Một số kiến nghị ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến các chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết ngành dệt may tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 49)

d) Ảnh hưởng của các biến đến chỉ số ROCE

3.2. Một số kiến nghị ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn

3.2.1. Đối với các công ty niêm yết ngành Dệt may tại Việt Nam

a) về quản trị doanh nghiệp

Thứ nhất, các công ty Dệt may cần củng cố lại hệ thống bán lẻ nội địa, đồng

thời phát triển chiến lược tìm kiếm và mở rộng thị trường mới ở các quốc gia khác; Thúc đẩy thương mại đa phương giữa các quốc gia bằng nhiều cách như tham gia vào các tổ chức hay hiệp hội ngành Dệt may nhằm hỗ trợ lẫn nhau về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hay tổ chức các hội chợ, triển lãm thường xuyên nhằm mục đích đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng và các nhà đầu tư ...;

Thứ hai, thu hút khách hàng và nhà đầu tư bằng cách đổi mới và sáng tạo các phương thức Marketing nhằm tăng cường xuất khẩu; chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh không chỉ về mẫu mã mà còn về chất lượng, từ đó quảng bá thương hiệu hàng Dệt may Việt Nam chất lượng cao đến với thị trường quốc tế;

Thứ ba, chú trọng công tác xây dựng chiến lược phát triển toàn diện các khâu

từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm bán ra thị trường. Đầu tư chọn lọc và sử dụng vốn đúng mục đích; Đầu tư nguồn vốn phù hợp vào việc đào tạo người lao động theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm bắt kịp xu hướng thời trang và công nghệ quốc tế.

Thứ tư, chủ động tinh giảm bộ máy nhân sự rườm rà của doanh nghiệp, từ đó

điều chỉnh lại lương cơ bản và thưởng nhằm đảm bảo cuộc sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty, đồng thời thúc đẩy tinh thần làm việc hăng say và sự sáng tạo của họ; Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản trị tài chính của công ty có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao khi tài chính là nòng cốt của mọi doanh nghiệp. Chính sự thiếu hiểu biết về chức năng của tài chính và kế toán khi một số công ty vẫn gộp chung hai chức năng này đã dẫn đến tình trạng giám đốc tài chính bị hạn chế quyền hạn về quản lý một số mảng, trong đó bao gồm cơ cấu vốn của công ty; Củng cố hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp - bộ phận giúp doanh nghiệp phát hiện được các rủi ro tiềm tàng trong quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh của mình. Dựa vào đó, nhà quản lý có thể đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh cũng như các mục tiêu và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ năm, cần chuyên môn hóa sản phẩm thế mạnh và đa dạng hóa mẫu mã

thiết kế bằng cách:

- Áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại như sản xuất bằng dây chuyền tự động để đảm bảo chất lượng và tăng năng suất lao động.

- Thực hiện quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế ISO.

- Đảm bảo từ bước tạo mẫu, thiết kế đến tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng, đào tạo đội ngũ các nhà thiết kế trẻ sáng tạo dựa trên chất liệu và văn hóa truyền thống, học hỏi không ngừng từ các nước có ngành thời trang phát triển nhằm cập nhật xu hướng thời trang toàn cầu.

Thứ sáu, xây dựng liên minh hay hiệp hội các công ty Dệt may trên toàn

quốc nhằm hợp tác, trao đổi và giúp đỡ để mọi doanh nghiệp có thể được tiếp xúc với các công nghệ hiện đại tiên tiến mới nhất hay xu hướng phát triển toàn cầu; Đẩy mạnh liên kết và hợp tác với các đơn vị cung cấp nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nhằm giảm thiểu bớt chi phí giữa các khâu trong dây chuyền sản xuất - kinh doanh sản phẩm dệt may.

