Bảng 3.6 Nhận thức về của SV tác dụng của phương thức đào tạo theo tín chỉ
Câu
hỏi Nội dung N
Giá trị trung
bình
Độ lệch chuẩn
6.1 Giúp người học hình dung và định hướng các
yêu cầu đối với bản thân 139 2.22 .998
6.2
Giúp người học chủ động lên kế hoạch và thực hiện hoạt động học tập dựa vào năng lực, điều kiện thời gian, công việc
140 2.52 1.876
6.3
Tăng cường tính mềm dẻo và linh hoạt của chương trình học, giúp SV không bị mất đi mảng kiến thức đã tích lũy
140 2.47 .925
6.4 Đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học 140 2.39 .926 6.5 Nâng cao năng lực tự học của người học 140 2.50 1.021 6.6
Thuận lợi trong việc công nhận nội dung đào tạo,đáp ứng nhu cầu luôn biến đổi của thị trường nhân lực
139 2.36 .893
6.7 Tạo điều kiện để xúc tiến quá trình hội nhập
và quốc tế hóa quá trình giáo dục đại học 140 2.39 .918 6.8 Kiểm tra, đánh giá người học theo quá trình 137 2.47 1.030
Với mức độ thang đo chạy từ 1 đến 5 điểm (1- Hoàn toàn đồng tình , 2- Đồng tình , 3- Phân vân ,4- Không đồng tình , 5- Hoàn toàn không đồng tình) theo 5 mức độ của thang đo, chúng tôi dựa trên giá trị khoảng cách để xác định các mức độ nhận thức theo giá trị trung bình. Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5 = 0.8. Từ giá trị khoảng cách, xác định được các mức độ và ý nghĩa của các giá trị trung bình trong câu hỏi nhận thức theo 5 mức độ của thang đo LikertMức độ Giá trị trung bình Ý nghĩa 1 1.00 - 1.80 Hoàn toàn đồng tình 2 1.81 - 2.60 Đồng tình 3 2.61 - 3.40 Phân vân 4 3.41 - 4.20 Không đồng tình 5 4.21 - 5.00 Hoàn toàn không đồng tình. Theo ý kiến của SV thì tác dụng lớn nhất của phương thức đào tạo theo tín chỉ là giúp người học có quyền tự chủ trong việc xây dựng kế hoạch học tập và thực hiện kế hoạch theo điều kiện và năng lực của bản thân vì thế người học sẽ hình dung và định hướng các yêu cầu đối với bản thân trong quá trình học tập. đồng thời khi tham gia học tập theo tín chỉ, SV phải tích cực, chủ động trong tự học nên năng lực tự học, tự nghiên cứu sẽ được nâng cao. Bên cạnh những tác dụng được SV nhận thức phần lớn là đầy đủ và đúng đắn thì vẫn còn những tác dụng chưa được SV
nhận thức đầy đủ đó là: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo quá trình; thuận lợi trong việc công nhận nội dung đào tạo, thành quả đào tạo có giá trị sử dụng cao; giúp người học có thể chuyển đổi từ khóa học này sang khóa học khác trong cùng một hệ thống, chuyển từ trường này sang trường khác. Thực tế cho thấy đây là những tác dụng thể hiện tính ưu việt của phương thức đào tạo theo tín chỉ so với niên chế, tuy nhiên những tác dụng này chưa được SV nhận thức một cách đúng đắn.
