Thị trường Dệt may tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến các chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết ngành dệt may tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 31)

Ngành Dệt may Việt Nam đã đánh dấu một cột mốc vàng về mức tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2018 vừa qua, với con số 244.72 tỷ USD về kim ngạch xuất khẩu, trong đó ngành Dệt may chiếm 14.8% tương đương khoảng 36,2 tỷ. Bên cạnh nhóm ngành Điện tử, ngành Dệt may cũng đang thuộc vào top những ngành công nghiệp trọng điểm và là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho đất nước. Quần áo trẻ em, váy, vải và quần sooc là các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu lớn hơn 700 triệu USD. Các mặt hàng như áo jacket, áo phông và quần đạt trị giá xuất khẩu hơn 1 tỷ USD. Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Ông Lê Tiến Trường nhận định, Dệt may Việt Nam đã có những bước tiến đột phá trong năm 2018, bởi lẽ trong “thời hoàng kim” năm 2007 và 2008, mức tăng trưởng đạt ngưỡng 34% nhưng về bản chất thì chỉ đạt tương đương 2 tỉ USD về giá trị tuyệt đối. Trong khi đó, những năm gần đây, ngưỡng tăng về kim ngạch chỉ ở mức 10%, tương đương trung bình tăng từ 2,5 đến 3 tỉ USD. Điều này chứng minh rằng con số tăng trưởng khoảng 6 tỉ USD trong xuất khẩu Dệt may năm 2018 là đáng chú ý.

Hình 2.1: Giá trị xuất khẩu dệt may giai đoạn 2015 - 2018

Hình 2.2: Tỷ trọng trong xuất khẩu hàng hóa toàn nền kinh tế

Các quốc gia lớn bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ chiếm tới 3/4 trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm Dệt may của Việt Nam. Bên cạnh đó, Campuchia và Mexico là hai nước có xuất khẩu bùng nổ mạnh mẽ nhất vào Mỹ trong năm 2018, sau đó là Ản Độ và Việt Nam. Ông Trường cho hay, nhìn lại các nước có nền công nghiệp Dệt may nổi tiếng trên thế giới như Trung Quốc, Ản Độ hay Bangladesh ..., kim ngạch xuất khẩu chủ yếu tăng dưới 5% mà không nước nào tăng ở mức hai con số trong năm 2018.

Việc Mỹ và Trung Quốc đối đầu trong cuộc chiến tranh về thương mại là một cơ hội lớn cho các quốc gia khác như Việt Nam, Mexico hay Campuchia. Nước ta chiếm năm loại sản phẩm có thế mạnh trên tổng số 20 mặt hàng mà Mỹ đánh thuế nhập khẩu Trung Quốc bao gồm: Sợi xơ ngắn PE, vải canvas, vải dệt thoi từ các loại xơ sợi tổng hợp và vải mành làm lốp xe. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có thể lợi dụng chi phí nhân công cạnh tranh và kết giao thương mại bằng cách luân chuyển sản xuất sang các nước lân cận rồi đi đường vòng vào Mỹ. Khi đó, làn sóng đầu tư đến từ Đài Loan, Hongkong và Trung Quốc sẽ tràn vào Việt Nam. Ngoài ra, Dệt may Việt Nam sẽ mất đi khả năng cạnh tranh và thế chủ động khi vẫn phụ thuộc vào nguồn cung đến từ Trung Quốc trong khi đây là thị trường chính về nhập khẩu nguyên liệu đầu vào của nước ta. Nguồn nguyên liệu chính là vải Việt Nam nhập khẩu từ các nhà phân phối nước ngoài chiếm đến 80% (trong đó Trung Quốc chiếm khoảng 50%) khiến giá trị thặng dư của toàn ngành giảm đi. Để thay đổi được bộ mặt của toàn ngành, các bên liên quan cần có những chiến lược mang tính vĩ mô để phá bỏ những rào cản này.