b) về cơ cấu vốn trong doanh nghiệp

Thứ nhất, cần xác định cấu trúc vốn mục tiêu phù hợp với định hướng phát

triển của doanh nghiệp. Việc tìm ra một cấu trúc vốn tối ưu cần phải chú ý tới rủi ro phi hệ thống cùng những yếu tố tác động đến nó (rủi ro về kinh doanh xuất phát từ những tính chất riêng của công ty) và rủi ro hệ thống (rủi ro của thị trường mà ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế và hoạt động của công ty). Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư xác định được tỷ lệ lợi tức và chi phí vốn bình quân gia quyền. Tài trợ cho các dự án của công ty bằng nợ vay sẽ tận dụng được lợi ích từ lá chắn thuế. Đây là công cụ tốt để làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi ích này không phải là lí do để khuyến khích doanh nghiệp vay nợ càng nhiều càng tốt, bởi vì đối với mọi doanh nghiệp, tại mọi thời điểm, đều có thể tận dụng các khoản vay tốt để tạo ra lợi nhuận, và kể cả khi thua lỗ thì doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải thanh toán các chi phí phát sinh như chi phí lãi vay. Vì vậy, xây dựng được một cấu trúc vốn tối ưu đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp; Phòng ngừa những tổn thất nặng nề phát sinh bất thường từ các rủi ro bằng cách linh hoạt sử dụng các công cụ tài chính một cách có hiệu quả, đặc biệt phải kể đến các công cụ tài chính phái sinh.

Thứ hai, thông qua kết quả nghiên cứu, cần giảm biến FL để giảm những tác

động tiêu cực lên các chỉ số ROA và ROS. Biến FL sử dụng trong nghiên cứu là tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn. Vì vậy, tác giả kiến nghị các doanh nghiệp nên giảm nợ vay và tăng nguồn vốn chủ sở hữu dựa trên cơ sở cấu trúc vốn tối ưu của từng doanh nghiệp khác nhau. Để tăng nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều cách thức như tích lũy nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại dùng để tái đầu tư qua các kỳ kinh doanh hay phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. Từ đó cho thấy vị thế tài chính cũng là một yếu tố quan trọng bởi lẽ việc huy động vốn bằng cổ phiếu sẽ dễ dàng hơn khi doanh nghiệp có vị thế tài chính tốt. Nhằm hướng tới mục

tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông, các nhà quản trị cần phải cân nhắc giữa lợi ích của lá chắn thuế nhưng đồng nghĩa với áp lực chi trả chi phí vốn vay và sức ép chi trả cổ tức đúng hạn.

3.2.2. Đối với Chính phủ

Nhằm hướng tới những mục tiêu phát triển trong ngắn hạn cũng như dài hạn của ngành Dệt may Việt Nam nói chung và các công ty thuộc ngành nói riêng, tác giả xin đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, về thủ tục pháp lý. Cần cải cách theo hướng tinh giảm các thủ tục

hành chính rườm rà hay mang tính hình thức về xuất nhập khẩu, hải quan và thuế để tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong ngành hoặc đang muốn ra nhập ngành. Bên cạnh đó, cần tăng cường rà soát thị trường nhằm chống lại tình trạng buôn lậu, trốn thuế hay những hoạt động trái pháp luật gây ảnh hưởng đến danh tiếng và chất lượng của ngành Dệt may; hỗ trợ nâng cao về nghiệp vụ về kiểm định sản phẩm;

Thứ hai, về chính sách ưu đãi. Nhà nước cần ban hành các chính sách ưu đãi

đặc biệt về thuế quan hay xuất nhập khẩu nhằm thu hút dòng vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào thị trường Việt Nam... Đối với các doanh nghiệp ở vùng xa trung tâm, cần có những ưu đãi để họ có thể giảm bớt các chi phí về vận chuyển, bến bãi ..., từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế ở những vùng sâu vùng xa và đảm bảo cuộc sống cho bà con dân tộc thiểu số;

Thứ ba, về quy hoạch các khu công nghiệp dệt may. Với những lợi thế về cơ

sở hạ tầng và lao động ở một số trung tâm Dệt may lớn của cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội hay Nam Định, cần phát triển những kế hoạch đầu tư dài hạn nhằm tạo ra hệ thống cơ sở vật chất tốt nhất cho việc sản xuất các sản phẩm dệt may; đồng thời giải quyết được các vấn đề về thất nghiệp và phung phí đất công. Thúc đẩy hình thành mô hình cụm Dệt may theo hệ thống từ sản xuất nguyên phụ liệu đến tiêu thụ hàng hóa nhằm tạo ra mạng lưới liên doanh liên kết lành mạnh giữa các đơn vị trong ngành, từ đó nâng cao chuỗi giá trị của ngành và tạo ra thêm nhiều giá trị cộng hưởng; Ưu tiên triển khai các dự án thiết kế khu công nghiệp tập trung với cơ sở hạ tầng tốt và thuận lợi, giảm bớt vấn nạn thất nghiệp cho người trong độ tuổi lao động tại địa phương và đáp ứng các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường trong

khu vực;

