: SV thể hiện thái độ khi tham gia hoạt động học tập theo tín chỉ ở mức trung bình. Có hai hành động rất đặc trưng khi tham gia học tập theo tín chỉ là hành động xây dựng kế hoạch học tập và hành động thảo luận nhóm, xêmina thì Sv thể hiện thái độ ở mức thấp nhất. Điều này thể hiện hạn chế trong thái độ của SV về phương thức đào tạo theo tín chỉ.

Về hành động: Phần lớn SV thực hiện các hành động học tập ở mức trung bình. Trong số các hành động học tập thì SV thực hiện tốt hành động học lý thuyết trên lớp, kiểm tra, đánh giá. SV thực hiện yếu các hành động như xây dựng kế hoạch học tập, xêmina. Chính điều này đã thể hiện những hạn chế trong khi tiến hành các hành động học tập theo tín chỉ của SV.

1.3 .Sự thích ứng với hoạt động học tập theo tín chỉ của SV chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều hơn yếu tố khách quan. Đó là phương pháp học tập của SV, sự tương tác giữa SV với GV, phương pháp giản dạy của GV…

1.4 .Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, những đặc điểm phát triển tâm lý, nhân cách SV và kết quả nghiên cứu thực tiễn chúng tôi đề xuất ba biện pháp giúp SV thích ứng tốt hơn với hoạt động học tập theo tín chỉ: nâng cao nhận thức của SV về quy chế đào tạo theo tín chỉ; Hướng dẫn hành động học tập cho SV; Phát triển năng lực tự học cho SV.

2. Kiến nghị

2.1.Về phía trường Đại học Hải Phòng: Xây dựng hệ thống văn bản về đào tạo theo tín chỉ rõ ràng, đồng bộ trong mạng lưới các trường ĐH để SV có tài liệu tìm hiểu về phương thức đào tạo theo tín chỉ nhằm nâng cao nhận thức của SV.

Tăng cường tổ chức tập huấn về đào tạo theo tín chỉ, xây dựng các quy định đối với GV và SV trong quá trình dạy và học theo tín chỉ.

Rà soát, xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ theo chuẩn đầu ra mà nhà trường đã xây dựng. Rà soát hệ thống học liệu, cần cập nhật những tài liệu mới để phục vụ quá trình học tập của SV.

Xây dựng những văn bản hướng dẫn xây dựng đề cương môn học, đề cương bài giảng, tổ chức giờ tín chỉ, tạo cơ sở pháp lý để GV và SV thực hiện.

Xây dựng mạng lưới cố vấn học tập chuyên nghiệp, chú trọng phát triển kí năng tư vấn học tập cho cố vấn học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo tín chỉ. Xây dựng phòng tư vấn học tập chuyên nghiệp cho SV.

2.2.Về phía giảng viên, cố vấn học tập: Giảng viên cần chủ động tiếp thu những yêu cầu mới trong phương thức đào tạo theo tín chỉ.

Thay đổi thói quen dạy học theo niên chế, hình thành những phương thức hành động mới đáp ứng yêu cầu của học chế tín chỉ, chú ý hướng dẫn SV thực hiện những hành động học tập theo tín chỉ.

Tăng cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm.

Tổ chức rút kinh nghiệm về hoạt động dạy – học theo năm học, khóa học.

Chú trọng hình thành kĩ năng mềm cho SV: kĩ năng tự nhận thức bản thân, kĩ năng xây dựng kế hoạch công việc, kĩ năng kiểm soát thời gian…

Cố vấn học tâp cần chú trọng rèn kĩ năng tư vấn học tập cho SV, chủ động tìm hiểu nhu cầu tư vấn học tập của SV, từ đó dịnh hướng cho hoạt động học tập của SV một cách hiệu quả.

2.3 Củng cố nhận thức học tập đúng với tinh thần của phương pháp học tập theo hệ thống đào tạo tín chỉ:

Nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động như: hội thảo, các buổi xêmina…giúp sinh viên hiểu thêm về phương pháp học tập theo học chế tín chỉ để sinh viên có thể thích nghi cũng như tìm ra những cách thức tốt để thực hiện hành vi học tập của mình

Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện chức năng cố vấn học tập của mình thực hiện các buổi sinh hoạt lớp giúp sinh viên hiểu rõ bản chất của phương pháp học tập này, từ đó có thể đưa ra những biện pháp để sinh viên có những hành động học tập tích cực.

Các tổ chức đoàn, hội sinh viên, các câu lạc bộ của sinh viên thường xuyên tổ chức các hội thảo, buổi trao đổi kiến thức cũng như những kinh nghiệm học tập để sinh viên có thể hiểu sâu, hiểu rõ về phương pháp học tập này.

Tăng cường thực hiện các hành động tích cực trong học tập, giảm độ chênh giữ nhận thức và thực hành

Cần thực hiện hơn nữa việc tuyên truyền hướng nghiệp để học sinh trung học tự mình có thể tự lựa chọn ngành học cho mình, theo sở thích, sự quan tâm và mục đích của mình, không phụ thuộc vào bố mẹ hoặc yếu tố bên ngoài. Việc được học theo đúng ngành nghề mà họ yêu thích sẽ làm cho họ tích cực hơn trong việc học tập

Cần sắp xếp, bố trí các phòng, lớp với không gian nhỏ, hoặc số lượng sinh viên ít để co hẹp sự khác biệt về mức độ tác động giữa giảng viên, các thành viên lớp tới khả năng thực hiện các hành vi học tập tích cực của mỗi sinh viên. Tránh để những sinh viên ngồi ở ngoài tầm kiểm soát của giảng viên, ngoài khu vực ảnh hưởng của giờ học, không khí buổi học.

Cần thực hiện giảng dạy tổng hợp với các phương pháp theo hướng tích cực như gợi mở vấn đề cho sinh viên thảo luận, cho sinh viên thảo luận nhóm, cho sinh viên tài liệu tự nghiên cứu…và sử dụng phương tiện kỹ thuật hỗ trợ. Tuy nhiên, cũng như khả năng đáp ứng của trang thiết bị với nhận thức đúng về học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ , thì việc sử dụng phương tiện kỹ thuật hỗ trợ sẽ có kết quả ngược lại, nếu không thực hiện đồng thời với sự tăng cường phương pháp giảng dạy tích cực.

Cần thực hiện đồng bộ việc tăng cường đáp ứng của trang thiết bị vật chất với việc đổi mới căn bản phương pháp giảng dạy cho phù hợp với trang thiết bị. Nếu không có sự thay đổi trong căn bản cách giảng dạy của giảng viên thì việc sử dụng các công cụ hiện đại có thể lại phản tác dụng.

Về phía sinh viên: Chủ động tìm hiểu phương thức đào tạo theo tín chỉ qua các nguồn thông tin khác nhau như: niên giám, qui chế, qui định, cố vấn học tập…để có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về phương thức đào tạo này. Đồng thời SV cần tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các phòng chức năng, khoa phụ trách

chuyên môn và của cố vấn học tập để có thể thuận lợi trong quá trình tư vấn học tập và giải quyết công việc liên quan đến học tập.

SV cần tăng cường mối quan hệ với cố vấn học tập, GV và cán bộ phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nhận thức, thái độ, hành động về học chế tín chỉ của sinh viên trường đại học hải phòng​ (Trang 99 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)