Bảng 3.7. Mức độ hài lòng của SV thực hiện các hành động học tập theo tín chỉ
Câu
hỏi Nội dung N trung bình Giá trị Độ lệch chuẩn
7.1 Đăng kí môn học 140 2.16 .886
7.2 Học lý thuyết trên lớp 139 2.19 .873
7.3 Thảo luận nhóm, xêmina 140 2.47 .940
7.4 Tự học, tự nghiên cứu 139 2.40 .930
7.5 Thực hành, thực tế… 140 2.45 .892
7.6 Kiểm tra, đánh giá 140 2.45 .992
Với mức độ thang đo chạy từ 1 đến 5 điểm (1- Rất hài lòng , 2- Hài lòng , 3- Bình thường ,4- Không hài lòng , 5- Rất không hài lòng) theo 5 mức độ của thang đo, chúng tôi dựa trên giá trị khoảng cách để xác định các mức độ nhận thức theo giá trị trung bình. Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5 = 0.8. Từ giá trị khoảng cách, xác định được các mức độ và ý nghĩa của các giá trị trung bình trong câu hỏi nhận thức theo 5 mức độ của thang đo Likert Mức độ Giá trị trung bình Ý nghĩa 1 1.00 - 1.80 Rất hài lòng 2 1.81 - 2.60 Hài lòng 3 2.61 - 3.40 Bình thường 4 3.41 - 4.20 Không hài lòng 5 4.21 - 5.00 Rất không hài lòng. Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, SV hài lòng với hoạt động học tập theo tín chỉ ở mức trung bình. Bên cạnh đó SV chưa hài lòng với hành động kiểm tra, đánh giá vì SV cho rằng khối lượng kiến thức thi quá nhiều, các học phần đều thi theo ngân hàng đề thi, ngân hàng câu hỏi với nội dung kiến thức phủ rộng theo chương trình môn học. Ngoài ra, khoảng cách thi giữa các môn học ngắn nên không có nhiều thời gian ôn thi, thậm chí lịch thi sát nhau làm cho SV bị động. GV cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc và đánh giá kết quả tự học của SV, có như vậy mới kích thích SV tham gia tự học. Nhiều khi thầy cô chỉ giao bài những không kiểm tra nên không kích thích được SV tự học. Chính điều đó ánh hưởng rất nhiều đến hành động tự học, tự nghiên
cứu của SV. SV chưa thật sự hài lòng ở hành động thảo luận nhóm. Trong quá trình học tập theo tín chỉ, thảo luận nhóm, xêmina là hành động học tập rất quan trọng và tăng cường tính chủ động, tích cực của SV. Hiện nay, trong chương trình đào tạo của trường ĐHHP các giờ thảo luận đã bị cắt giảm. Một số môn học có giờ thảo luận thì SV tham gia với thái độ còn thụ động. Qua quan sát chúng tôi thấy rất ít SV tự đưa ra các vấn đề mới để tìm hiểu mà các em thường làm theo yêu cầu của GV nhưng ở mức độ sơ sài và chủ yếu vẫn phụ thuộc vào giáo trình mà chưa có những tìm hiểu thực tế.
Qua trao đổi với SV chúng tôi nhận thấy, nguyên nhân SV thụ động thực hiện các hành động thảo luận, xêmina là do các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của xêmina đối với quá trình tư duy sáng tạo và kĩ năng trình bày vấn đề…đồng thời SV chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của hành động xêmina nên còn thụ động khi thực hiện hành động này.
Những vấn đề SV nêu trên đều có ảnh hưởng đến hoạt động học tập của các em, nhưng các em chưa hài lòng. Nhà trường và các Khoa, phòng ban chức năng cần xem xét, đánh giá chất lượng của các nội dung mà SV đã nêu để đảm bảo quyền lợi của SV.
Bảng 3.8. Mức độ chủ động của SV thực hiện các hành động học tập theo tín chỉ
Câu
hỏi Nội dung N trung bình Giá trị Độ lệch chuẩn
8.1 Xây dựng kế hoạch học tập 140 2.22 .914
8.2 Học lý thuyết trên lớp 140 2.29 .916
8.3 Thảo luận nhóm, xêmina 139 2.35 .939
8.4 Tự học, tự nghiên cứu 140 2.44 .991
8.5 Thực hành, thực tế… 140 2.43 .961
8.6 Kiểm tra, đánh giá 140 2.27 .864
Với mức độ thang đo chạy từ 1 đến 5 điểm (1- Hoàn toàn chủ động , 2- Chủ động , 3- Bình thường ,4- Không chủ động , 5- Hoàn toàn không chủ động) theo 5 mức độ của thang đo, chúng tôi dựa trên giá trị khoảng cách để xác định các mức độ nhận thức theo giá trị trung bình. Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5 = 0.8. Từ giá trị khoảng cách, xác định được các mức độ và ý nghĩa của các giá trị trung bình trong câu hỏi nhận thức theo 5 mức độ của thang đo LikertMức độ
