Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến các chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết ngành dệt may tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 48)

d) Ảnh hưởng của các biến đến chỉ số ROCE

2.4.2. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu đề xuất

Từ bảng tổng hợp trên, bài nghiên cứu kết luận rằng:

- Đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến chỉ số ROA và ROS nhưng lại không có tác động đến ROE và ROCE. Cụ thể:

+ Với độ tin cậy 95%, sự thay đổi của biến FL giải thích được khoảng 32% sự thay đổi của biến ROA. Từ phương trình hồi quy, ta giả định rằng khi đòn bẩy tài chính tăng 1% thì chỉ số ROA sẽ bị giảm đi 0.15%, tương đương khi doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nợ thì khả năng sinh lời từ tài sản sẽ bị giảm đi. Đúng như vậy, khi nợ vay tăng thì tổng tài sản của doanh nghiệp sẽ tăng. Nếu sự gia tăng này không tạo ra được lợi nhuận đủ để bù đắp cho những chi phí phát sinh từ khoản vay, chỉ số ROA sẽ bị giảm. Điều này cũng đã được chỉ ra từ lý thuyết Trade-off theory và một số nghiên cứu khác.

+ Với độ tin cậy 95%, sự thay đổi của biến FL giải thích được 19.3% sự thay đổi của biến ROS. Từ phương trình hồi quy, ta giả định rằng khi đòn bẩy tài chính tăng lên 1% thì chỉ số ROS sẽ giảm đi 0.19%, tương đương khi doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính càng nhiều thì mức lợi nhuận thu được từ doanh thu sẽ bị giảm. Kết quả này phù hợp với kết quả mà tác giả Berzkalne đã chỉ ra trong bài nghiên cứu của mình vào năm 2014.

- Ngoài ra, về các biến kiểm soát: biến Quy mô doanh nghiệp không có tác động đến chỉ số lợi nhuận doanh nghiệp, biến Cơ hội tăng trưởng có tác động tích cực đến 3 chỉ số ROA, ROE và ROCE và biến Tài sản cố định hữu hình có tác động tích cực đến chỉ số ROE và ROCE.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan về thị trường ngành Dệt may tại Việt Nam và thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp Dệt may trong năm 2018. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu, đồng thời trình bày phương pháp nghiên cứu. Bài nghiên cứu thực hiện chủ yếu dựa vào nghiên cứu định lượng bằng phương pháp phân tích sự tương quan và hồi quy tuyến tính nhằm kiểm định tính chính xác, rõ ràng, khách quan và mang tính khoa học của kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng đã được thực hiện với 120 mẫu (20 doanh nghiệp niêm yết ngành Dệt may tại Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2018). Kết quả sau kiểm định chỉ ra rằng sử dụng đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến chỉ số ROA và ROS nhưng lại không gây ảnh hưởng đến chỉ số ROE và ROCE. Ngoài ra, biến kiểm soát Quy mô doanh nghiệp không có tác động đến chỉ số lợi nhuận doanh nghiệp, biến Cơ hội tăng trưởng có tác động tích cực đến 3 chỉ số ROA, ROE và ROCE và biến Tài sản hữu hình có tác động tích cực đến chỉ số ROE và ROCE.

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến các chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết ngành dệt may tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w