Thứ tư, về người lao động. Các cơ quan Nhà nước có mối liên hệ với ngành

Dệt may như Hiệp hội Dệt may Việt Nam cần đóng vai trò trung gian, là cầu nối liên kết với các doanh nghiệp nhằm mục đích mở ra các khóa học nâng cao tay nghề và nghiệp vụ cho người lao động. Bên cạnh đó, cần gia tăng mức lương cơ bản và có chế độ đãi ngộ phù hợp để khuyến khích người lao động chủ động tích cực tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển của chính doanh nghiệp đó và cả ngành Dệt may nói chung;

Thứ năm, về công nghệ. Nhà nước cần phân bổ nguồn ngân sách hợp lý để

mua những máy móc công nghệ hiện đại từ nước ngoài hoặc khuyến khích sự sáng tạo của những nhà nghiên cứu tại Việt Nam có thể tự do sáng tạo máy móc. Nhà nước nên tài trợ thêm cho doanh nghiệp trong công tác nghiên thiết kế mẫu mã mới có thể sản xuất hàng loạt bằng dây chuyền tự động, quy trình kiểm định chất lượng và tiêu thụ sản phẩm còn tồn đọng; Khuyến khích đầu tư sản xuất nguyên liệu và phụ liệu phục vụ nhu cầu sản xuất nội địa và nước ngoài; Nghiên cứu điều chế các chế phẩm nguyên phụ liệu nhân tạo phục vụ sản xuất từ hóa liệu. Huy động thêm vốn (vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu) để đa dạng hóa đầu tư và sản xuất kinh doanh các sản phẩm có tính đặc thù;

Thứ sáu, mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng trưởng thị trường nội địa.

Các cơ quan Nhà nước cần phát huy vai trò như cầu nối thương mại với các quốc gia khác, thúc đẩy xây dựng và triển khai các chiến lược xúc tiến thương mại nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế và thắt chặt tình hữu nghị giữa các nước; Tiếp tục giữ vững ổn định thị phần hàng Dệt may tại các thị trường truyền thống và tìm kiếm cơ hội thâm nhập vào các thị trường mới;

Thứ bảy, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán và tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý thông tin của doanh nghiệp niêm yết.

Phương pháp này sẽ có những tác động tích cực trực tiếp đến chất lượng thông tin mà doanh nghiệp công bố công khai. Nếu nguồn thông tin bị doanh nghiệp cố tình làm sai lệch sẽ khiến các nhà đầu tư giảm sút niềm tin và doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn thông qua 2 kênh trái phiếu và cổ phiếu. Nếu như cơ chế này được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận và khoa học chặt chẽ sẽ giúp đảm bảo

tính minh bạch của các thông tin về hiện trạng của doanh nghiệp đến với công chúng, từ đó xây dựng lòng tin cho nhà đầu tư và loại bỏ tình trạng bất cân xứng thông tin trong đầu tư.

Thứ tám, phát triển thị trường tài chính phái sinh vì đây là phương thức

phòng vệ hiệu quả khi doanh nghiệp gặp phải những rủi ro bất lợi trong hoạt động kinh doanh. Tại Việt Nam hiện nay, dạng sản phẩm phái sinh này chưa thực sự phát triển, một phần nguyên do khách quan đến từ phía thị trường nhưng cũng một phần do nhận thức về các công cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam chưa phổ biến.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương này, tác giả đã trình bày về những định hướng và mục tiêu trong dài hạn mà Nhà nước đề ra nhằm phát triển ngành Dệt may trong tương lai trở thành ngành công nghiệp trọng tâm của Việt Nam, mang tính toàn cầu và tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, song song với đó là những bất ổn và lo ngại phát sinh trong quá trình hội nhập và phát triển. Từ kết quả nghiên cứu ở chương 2 và định hướng phát triển của ngành Dệt may trong thời gian sắp tới, tác giả kiến nghị một số giải pháp cho hai phía bao gồm Nhà nước và các doanh nghiệp trong ngành trên những khía cạnh khác nhau nhằm góp một phần nhỏ vào công cuộc phát triển ngành Dệt may Việt Nam.