Giá trị trung bình Ý nghĩa 1 1.00 - 1.80 Hoàn toàn chủ động 2 1.81 - 2.60 Chủ động 3 2.61 - 3.40 Bình thường 4 3.41 - 4.20 Không chủ động 5 4.21 - 5.00 Hoàn toàn không chủ động. Số liệu bảng 3.5.6 cho thấy, SV chủ động nhất khi tham gia hành động xây dựng kế hoạch học tập. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy tính chủ động của SV thể hiện rõ rệt ở các nội dung sau: SV chủ động theo dõi lịch học của Phòng Đào tạo để biết thời gian đăng kí môn học; SV chủ động xem các môn học trong niên giám hoặc kế hoạch dự kiến của học kì để kịp thời đăng kí các môn học một cách phù hợp; SV chủ động liên lạc với cố vấn học tập khi cần thiết (nhưng thông thường SV thường chủ động gặp cố vấn để xin chữ kí để giải quyết vướng mắc trong quá trình đăng kí môn học. Rất ít SV gặp cố vấn để tư vấn học tập, tư vấn khi đăng kí môn học). SV đã tích cực, chủ động tiến hành hành động này. Tuy nhiên, sự chủ động của SV biểu hiện chưa đồng đều. SV chủ yếu chủ động đăng kí môn học vì nếu không đăng kí môn học thì không tham gia quá trình học tập được, SV chưa chủ động xây dựng kế hoạch học tập toàn khóa. Tiếp đến SV thể hiện sự chủ động tham gia các giờ học lý thuyết. Qua quan sát chúng tôi nhận thấy, SV chủ động đi học đúng giờ, chủ động lắng nghe GV giảng bài; chủ động ghi chép bài và lưu giữ kết quả để phục vụ quá trình thi, kiểm tra. Tuy nhiên, SV chưa chủ động trong phát biểu xây dựng bài, chưa chủ động trao đổi với GV về những nội dung chưa hiểu; chưa chỉ động đọc tài liệu ở nhà trước khi học giờ lý thuyết và chưa chủ động thực hiện các bài tập trong giờ lý thuyết. SV thể hiện tính chủ động thấp nhất ở hành động tự học, tự nghiên cứu.
Bảng 3.9. Mức độ tích cực của SV thực hiện các hành động học tập theo tín chỉ
Câu
hỏi Nội dung N
Giá trị trung
bình
Độ lệch chuẩn
9.1 Tham gia các chương trình tập huấn theo học
chế tín chỉ 137 2.19 .974
9.2 Thực hiện các nhiệm vụ học tập của bản thân 139 2.20 .886 9.3 Tìm hiểu những nội dung liên quan đến
phương thức đào tạo theo tín chỉ 139 2.44 .994 9.4 Đổi mới phương pháp học tập theo tín chỉ 140 2.42 .922 9.5 Tham gia các phong trào đoàn thể do nhà
9.6 Tham gia phản hồi ý kiến với hoạt động
giảng dạy của GVmột cách trung thực 139 2.35 .884 9.7
Liên hệ với các bạn SV ở các khóa trên để tham khảo ý kiến về những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập
140 2.29 1.021 Với mức độ thang đo chạy từ 1 đến 5 điểm (1- Rất tích cực , 2- Tích cực , 3- Bình thường ,4- Không tích cực , 5- Rất không tích cực ) theo 5 mức độ của thang đo, chúng tôi dựa trên giá trị khoảng cách để xác định các mức độ nhận thức theo giá trị trung bình. Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5 = 0.8. Từ giá trị khoảng cách, xác định được các mức độ và ý nghĩa của các giá trị trung bình trong câu hỏi nhận thức theo 5 mức độ của thang đo LikertMức độ Giá trị trung bình Ý nghĩa 1 1.00 - 1.80 Rất tích cực 2 1.81 - 2.60 Tích cực 3 2.61 - 3.40 Bình thường 4 3.41 - 4.20 Không tich cực 5 4.21 - 5.00 Rất không tích cực. Nhìn bảng số liệu 3.5.7 chúng ta thấy, SV thể hiện tính tích cực góp phần chuyển đổi sang học chế tín chỉ ở mức trung bình, tuy nhiên mức độ tham gia các hành động khác nhau là khác nhau.
Sinh viên thể hiện tính tích cực nhất với các công việc sau: Thực hiện các nhiệm vụ học tập của bản thân; Tham gia các chương trình tập huấn theo học chế tín chỉ.Có thể nói đây là những hành động cơ bản nhất mà bất kì SV nào trong trường ĐH cũng phải hoàn thành. Việc SV tích cực tham gia thực hiện các hành động trên sẽ giúp SV hoàn thành nhiệm vụ học tập. Trên thực tế, khi thực hiện chuyển đổi sang phương thức đào tạo mới, nhà trường thường tổ chức các buổi tập huấn và trong văn bản quy định rất rõ ràng nhiệm vụ mà SV phải thực hiện. Đây là những công việc cơ bản có tính chất quyết định chất lượng học tập của SV nên các em đã nhận thức được và tích cực thực hiện.