Hàn Quốc đang là thị trường Dệt may nổi lên mạnh mẽ. Thị phần hàng Dệt may giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Hàn Quốc tương đương nhau (32.7%). Khoảng cách này được rút ngắn nhờ chất lượng sản phẩm Dệt may của Việt Nam đã được nâng cấp, phát triển và đủ sức cạnh tranh với bạn bè năm châu. Đồng thời, nhờ ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam đã tận dụng được ưu đãi thuế quan. Bên cạnh đó, việc nhiều tập đoàn hàng đầu về Dệt may và thời trang tại Hàn Quốc đầu tư vào thị trường Việt Nam như CTCP Đầu tư Thương mại Thành công đã thắt chặt quan hệ giao thương giữa hai quốc gia. Theo dự báo của các nhà kinh tế, Dệt may Việt Nam có khả năng tăng thêm 20% thị phần xuất khẩu vào Hàn Quốc.

Top 5 (Oon Vi tý

v ΛA0τ> ∖ XΛΛ2⅛" ícKôA ítệy- VΛ0Λj Lớv\s vxlúút-ỹióú 2.018

τ* 266,32 3,3% ■■ ≡≡ 36,43 2% Việt Nam * iiiií 36,2 16,4% Bangladesh um 32,3 3,7% Thổ NhT Kỳ C- mu 28 'í 4%

Hình 2.3: Top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới 2018

Hiệp định CPTPP đã được ký kết với 11 nước thành viên và có hiệu lực vào năm 2019, trong đó da giầy và dệt may là hai lĩnh vực mà Việt Nam được hưởng lợi lớn nhất. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự gia tăng về cơ hội thâm nhập vào các thị trường dệt may lớn như New Zealand, Canada hay Australia..., khi mà Việt Nam chưa có bất kì thỏa thuận thương mại tự do nào tại các quốc gia đó. Ký kết CPTPP cũng chính là cơ hội đầu tư của các nước vào Việt Nam ở các mảng mà nước ta còn đang thiếu hụt như nhuộm vải, sợi nhân tạo và phụ liệu. Hiện nay đã có rất nhiều nhà đầu tư đến từ Hongkong, Mỹ, Nga ... đang triển khai nhiều dự án xây dựng các khu công nghiệp về dệt may tại Việt Nam ở một số địa phương như nhà máy nhuộm của Mỹ tại khu công nghiệp Nhơn Trạch hay tập đoàn lớn của Đài Loan - Far Eastern đã đầu tư vào khu công nghiệp Bàu Bàng cho dự án sản xuất vải và hóa sợi, ... Số lượng nhà đầu tư nước ngoài mong muốn đầu tư sản xuất tại Việt Nam tăng đồng nghĩa với cơ hội quảng bá thương hiệu của Việt Nam cũng tăng lên. Về mặt

chủ quan, theo ông Trường, đến thời điểm cuối năm, hầu hết 90% các doanh nghiệp Dệt may lớn và vừa tại Việt Nam sẽ đạt được các chứng chỉ về đánh giá chất lượng từ các tập đoàn đầu ngành trên thế giới về sản xuất xanh và tăng trưởng xanh. Từ đó cho thấy, chuẩn mực của ngành Dệt may Việt Nam ở khắp mọi nơi được khách hàng tin dùng và đánh giá cao. Bối cảnh nền kinh tế toàn cầu với mục tiêu cân bằng thương mại và bảo hộ thúc đẩy các quốc gia ký kết hiệp định phải nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh quốc gia bằng cách phân phối lại nguồn lực hợp lý và tận dụng mọi thế mạnh của mình.

Tuy phát triển khá ổn định song các công ty dệt may tại Việt Nam đa số vẫn ở quy mô là vừa và nhỏ, trong đó gia công vẫn là phương thức sản xuất chính, tỉ lệ sản xuất OEM/ FOB - “mua nguyên liệu, bán thành phẩm” chiếm thấp, khả năng sản xuất ODM - chủ động từ các khâu cơ bản như thiết kế đến thu mua nguyên vật liệu để sản xuất thành phẩm và vận chuyển còn yếu kém.

Một phần của tài liệu Tác động của đòn bẩy tài chính đến các chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết ngành dệt may tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w