KẾT LUẬN

Phân tích tác động của công cụ đòn bẩy tài chính tới chỉ số về lợi nhuận của các công ty niêm yết đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Ket quả nghiên cứu của đề tài cho thấy sử dụng đòn bẩy có tác động tiêu cực đến cả bốn chỉ số lợi nhuận ROA, ROE, ROS và ROCE. Những kết quả này có sự trùng khớp với kết quả của những nghiên cứu đi trước ở cả hai khía cạnh lý thuyết và kiểm định thực tiễn.

Để phát triển ngành Dệt may trở thành ngành công nghiệp trọng tâm của quốc gia, các doanh nghiệp trong ngành cần chú ý tới phương cách quản trị doanh nghiệp bao gồm về hệ thống bán hàng, Marketing, công tác nghiên cứu xây dựng chiến lược tối ưu, bộ máy nhân sự tối ưu, mở rộng danh mục sản phẩm, hình thành sự liên doanh liên kết với đơn vị khác, đồng thời tìm kiếm và hình thành một cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước và các bộ ban ngành có liên quan cũng cần triển khai những giải pháp mang tính vĩ mô như tinh giảm thủ tục pháp lý mang tính hình thức, ban hành những chính sách ưu đãi, quy hoạch các khu công nghiệp Dệt may, tăng lương cơ bản cho người lao động, tích cực phát triển công nghệ, kí kết thêm các hiệp định thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu. Bởi lẽ, những động thái của Chính phủ đóng vai trò là điều kiện cần để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành Dệt may nói riêng có thể phát triển tối đa tiềm năng của mình và đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abor, J. (2005), ‘The effect of capital structure on profitability: an empirical analysis of listed firms in Ghana’, The Journal of Risk Finance, số 5, tập 6, tr. 438 - 445. https://doi.org/10.1108/15265940510633505

2. Addae, A. A., Nyarko-Baasi, M., & Hughes D. (2013), ‘The Effects of Capital Structure on Profitability of Listed Firms in Ghana’, European Journal of Business and Management, số 31, tập 5. ISSN 2222-1905 (Paper) ISSN 2222-2839 (Online). 3. Ayad, S. S., Mustafa, A. (2015), ‘The effect of capital structure on profitability: An empirical analysis of listed firms in Iraq’, European Journal of Accounting, Auditing and Finance Research, số 2, tập 3, tr. 61 - 78.

4. Berzkalne, I. (2014), ‘The Relationship between Capital Structure and Profitability: Causality and Characteristics’, The Business Review, Cambridge, số 1, tập 22, tr. 159 - 166.

5. Dilrukshi A. (2016), ‘Impact of Capital Structure on Firm Performance:

Evidence from Manufacturing Sector SMEs in UK’, SSRN Electronic Journal,

University of Kelaniya.

6. Donaldson, G., (1961), ‘Corporate Debt Capacity’, Cambridge, MA: Harvard University Press.

7. Frank, Murray Z.; Goyal, Vidhan K. (2011). "Trade-off and Pecking Order Theories of Debt". Handbook of Empirical Corporate Finance: Empirical

Corporate Finance. Elsevier. pp. 135-202. ISBN 978-0-08-093211-8. SSRN

670543

8. Gill, A., Biger, N., and Mathur, N. (2011), The Effect of Capital Structure on Profitability: Evidence from the United States, International Journal of

Management, số 4, tập 28, tr. 3 - 15.

9. Goyal, K. and Frank, Z. (2003), ‘Testing the pecking order theory of capital structure’, Journal of Financial Economics, 67 (2003) 217-248.

10. Javed, T., Younas, W., and Imran, M. (2014), ‘Impact of capital structure on firm performance evidence from Pakistani firms’, International Journal of

Academic Research in Economics and Management Science, số 5, tập 3, tr. 28 - 52.

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến các chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết ngành dệt may tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w