Bên cạnh đó, có những hành động SV chưa tích cực thực hiện đó là tham gia các phong trào đoàn thể do nhà trường tổ chức; Tìm hiểu những nội dung liên quan đến phương thức đào tạo theo tín chỉ; Đổi mới phương pháp học tập theo tín chỉ; Tham gia phản hồi ý kiến với hoạt động giảng dạy của GV một cách trung thực.
Bảng 3.10. Mức độ tích cực của SV khi tham gia xây dựng kế hoạch học tập
Câu
hỏi Nội dung N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
10.1 Lựa chọn số tín chỉ cần tích lũy
trong một học kì 140 2.23 .908
10.2 Lựa chọn GV giảng dạy 139 2.32 .948
10.3 Tính khả thi của kế hoạch học tập 139 2.43 .834
10.4 Lựa chọn môn học tự chọn 140 2.34 .838
10.5 Cân đối thời gian học tập giữa các
buổi trong tuần 139 2.43 .917
10.6 Đăng kí trên mạng trực tuyến của
nhà trường 138 2.37 1.011
10.7 Điều chỉnh kế hoạch học tập theo
tình hình thực tế 140 2.31 1.25
Với mức độ thang đo chạy từ 1 đến 5 điểm (1- Rất tích cực , 2- Tích cực , 3- Bình thường ,4- Không tích cực , 5- Rất không tích cực ) theo 5 mức độ của thang đo, chúng tôi dựa trên giá trị khoảng cách để xác định các mức độ nhận thức theo giá trị trung bình. Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/ n = (5 -1)/ 5 = 0.8. Từ giá trị khoảng cách, xác định được các mức độ và ý nghĩa của các giá trị trung bình trong câu hỏi nhận thức theo 5 mức độ của thang đo LikertMức độ Giá trị trung bình Ý nghĩa 1 1.00 - 1.80 Rất tích cực 2 1.81 - 2.60 Tích cực 3 2.61 - 3.40 Bình thường 4 3.41 - 4.20 Không tich cực 5 4.21 - 5.00 Rất không tích cực. Theo bảng kết quả 3.3.8 SV tham gia xây dựng kế hoạch học tập đánh giá ở mức tích cực. Kết quả xây dựng kế hoạch học tập của SV ở những nội dung khác nhau là khác nhau. SV thực hiện tốt kết quả hành động xây dựng kế hoạch học tập ở những nội dung sau: Lựa chọn số tín chỉ cần tích lũy trong một học kì; Lựa chọn GV giảng dạy; Điều chỉnh kế hoạch học tập theo tình hình thực tế. Lựa chọn môn học tự chọn; Đăng kí trên mạng trực tuyến của nhà trường. SV cho rằng lựa chọn số tín chỉ cần tích lũy trong một kì là nội dung các em thực hiện tích cực nhất nhưng trên thực tế nhiều SV thực hiện nội dung này chưa hiệu quả. Một số SV chưa hiểu rõ về phương thức đào tạo theo tín chỉ nên gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch cá nhân, đăng kí khối lượng học tập. nhiều SV chỉ biết đăng kí theo bạn dẫn đến học kì thì đăng kí quá nhiều môn, học kì thì đăng kí quá ít môn nên ảnh hưởng đến kết quả học tập. Sở dĩ vẫn xảy ra thực trạng này là do nguyên nhân SV thụ động, không nắm được qui
chế đào tạo, SV còn chủ quan, trông chờ sự trợ giúp của cố vấn học tập, của phòng chức năng, cố vấn học tập chưa phát huy được vai trò của mình. SV cho rằng lựa chọn số tín chỉ cần tích lũy trong một kì là nội dung các em thực hiện tốt nhất nhưng trên thực tế nhiều SV thực hiện nội dung này chưa hiệu quả. Một số SV chưa hiểu rõ về phương thức đào tạo theo tín chỉ nên gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch cá nhân, đăng kí khối lượng học tập. nhiều SV chỉ biết đăng kí theo bạn dẫn đến học kì thì đăng kí quá nhiều môn, học kì thì đăng kí quá ít môn nên ảnh hưởng đến kết quả học tập. Sở dĩ vẫn xảy ra thực trạng này là do nguyên nhân SV thụ